Tóm tắt những câu hỏi thường gặp về giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%

Thuận DKT

Member
Hội viên mới
Thời gian qua nghị định 15/2022/NĐ-CP giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% gây không ít khó khăn khi áp dụng. BQT Diễn đàn Dân Kế Toán sẽ tóm tắt câu hỏi thường gặp trong bài viết này

NGHI_DINH_15_2022_GTGT.jpg


1. Quy định chung
  • Căn cứ để xác định cơ sở kinh doanh có được giảm thuế GTGT năm 2022 hay không sẽ phụ thuộc vào cụ thể hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh cung cấp là hàng hóa, dịch vụ gì (còn mã ngành nghề kinh doanh chỉ là một yếu tố tham khảo). Cơ sở kinh doanh phải tra cứu hàng hóa, dịch vụ của mình có đang được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Phụ lục I,II và III của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP hay không, nếu hàng hóa, dịch vụ đó đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Phụ lục I, II và III của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì được giảm thuế xuống 8%
  • Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
2. Hàng hóa dịch vụ về trước/hoàn tất trong tháng 1, hóa đơn xuất tháng 2 có được áp dụng thuế suất 8%
  • Nghiệp vụ kinh tế đã hoàn thành trước tháng 02/2022 nhưng sang tháng 02/2022 mới xuất hóa đơn thì không được giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, và cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.
  • Hàng hóa tồn kho đáp ứng điều kiện giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022 đã mua trước tháng 02/2022 nhưng sang tháng 02/2022 mới bán ra thì vẫn được giảm thuế GTGT.
3. Một số tình huống cụ thể
  • Dịch vụ vận tải nội địa: Đối với dịch vụ vận tải nội địa, dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I,II và III Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, nên thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT năm 2022.
  • Thuốc chữa bịnh: Đối với thuốc chữa bệnh, phòng bệnh: vì thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC nên không được giảm thuế GTGT năm 2022.
  • Thực phẩm chức năng: vì thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Danh mục hàng hoá dịch vụ Phụ lục I,II và III Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nên được giảm thuế GTGT năm 2022.
  • Hoạt động xây dựng: Hoạt động xây dựng đang áp dụng mức thuế GTGT 10%, và không thuộc Danh mục PL I,II và III Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, nhưng đầu vào lại vừa có hàng hóa chịu thuế suất 10%, vừa có hàng hóa được giảm thuế với thuế suất 8%, thì hoạt động xây dựng vẫn được giảm thuế GTGT năm 2022 theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP
  • Dầu mỡ bôi trơn: vì thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nên không được giảm thuế GTGT năm 2022.
  • Động cơ máy thủy: vì đang được áp dụng thuế suất 10%, và không nằm trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I, II và III của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, nên thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT trong năm 2022.
  • Dịch vụ tư vấn: Dịch vụ tư vấn (trừ tư vấn tài chính, tư vấn bất động sản) đang được áp dụng thuế suất 10%, và không nằm trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I, II và III của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, nên dịch vụ tư vấn (trừ tư vấn tài chính, tư vấn bất động sản) thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT trong năm 2022
  • Xe nâng hàng hóa: Nếu cơ sở kinh doanh xe nâng hàng (không phải xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng): vì đang được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT tại Phụ lục I, II và III Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nên được giảm thuế GTGT năm 2022.
  • Các mặt hàng sơn: Đối với mặt hàng sơn: vì thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I Nghị định số15/2022/NĐ-CP nên không được giảm thuế GTGT năm 2022.
  • Văn phòng công chứng: Vì dịch vụ cung cấp các hoạt động pháp luật (công chứng, thừa phát lại,…) đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I, II và III Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nên được giảm thuế GTGT năm 2022
  • Sản phẩm lều - túi ngủ: Đối với sản phẩm lều, túi ngủ vì đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I, II và III Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nên được giảm thuế GTGT năm 2022. - Đối với sản phẩm dao, nồi vì thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nên không được giảm thuế GTGT năm 2022
  • Xuất hóa đơn đối với dịch vụ công chứng đã bao gồm thuế GTGT: Nếu trước thời điểm Nghị định số 15/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, cơ sở kinh doanh đang cung cấp dịch vụ công chứng với giá 100.000đ đã bao gồm thuế GTGT 10% (nghĩa là giá chưa thuế = 100.000đ/1,1 = 90.909đ), thì khi được giảm thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ xuất hóa đơn như sau: + Cột “Thành tiền” ghi 90.909đ + Dòng “Thuế suất” ghi 8% + Dòng “Tiền thuế GTGT” ghi 7.273đ + Dòng “Tổng cộng tiền thanh toán” ghi 98.182đ
DKT tổng hợp từ chi cục Thuế khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn
 
Mọi người cho mình hỏi, sản phẩm của bên mình (sản phẩm nhựa) theo mã ngành thì thuộc đối tượng được giảm thuế còn 8%, nhưng nếu đối chiếu theo mã hs của hải quan (38, 39) những sản phẩm tương thì vẫn bị tính thuế 10% ở khâu nhập khẩu. Vậy thì sản phẩm nhựa của mình lấy theo thuế suất bảo nhiêu
 
Mọi người cho mình hỏi, sản phẩm của bên mình (sản phẩm nhựa) theo mã ngành thì thuộc đối tượng được giảm thuế còn 8%, nhưng nếu đối chiếu theo mã hs của hải quan (38, 39) những sản phẩm tương thì vẫn bị tính thuế 10% ở khâu nhập khẩu. Vậy thì sản phẩm nhựa của mình lấy theo thuế suất bảo nhiêu
Chào chị,

1. Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì chính sách giảm thuế GTGT áp dụng đối với các sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) chứ không áp dụng với các ngành nghề kinh doanh nên chị phải tra cứu sản phẩm để sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mình có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT hay không.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu:
Căn cứ vào danh mục mã số HS của hàng hóa, dịch vụ khi làm thủ tục nhập khẩu (trên tờ khai hải quan), chị đối chiếu với mã số HS tại cột 10 trên các Phụ lục kèm theo để xác định hàng hóa, dịch vụ có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT hay không.
Lưu ý: Nếu mã số HS quy định tại cột 10 chỉ bao gồm Chương 02 chữ số, hoặc nhóm 04 chữ số hoặc 06 chữ số thì các mặt hàng có mã số HS 08 chữ số trong Chương, nhóm đó đều không được giảm thuế GTGT.

Chị tham khảo nhé.
 
Chào chị,

1. Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì chính sách giảm thuế GTGT áp dụng đối với các sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) chứ không áp dụng với các ngành nghề kinh doanh nên chị phải tra cứu sản phẩm để sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mình có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT hay không.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu:
Căn cứ vào danh mục mã số HS của hàng hóa, dịch vụ khi làm thủ tục nhập khẩu (trên tờ khai hải quan), chị đối chiếu với mã số HS tại cột 10 trên các Phụ lục kèm theo để xác định hàng hóa, dịch vụ có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT hay không.
Lưu ý: Nếu mã số HS quy định tại cột 10 chỉ bao gồm Chương 02 chữ số, hoặc nhóm 04 chữ số hoặc 06 chữ số thì các mặt hàng có mã số HS 08 chữ số trong Chương, nhóm đó đều không được giảm thuế GTGT.

Chị tham khảo nhé.
Theo ý kiến cá nhân của mình như sau:

Nói thẳng ra cho nhanh là mã sản phẩm thì có lẻ các cty sẽ ko có cơ sở để check 7 cấp của mã sản phẩm này, vì từ lúc thành lập DN đến trước khi có QĐ 15/2022 này hầu hết chúng ta không có viêc gì để có thông tin về mã sản phẩm của cty chúng ta theo QĐ 43/2018, nên vì thế nói cách khác nhanh hơn là chúng ta check theo tên sản phẩm, mà ko phân biệt là sản xuất, thương mại hay dịch vụ, các cty kiểm toán BIG 4 vẫn chưa dám khẳng định về việc này, vì họ rất thận trọng.

Chứ tra cứu sản phẩm thì tra cứu theo mã hay theo tên sản phẩm (nghe có vẻ hơi kỳ nhưng sự thật là làm gì có mã sản phẩm cty chúng ta kinh doanh là mã nào tương ứng với 7 cấp mã sản phẩm như của NĐ? thế thì tra theo tên sản phẩm thôi chứ giờ làm gì còn cách nào hay hơn, hoặc không thì chờ nhà nước ban hành rõ ràng hơn thì thực hiện)
 
Theo ý kiến cá nhân của mình như sau:

Nói thẳng ra cho nhanh là mã sản phẩm thì có lẻ các cty sẽ ko có cơ sở để check 7 cấp của mã sản phẩm này, vì từ lúc thành lập DN đến trước khi có QĐ 15/2022 này hầu hết chúng ta không có viêc gì để có thông tin về mã sản phẩm của cty chúng ta theo QĐ 43/2018, nên vì thế nói cách khác nhanh hơn là chúng ta check theo tên sản phẩm, mà ko phân biệt là sản xuất, thương mại hay dịch vụ, các cty kiểm toán BIG 4 vẫn chưa dám khẳng định về việc này, vì họ rất thận trọng.

Chứ tra cứu sản phẩm thì tra cứu theo mã hay theo tên sản phẩm (nghe có vẻ hơi kỳ nhưng sự thật là làm gì có mã sản phẩm cty chúng ta kinh doanh là mã nào tương ứng với 7 cấp mã sản phẩm như của NĐ? thế thì tra theo tên sản phẩm thôi chứ giờ làm gì còn cách nào hay hơn, hoặc không thì chờ nhà nước ban hành rõ ràng hơn thì thực hiện)
Dạ chào anh,

Như anh cũng đã nói là về vấn đề này chưa có hướng dẫn cụ thể và Big4 cũng không dám khẳng định là dùng tên hay mã sản phẩm để tra cứu thì em cũng không thể trả lời khẳng định dùng tên hay mã sản phẩm được ạ.

Câu trả lời của em chỉ mang tính tham khảo thôi, còn dùng cách nào hay đợi thêm thì anh chị tham khảo thêm và đưa ra quyết định ạ.

Cảm ơn ý kiến của anh.
 
công ty bên mình theo mã ngành 4669 thương mại không sản xuất, sản phẩm của bên mình (gồm sản phẩm nhựa nguyên sinh và tái sinh) theo mã ngành 4669 thì thuộc đối tượng được giảm thuế còn 8%, nhưng nếu đối chiếu theo mã hs của hải quan (38, 39) những sản phẩm hạt nhựa nguyên sinh thì vẫn bị tính thuế 10% ở khâu nhập khẩu. Vậy thì sản phẩm nhựa của mình lấy theo thuế suất bảo nhiêu? xin chân thành cám ơn
 
công ty bên mình theo mã ngành 4669 thương mại không sản xuất, sản phẩm của bên mình (gồm sản phẩm nhựa nguyên sinh và tái sinh) theo mã ngành 4669 thì thuộc đối tượng được giảm thuế còn 8%, nhưng nếu đối chiếu theo mã hs của hải quan (38, 39) những sản phẩm hạt nhựa nguyên sinh thì vẫn bị tính thuế 10% ở khâu nhập khẩu. Vậy thì sản phẩm nhựa của mình lấy theo thuế suất bảo nhiêu? xin chân thành cám ơn
Như anh có trả lời ở trên mã HS code sử dụng cho việc hàng hóa cty anh vẫn chịu 10% thuế VAT khâu nhập khẩu ý ạ.
còn về kiểm tra sản phẩm cty anh có thỏa điều kiện phụ lục I, II, III thì có nói ở trên ý ạ.
cách nào chưa chắc chắn cần chờ ạ, nhưng chắc chắn 1 điều là ko thể sử dụng mã nghành kinh tế để check anh ơi, cái mã 7 cấp ở QĐ 15 nó nắm trong mã Nghành hàng hóa, sản phẩm của QĐ 43/2018 ý ạ.
gửi anh thêm thông tin để anh tham khảo nha ạ.
 
Công ty mình lĩnh vực thương mại. Khi mua hàng thì cùng một mặt hàng (Phụ gia xây dựng), nhưng có nhà cung cấp xuất 8%, có nhà cung cấp 10%. Mình có tra cứu mặt hàng đó không có trong phụ lục của 15/2022/NĐ-CP.
Vậy khi mình bán thì thuế suất là 8% hay 10%
 
Mọi người cho mình hỏi, sản phẩm của bên mình (sản phẩm nhựa) theo mã ngành thì thuộc đối tượng được giảm thuế còn 8%, nhưng nếu đối chiếu theo mã hs của hải quan (38, 39) những sản phẩm tương thì vẫn bị tính thuế 10% ở khâu nhập khẩu. Vậy thì sản phẩm nhựa của mình lấy theo thuế suất bảo nhiêu
Mình thấy sản phẩm nhựa thuộc phụ lục 1 NĐ 15/2022/NĐ-CP nên thuế GTGT sp này 10%.
 
Mình gửi thêm thông tin các bạn tham khảo thêm nha ạ:

Theo khoản 1d, Điều 1, Nghị định 15/2022 cũng quy định rằng việc áp dụng mức giảm thuế GTGT 2% được áp dụng thống nhất tại khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại. Do đó, các mặt hàng đủ điều kiện áp dụng mức giảm thuế GTGT 2% của Quý Công Ty sẽ được áp dụng mức giảm này từ khâu nhập khẩu đầu vào đến khâu bán ra cho khách hàng.
Mặc hàng cty bạn theo NĐ 15/2022 có tên và chưa biết là sản xuất hay thương mại sẽ bị, chúng ta đang băng khoăn điều này nhưng nếu như đầu vào của bạn ở khâu nhập khẩu với HS code mà chịu 10% thì đầu ra cũng sẽ là 10% vì "được áp dụng thống nhất" nha ạ.
 
Chào chị
công ty em là thi công, lắp đặt hệ thống pccc, hệ thống báo cháy và hệ thống chống sét
Hiện tại đang có 1 công trình bên em nhận cung cấp, thi công hệ thống báo cháy
Được biết thiết bị báo cháy nằm trong mục không được giảm thuế nhưng về nhân công lắp đặt thì được giảm còn 8%.
Vấn đề ở đây là em lấy thiết bị báo cháy từ 2 nhà cung cấp khác nhau 1 ncc A thì xuất cho em 10% và ncc B thì xuất cho em 8% (đều là thiết bị báo cháy). vậy giờ bên em mang đi cung cấp và lắp đặt cho công trình thì em xuất tách hóa đơn nhân công lắp đặt là 8% (mục lắp đặt này đc giảm); vậy còn phần vật tư kia em xuất 10% luôn hay dựa theo đầu vào 10% và 8% tách riêng ra xuất (thiết bị báo cháy không đc giảm nhưng 2 ncc xuất khác nhau)?
- Và khi thi công công trình hệ thống báo cháy thì có các vật tư như dây điện để chạy đèn báo và các vật tư phụ như ốc vít băng keo, tán, .... thì nó được đưa vào mục thiết bị điện (được giảm) hay mình đưa nó vào bộ phận thiết bị báo cháy (không được giảm)?
xin quý anh/chị giúp đỡ em, chân thành cảm ơn
 
Chào chị
công ty em là thi công, lắp đặt hệ thống pccc, hệ thống báo cháy và hệ thống chống sét
Hiện tại đang có 1 công trình bên em nhận cung cấp, thi công hệ thống báo cháy
Được biết thiết bị báo cháy nằm trong mục không được giảm thuế nhưng về nhân công lắp đặt thì được giảm còn 8%.
Vấn đề ở đây là em lấy thiết bị báo cháy từ 2 nhà cung cấp khác nhau 1 ncc A thì xuất cho em 10% và ncc B thì xuất cho em 8% (đều là thiết bị báo cháy). vậy giờ bên em mang đi cung cấp và lắp đặt cho công trình thì em xuất tách hóa đơn nhân công lắp đặt là 8% (mục lắp đặt này đc giảm); vậy còn phần vật tư kia em xuất 10% luôn hay dựa theo đầu vào 10% và 8% tách riêng ra xuất (thiết bị báo cháy không đc giảm nhưng 2 ncc xuất khác nhau)?
- Và khi thi công công trình hệ thống báo cháy thì có các vật tư như dây điện để chạy đèn báo và các vật tư phụ như ốc vít băng keo, tán, .... thì nó được đưa vào mục thiết bị điện (được giảm) hay mình đưa nó vào bộ phận thiết bị báo cháy (không được giảm)?
xin quý anh/chị giúp đỡ em, chân thành cảm ơn
 
Thời gian qua nghị định 15/2022/NĐ-CP giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% gây không ít khó khăn khi áp dụng. BQT Diễn đàn Dân Kế Toán sẽ tóm tắt câu hỏi thường gặp trong bài viết này

View attachment 962689994

1. Quy định chung
  • Căn cứ để xác định cơ sở kinh doanh có được giảm thuế GTGT năm 2022 hay không sẽ phụ thuộc vào cụ thể hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh cung cấp là hàng hóa, dịch vụ gì (còn mã ngành nghề kinh doanh chỉ là một yếu tố tham khảo). Cơ sở kinh doanh phải tra cứu hàng hóa, dịch vụ của mình có đang được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Phụ lục I,II và III của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP hay không, nếu hàng hóa, dịch vụ đó đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Phụ lục I, II và III của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì được giảm thuế xuống 8%
  • Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
2. Hàng hóa dịch vụ về trước/hoàn tất trong tháng 1, hóa đơn xuất tháng 2 có được áp dụng thuế suất 8%
  • Nghiệp vụ kinh tế đã hoàn thành trước tháng 02/2022 nhưng sang tháng 02/2022 mới xuất hóa đơn thì không được giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, và cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.
  • Hàng hóa tồn kho đáp ứng điều kiện giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022 đã mua trước tháng 02/2022 nhưng sang tháng 02/2022 mới bán ra thì vẫn được giảm thuế GTGT.
3. Một số tình huống cụ thể
  • Dịch vụ vận tải nội địa: Đối với dịch vụ vận tải nội địa, dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I,II và III Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, nên thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT năm 2022.
  • Thuốc chữa bịnh: Đối với thuốc chữa bệnh, phòng bệnh: vì thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC nên không được giảm thuế GTGT năm 2022.
  • Thực phẩm chức năng: vì thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Danh mục hàng hoá dịch vụ Phụ lục I,II và III Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nên được giảm thuế GTGT năm 2022.
  • Hoạt động xây dựng: Hoạt động xây dựng đang áp dụng mức thuế GTGT 10%, và không thuộc Danh mục PL I,II và III Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, nhưng đầu vào lại vừa có hàng hóa chịu thuế suất 10%, vừa có hàng hóa được giảm thuế với thuế suất 8%, thì hoạt động xây dựng vẫn được giảm thuế GTGT năm 2022 theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP
  • Dầu mỡ bôi trơn: vì thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nên không được giảm thuế GTGT năm 2022.
  • Động cơ máy thủy: vì đang được áp dụng thuế suất 10%, và không nằm trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I, II và III của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, nên thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT trong năm 2022.
  • Dịch vụ tư vấn: Dịch vụ tư vấn (trừ tư vấn tài chính, tư vấn bất động sản) đang được áp dụng thuế suất 10%, và không nằm trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I, II và III của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, nên dịch vụ tư vấn (trừ tư vấn tài chính, tư vấn bất động sản) thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT trong năm 2022
  • Xe nâng hàng hóa: Nếu cơ sở kinh doanh xe nâng hàng (không phải xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng): vì đang được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT tại Phụ lục I, II và III Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nên được giảm thuế GTGT năm 2022.
  • Các mặt hàng sơn: Đối với mặt hàng sơn: vì thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I Nghị định số15/2022/NĐ-CP nên không được giảm thuế GTGT năm 2022.
  • Văn phòng công chứng: Vì dịch vụ cung cấp các hoạt động pháp luật (công chứng, thừa phát lại,…) đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I, II và III Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nên được giảm thuế GTGT năm 2022
  • Sản phẩm lều - túi ngủ: Đối với sản phẩm lều, túi ngủ vì đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I, II và III Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nên được giảm thuế GTGT năm 2022. - Đối với sản phẩm dao, nồi vì thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ Phụ lục I Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nên không được giảm thuế GTGT năm 2022
  • Xuất hóa đơn đối với dịch vụ công chứng đã bao gồm thuế GTGT: Nếu trước thời điểm Nghị định số 15/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, cơ sở kinh doanh đang cung cấp dịch vụ công chứng với giá 100.000đ đã bao gồm thuế GTGT 10% (nghĩa là giá chưa thuế = 100.000đ/1,1 = 90.909đ), thì khi được giảm thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ xuất hóa đơn như sau: + Cột “Thành tiền” ghi 90.909đ + Dòng “Thuế suất” ghi 8% + Dòng “Tiền thuế GTGT” ghi 7.273đ + Dòng “Tổng cộng tiền thanh toán” ghi 98.182đ
DKT tổng hợp từ chi cục Thuế khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn
Chào anh/chị
công ty em là thi công, lắp đặt hệ thống pccc, hệ thống báo cháy và hệ thống chống sét
Hiện tại đang có 1 công trình bên em nhận cung cấp, thi công hệ thống báo cháy
Được biết thiết bị báo cháy nằm trong mục không được giảm thuế nhưng về nhân công lắp đặt thì được giảm còn 8%.
Vấn đề ở đây là em lấy thiết bị báo cháy từ 2 nhà cung cấp khác nhau 1 ncc A thì xuất cho em 10% và ncc B thì xuất cho em 8% (đều là thiết bị báo cháy). vậy giờ bên em mang đi cung cấp và lắp đặt cho công trình thì em xuất tách hóa đơn nhân công lắp đặt là 8% (mục lắp đặt này đc giảm); vậy còn phần vật tư kia em xuất 10% luôn hay dựa theo đầu vào 10% và 8% tách riêng ra xuất (thiết bị báo cháy không đc giảm nhưng 2 ncc xuất khác nhau)?
- Và khi thi công công trình hệ thống báo cháy thì có các vật tư như dây điện để chạy đèn báo và các vật tư phụ như ốc vít băng keo, tán, .... thì nó được đưa vào mục thiết bị điện (được giảm) hay mình đưa nó vào bộ phận thiết bị báo cháy (không được giảm)?
xin quý anh/chị giúp đỡ em, chân thành cảm ơn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top