Trắc nghiệm Tổng hợp TSCĐ, Nợ Phải Trả, Hàng Tồn Kho,... 5

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
41. Thủ tục nào sau đây được kiểm toán viên sử dụng để đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định tại đơn vị:

a. Vẽ lưu đồ mô tả thủ tục mua sắm tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản.
b. Phỏng vấn thủ quỹ về các quy định bảo vệ vật chất đối với tài sản cố định.
c. Phỏng vấn quản đốc phân xưởng liệu đơn vị có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ ghi tăng nguyên giá hay tính vào chi phí của niên độ hay không.
d. Thu thập biên bản thanh lý tài sản cố định để xem có thành lập hội đồng thanh lý để xét duyệt không.

42. Công việc nào sau đây không phải là công việc mà kiểm toán viên cần thực hiện khi tiến hành chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho tại khách hàng:

a. Chọn mẫu kiểm kê trực tiếp
b. Kiểm tra các tài liệu liên quan đến hàng tồn kho do bên thứ ba nắm giữ
c. Quan sát tình trạng của hàng tồn kho và cách nhận diện hàng tồn kho hư hỏng, lỗi thời, kém phẩm chất
d. Quan sát sự tuân thủ kế hoạch kiểm kê của nhóm kiểm kê

43. Hệ thống quản lý hàng tồn kho vừa đúng lúc (just in time) có một số đặc điểm sau đây, ngoại trừ:

a. Thành phẩm chỉ được tồn trữ khi thị trường có nhu cầu và số lượng tồn trữ chỉ cần đảm bảo đón đầu hợp lý nhu cầu thị trường
b. Nguyên vật liệu, hàng hoá chỉ được mua và đưa vào tồn trữ khi có nhu cầu và số lượng tồn trữ chỉ cần đảm bảo vừa đủ đáp ứng nhu cầu
c. Lập kế hoạch sản xuất vào đầu mỗi niên độ
d. Giảm thiểu thời gian chờ giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất hay giữa các kho hàng

44. Kiểm toán viên thường thực hiện thủ tục kiểm toán nào sau đây để thỏa mãn mục tiêu đầy đủ khi kiểm toán nợ phải trả cho nhà cung cấp:

a. Đối chiếu sổ chi tiết nợ phải trả người bán với tài khoản phải nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán
b. Chọn mẫu một số nhà cung cấp để gửi thư xác nhận
c. Chọn mẫu một số nhà cung cấp trên sổ chi tiết, kiểm tra chứng từ gốc có liên quan như chứng từ thanh toán, hóa đơn, đơn đặt hàng, và phiếu nhập kho
d. Kiểm tra các khoản thực chi vào đầu niên độ kế toán sau để phát hiện các nghiệp vụ mua hàng của niên độ trước nhưng chưa được ghi chép

45. Khi kiểm toán TSCĐ, kiểm toán viên thường kiểm tra đồng thời chi phí sửa chữa và bảo trì. Mục tiêu chính của công việc này là để thu thập bằng chứng về:

a. Các chi phí sửa chữa và bảo trì TSCĐ được ghi nhận đúng niên độ kế toán
b. Các khoản chi mua sắm TSCĐ nhưng lại được hạch toán vào chi phí trong kỳ
c. Các khoản chi mua sắm TSCĐ được ghi nhận đúng niên độ kế toán. SAI
d. Các chi phí sửa chữa và bảo trì TSCĐ không được vốn hóa vì đã hạch toán vào chi phí thời kỳ

46. Dấu hiệu nào sau đây làm kiểm toán viên đánh giá rủi ro có gian lận là cao đối với doanh thu:

a. Giám đốc ủy quyền cho trưởng phòng kinh doanh xét duyệt các nghiệp vụ bán chịu có giá trị nhỏ
b. Khách hàng đã trả tiền khoản nợ phải thu đã quá hạn hơn 90 ngày
c. Chứng từ giao hàng và hóa đơn bị cạo sửa
d. Các nghiệp vụ được lặp đi lặp lại trên nhật ký bán hàng

47. Khi tiến hành chứng kiến kiểm kê tại khách hàng, kiểm toán viên phải bố trí thời gian hợp lý để có thể thực hiện được tất cả các thủ tục sau, ngoại trừ:

a. Chọn mẫu kiểm kê trực tiếp
b. Quan sát sự tuân thủ kế hoạch kiểm kê của nhóm kiểm kê
c. Quan sát tình trạng của hàng tồn kho và cách nhận diện hàng tồn kho hư hỏng, lỗi thời, kém phẩm chất… của nhóm kiểm kê
d. Xử lý các chênh lệch phát hiện khi kiểm kê

48. Thử nghiệm cơ bản nhằm thỏa mãn mục tiêu đánh giá của hàng tồn kho sẽ thay đổi tùy thuộc vào phương pháp tính giá hàng tồn kho của đơn vị. Nếu đơn vị sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước, kiểm toán viên có thể:

a. Đối chiếu đơn giá sử dụng để tính giá trị nguyên vật liệu tồn kho với hoá đơn của bất kỳ lần mua nào trong năm
b. Đối chiếu đơn giá sử dụng để tính giá trị nguyên vật liệu tồn kho với giá mua bình quân trong năm
c. Đối chiếu đơn giá sử dụng để tính giá trị nguyên vật liệu tồn kho với hoá đơn của các lần mua hàng cũ nhất còn tồn trong kho.
d. Đối chiếu đơn giá sử dụng để tính giá trị nguyên vật liệu tồn kho với hoá đơn của các lần mua hàng sau cùng

49. Thủ tục kiểm toán nào sau đây là phù hợp nhất giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp về chi phí khấu hao của đơn vị:

a. Đối chiếu chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ với số liệu ghi nhận trên tài khoản hao mòn luỹ kế.
b. Kiểm tra độ chính xác toán học trên bảng tính và phân bổ chi phí khấu hao của đơn vị.
c. Kiểm tra phương pháp khấu hao của đơn vị có phù hợp với chuẩn mực kế toán không.
d. Đảm bảo tài sản cần tính khấu hao xuất hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao, soát xét các chính sách khấu hao và kiểm tra việc tính toán chi phí khấu hao.

50. Thủ tục kiểm soát nào sau đây là phù hợp để đảm bảo tất cả các nghiệp vụ bán hàng phát sinh đều được ghi nhận vào sổ cái:

a. Đối chiếu hóa đơn phát hành và báo cáo bán hàng
b. Đánh số trước liên tục chứng từ giao hàng, hóa đơn và các chứng từ bán hàng khác
c. Đánh số trước liên tục các báo cáo, danh sách hàng tồn kho và giấy nhắc nợ
d. Sử dụng giá bán được phê duyệt trước
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top