Tôi đã “claim” bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Bài viết là chia sẻ thực tế của một cô nàng công sở một ngày đẹp trời quyết định nghỉ việc và dành toàn bộ thời gian cho gia đình trong 1 năm.


Nguồn ảnh: Internet

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp là ba loại bảo hiểm bắt buộc mà người lao động (tôi) và người sử dụng lao động (doanh nghiệp tôi làm việc) phải tham gia. Bài viết này sẽ giới thiệu ngắn gọn và dễ hiểu nhất để các bạn hình dung được những giấy tờ cần chuẩn bị cũng như thủ tục để có thể “claim” được một trong ba loại trên: Bảo hiểm thất nghiệp.

Tỉ lệ đóng BHXH – BHYT – BHTH theo lương từ 1/1/2016:

Đầu tiên, tôi cũng như các bạn cần xem lại kỹ càng tỉ lệ % đóng các loại bảo hiểm theo lương trong bảng dưới đây:

Lưu ý mức đóng bảo hiểm thất nghiệp:



Mỗi loại bảo hiểm trên có một tác dụng nhất định trong việc đảm bảo đời sống, sức khỏe của tôi trong suốt thời gian đi làm. BHYT thì khi nào cần khám bệnh tôi sẽ đến bệnh viên đã đăng ký, BHXH thì để dành hưởng lương hưu sau tầm 30 năm nữa (nếu lúc đó tôi vẫn còn hít thở khí trời), chỉ có BHTN là tôi có thể “claim” được sớm nhất nếu hội đủ một số điều kiện nhất định.

Vậy các điều kiện đó là gì?

Thực tế, luật bảo hiểm quy định rất chặt chẽ và cụ thể các điều khoản này, nếu có thời gian, tôi khuyên các bạn nên tìm đọc thêm để cập nhật kiến thức cho mình. Tuy nhiên, có 2 điều tôi thấy cơ bản và quan trọng nhất là:
  • Chắc chắn rằng doanh nghiệp tôi làm việc và tôi đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc theo tỉ lệ trên.
  • Có thời gian tham gia bảo hiểm tối thiểu 12 tháng (Tính từ thời gian tôi làm việc chính thức cho doanh nghiệp. Và lời khuyên của tôi là bạn nên kiểm tra kỹ phần này với bộ phận nhân sự nhé)
Tổng cộng, tôi và doanh nghiệp đã đóng mỗi tháng 2% cho BHTN, vậy tôi sẽ được hưởng bao nhiêu cho phần trợ cấp này?




Bingo! 60% tiền lương hằng tháng (lương ghi trên hợp đồng lao động gần nhất) là con số chính xác tôi sẽ nhận được khi làm thủ tục này. Và sẽ có vài lưu ý để tôi cũng như các bạn tự tính được con số thực lãnh của mình:



Tôi sẽ cho bạn 1 ví dụ để dễ hình dung:

Ví dụ A: Mr. Vui Vẻ có mức lương và phụ cấp hằng tháng đóng BHTN là 10 triệu. Anh đã đóng BHTN thông qua công ty từ tháng 7/2013 – 7/2015. Mức trợ cấp của Mr. Vui Vẻ sẽ là:

Tổng số tháng đóng: 24 tháng, tương đương 3 tháng trợ cấp với 60% lương đóng BHTN. Như vậy, tổng số tiền Mr. Vui Vẻ sẽ nhận được là: 10,000,000 * 60% x 3 = 18,000,000vnđ

Ví dụ B: Ms. Duyên Dáng có mức lương và phụ cấp hằng tháng đóng BNTN là 10 triệu đồng từ tháng 1/2013 – 3/2016. Mức trợ cấp của Ms. Duyên dáng sẽ là:

Tổng số tháng đóng: 37 tháng; vẫn sẽ tương đương 3 tháng trợ cấp với 60% lương đóng BNTH (vì chưa đủ 12 tháng để được nhận thêm 1 tháng). Như vậy, tổng số tiền Ms. Duyên dáng nhận được cũng sẽ bằng Mr. Vui Vẻ là 10,000,000 * 60% x 3 = 18,000,000vnđ


Tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì và thủ tục như thế nào?

Giấy tờ:
  • Đơn đề nghị hưởng BHTH theo mẫu tại các cơ quan BHXH ở các quận, huyện và thành phố
  • Quyết định chấm dứt HĐLĐ
  • Sổ BHXH (thông thường sẽ được trả trong khoảng 1 tháng sau khi nghỉ)
  • CMND
  • 2 tấm hình 3×4 để mở thẻ ATM (nếu bạn đã có ATM của ngân hàng được sử dụng để chuyển tiền thì không cần)
  • Tất cả nên photocopy 1 bản trong trường hợp cơ quan bảo hiểm có yêu cầu. Tin tôi đi, thừa còn hơn thiếu nếu như bạn không muốn bỏ vị trí mình đã xếp hàng cả buổi chỉ vì thiếu 1 bài bản sao.
Thủ tục:
  • Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nghỉ việc ở công trước và chưa có việc làm. Quá thời hạn này thì không ai được hưởng trợ cấp đâu nhé.
  • Liên hệ cơ quan BHXH địa phương để nộp các giấy tờ trên. Theo kinh nghiệm của tôi, để tránh thời gian đợi chờ lâu, các bạn nên đi sớm thật sớm hoặc đến các cơ quan BHXH ở các quận nhỏ.
  • Sau khi nộp ĐỦ và ĐÚNG các giấy tờ, cơ quan BHXH sẽ ra Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau 20 NGÀY LÀM VIỆC.
  • Nhận được Quyết định được trợ cấp thất nghiệp, bạn căn cứ vào thời gian ĐIỂM DANH ghi trên Quyết định để trình diện đúng ngày. Tiền sẽ tự động chuyển vào tài khoản 15 ngày làm việc sau đó. Nếu bạn có 6 tháng trợ cấp thất nghiệp thì bạn sẽ nhanh chóng quen thuộc với việc này thôi!
Như vậy, từ lúc tôi nghỉ việc cho đến khi nhận được lương BHTN, tôi cũng đợi chờ gần 3 tháng với vài lần làm quen với thủ tục hành chính tại cơ quan BHXH. Chúc bạn cũng làm được như tôi với thời gian ngắn và thủ tục nhanh gọn hơn nhé!

HR Insider - Chia sẻ của độc giả. Prudence Trương
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top