Trách nhiệm cụ thể như thế nào đối với từng phần hành?

lamquang111

Hội viên mới mẻ
Hội viên mới
mình có 1 tình huống thế này ACE cho ý kiến nhé.
- A là KTV A sẻ ký chổ người lập phiếu (phiếu nhập, xuất, thu, chi, sổ sách kế toán), thuế kiểm tra phát hiện chữ ký của A ko đúng với chữ ký trên bảng lương, HĐLĐ vì A ko mún mình là người lý các phiếu kia nên đã đổi chữ ký khác.
- Như vậy nếu thuế phạt hành chánh thì sẻ phạt ai: A hay Cty, mức phạt bao nhiêu, VB quy định.
- TH nghiêm trọng: DN bị truy tố do làm ăn ko minh bạch thì những ai sẻ phải chịu trách nhiệm sau đây: GĐ, KTT, người lập phiếu, người ký hóa đơn mua bán, người nhận hàng, người giao hàng, thủ quỹ… Trong đó A là người lập phiếu nhưng, chữ ký của A ko đúng với HĐLĐ vậy A có bị sao ko ? Do A có thể chối là ko phải do mình làm mà do DN tự ghi tên A vào.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Trách nhiệm như thế nào?

GĐ và KTT trực tiếp chịu trách nhiệm. Nhưng phải chữ ký do 1 người thì vì sao kg minh bạch được?
 
Ðề: Trách nhiệm cụ thể như thế nào đối với từng phần hành?

mình có 1 tình huống thế này ACE cho ý kiến nhé.
- A là KTV A sẻ ký chổ người lập phiếu (phiếu nhập, xuất, thu, chi, sổ sách kế toán), thuế kiểm tra phát hiện chữ ký của A ko đúng với chữ ký trên bảng lương, HĐLĐ vì A ko mún mình là người lý các phiếu kia nên đã đổi chữ ký khác.
- Như vậy nếu thuế phạt hành chánh thì sẻ phạt ai: A hay Cty, mức phạt bao nhiêu, VB quy định.
- TH nghiêm trọng: DN bị truy tố do làm ăn ko minh bạch thì những ai sẻ phải chịu trách nhiệm sau đây: GĐ, KTT, người lập phiếu, người ký hóa đơn mua bán, người nhận hàng, người giao hàng, thủ quỹ… Trong đó A là người lập phiếu nhưng, chữ ký của A ko đúng với HĐLĐ vậy A có bị sao ko ? Do A có thể chối là ko phải do mình làm mà do DN tự ghi tên A vào.

cái nầy cũng là do lỗi của KTT VỚI CHỦ DOANH NGHIỆP, phải biết chữ ký của những người có liên quan chứ. nếu ko đúng thì phải xác minh lại ngay, sao lại để đến lúc ng ta chối được.:chuanbidiedi:
 
Ðề: Trách nhiệm cụ thể như thế nào đối với từng phần hành?

A là KTV A sẻ ký chổ người lập phiếu (phiếu nhập, xuất, thu, chi, sổ sách kế toán), thuế kiểm tra phát hiện chữ ký của A ko đúng với chữ ký trên bảng lương, HĐLĐ vì A ko mún mình là người ký các phiếu kia nên đã đổi chữ ký khác.

1- Như vậy nếu thuế phạt hành chánh thì sẻ phạt ai: A hay Cty, mức phạt bao nhiêu, VB quy định.
- Trường hợp này sẽ không bị phạt nếu các chứng từ trên không bị làm sai lệch để cố tình trốn thuế. Một người có thể ký nhiều chữ ký khác nhau.

2 -TH nghiêm trọng: DN bị truy tố do làm ăn ko minh bạch thì những ai sẽ phải chịu trách nhiệm sau đây: GĐ, KTT, người lập phiếu, người ký hóa đơn mua bán, người nhận hàng, người giao hàng, thủ quỹ… Trong đó A là người lập phiếu nhưng, chữ ký của A ko đúng với HĐLĐ vậy A có bị sao ko ? Do A có thể chối là ko phải do mình làm mà do DN tự ghi tên A vào.
- Trường hợp cố tình làm sai lệch chứng từ sổ sách để trốn thuế hoặc chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm.
- Người chịu trách nhiệm cao nhất là người đại diện pháp luật của công ty và những người còn lại chịu trách nhiệm liên đới tùy mức độ nặng, nhẹ.
- Chữ ký của A mặc dù không đúng với chữ ký với HĐLĐ nhưng nếu A có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan chức năng có thể trưng cầu giám định chữ ký của A với bên Khoa học hình sự ( Bộ Công an ) khi có kết luận chữ ký trên chứng từ sổ sách là của A thì không thể chối được.
 
Ðề: Trách nhiệm cụ thể như thế nào đối với từng phần hành?

1- Như vậy nếu thuế phạt hành chánh thì sẻ phạt ai: A hay Cty, mức phạt bao nhiêu, VB quy định.
- Trường hợp này sẽ không bị phạt nếu các chứng từ trên không bị làm sai lệch để cố tình trốn thuế. Một người có thể ký nhiều chữ ký khác nhau.

Đoạn màu đỏ quy định ở đâu vậy anh?
 
Ðề: Trách nhiệm cụ thể như thế nào đối với từng phần hành?

Luật không qui định mỗi người chỉ sử dụng 1 chữ ký nên việc ký nhiều chữ ký khác nhau là không vi phạm pháp luật
 
Ðề: Trách nhiệm cụ thể như thế nào đối với từng phần hành?

Điều 20. Ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.
Em nghĩ dòng màu xanh có nghĩa là trong tại 1 thời điểm, 1 người không thể sử dụng nhiều chữ ký
 
Ðề: Trách nhiệm cụ thể như thế nào đối với từng phần hành?

Chữ ký liên quan đến vấn đề pháp lý thì không nên ký chữ ký khác sẽ phát sinh rắc rối. Trường hợp này đúng khi đã đăng ký chữ ký với các cơ quan chức năng, muốn thay đổi chữ ký phải thông báo bằng văn bản.
 
Ðề: Trách nhiệm cụ thể như thế nào đối với từng phần hành?

Luật không qui định mỗi người chỉ sử dụng 1 chữ ký nên việc ký nhiều chữ ký khác nhau là không vi phạm pháp luật

Anh này chắc chưa coi luật giao dịch điện tử
 
Ðề: Trách nhiệm cụ thể như thế nào đối với từng phần hành?

Anh này chắc chưa coi luật giao dịch điện tử

Ở đây đang nói đến chữ ký sống có liên quan gì đến chữ ký điện tử nhỉ
Điều 21. Chữ ký điện tử
1. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
2. Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu chữ ký điện tử đó đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.
3. Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Điều 24. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu
b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và chữ ký điện tử đó có chứng thực.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Trách nhiệm cụ thể như thế nào đối với từng phần hành?

Chữ ký liên quan đến vấn đề pháp lý thì không nên ký chữ ký khác sẽ phát sinh rắc rối. Trường hợp này đúng khi đã đăng ký chữ ký với các cơ quan chức năng, muốn thay đổi chữ ký phải thông báo bằng văn bản.

99% chữ ký liên quan đến vấn đề pháp lý, chỉ trừ viết thư cho người yêu! Hehe

Vậy theo ý anh mình không nên ký chữ ký khác? Có nghĩa là chỉ nên sử dụng 1 chữ ký.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top