TN - Hoàn Thành kiểm toán 1

Đan Thy

Member
Hội viên mới
6.1. Mục đích của việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán là nhằm:
a) Giúp đơn vị đánh giá tình hình kinh doanh và tài chính.
b) Đảm bảo các thông tin trên thuyết minh được công bố đúng
đắn và đầy đủ.
c) Đánh giá sự đồng bộ và hợp lý của thông tin trên báo cáo tài chính, cũng như sự phù hợp của thông tin trên báo cáo tài chính với hiểu biết của kiểm toán viên về thực tế của đơn vị.
d) Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán.

6.2. Công việc nào dưới đây kiểm toán viên thường thực hiện trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán:
a) Dựa trên kết quả của các thử nghiệm kiểm soát để yêu cầu đơn vị chấn chỉnh lại hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi cho
ý kiến trên báo cáo kiểm toán. b) Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
c) Xác định mức trọng yếu.
d) Yêu cầu đơn vị điều chỉnh các sai sót chưa được điều chỉnh nếu sai sót tổng hợp vượt quá mức trọng yếu.

6.3. Kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến kiểm trái ngược khi:
a) Có các giới hạn nghiêm trọng về phạm vi kiểm toán.
b) Có những vi phạm đáng kể về sự trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính đến nỗi kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ.
c). Các thủ tục kiểm toán được sử dụng không dây 44 44 du l kiến về sự trình bày trung thực và hợp lý của khi các thi chính về mặt thay thế,
d) Giả định hoạt động liên tục bị vi phạm nghiêm trọng

64. Liên quan đến ý kiến kiểm toán trái ngược và từ chối đưa ra ý kiến, cầu phát biểu nào dưới đây là đúng
a). Khi việc giới hạn phạm vi kiểm toán chưa nghiêm trọng, thì có thể từ chối đưa ra ý kiến, nhưng nếu giới hạn là nghiêm trọng, cần đưa ý kiến kiểm toán trái ngược.
b). Khi sai sót trọng yếu chưa ảnh hưởng đến tổng thể báo cho thi chính thì đưa ra ý kiến kiểm toán trái ngược, nhưng nếu thi sốt ảnh hưởng đến tổng thể báo cáo tài chính thì cần từ chối đưa ra ý kiến.
c) Ý kiến từ chối cho biết rằng báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu, trong khi đó ý kiến kiếm toán trái ngược cho biết kiểm toán viên không có khả năng thu thập đầy đủ bằng chứng để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính.
d) Ý kiến kiểm toán trái ngược cho biết rằng sai sót trên báo cáo tài chính vừa trọng yếu, vừa lan tỏa, trong khi đó, từ chối đưa ra ý kiến cho thấy kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ thể bằng chứng thích hợp để đưa ra nhận xét về báo cáo tài chính.

6.5. Đoạn mô tả về vấn đề dẫn đến việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần phải
a) Có tiêu đề cụ thể và đặt ngay sau đoạn ý kiến kiểm toán trong báo cáo kiểm toán
b) Đặt ngay sau đoạn ý kiến kiểm toán trong báo cáo kiểm toán nhưng không cần có tiêu đề cụ thể
c). Có tiêu đề cụ thể và đặt ngay trước đoạn ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán
d) Đặt ngay trước đoạn ý kiến kiểm toán trong báo cáo kiểm toán nhưng không cần có tiêu đề cụ thể.
6.6. Kiểm toán viên Lân thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty EFG cho niên độ kết thúc vào ngày 31/12/200X và bắt đầu thực hiện kiểm toán từ ngày 30/9/200X. Ngày 17/01/200X+1, kiểm toán viên nhận được báo cáo tài chính từ EFG. Kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toán vào ngày 16/02/200X+1. Như vậy, thông thường thư giải trình của giám đốc sẽ được ghi vào ngày.
a) 31/12/200X.
b) 17/01/200X+1.
c) 16/02/200X+1
d) Bất cứ ngày nào

6.7. Khi phát hiện đơn vị sử dụng phương pháp tính khấu hao không phù hợp với chuẩn mực kế toán dẫn đến báo cáo tài chính bị sai sót trọng yếu, kiểm toán viên đã yêu cầu ban giám đốc điều chỉnh nhưng họ từ chối. Lúc này, kiểm toán viên sẽ đưa ra:
a) Ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến
b) Ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc trái ngược
c) Ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”
d) Ý kiến ngoại trừ có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”

6.8. Vấn đề nào dưới đây không nằm trong đoạn mở đầu của báo cáo kiểm toán
a) Một tuyên bố rằng trách nhiệm của kiểm toán viên là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả cuộc kiểm toán
b) Tên đơn vị có báo cáo tài chính được kiểm toán
c) Ngày lập, số trang của báo cáo kiểm toán
d) Các thành phần của báo cáo tài chính đã được kiểm toán
6.9. Trong báo cáo kiểm toán, đoạn “Vấn đề khác” được trình bày.
a) Ngay trước đoạn “Ý kiến của kiểm toán viên”
b) Ngay trước đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”
c) Ngay sau đoạn “Ý kiến của kiểm toán viên” và đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”
d) Tại bất kỳ vị trí nào mà kiểm toán viên cho là phù hợp

6.10. Khi đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ, kiểm toán viên có thể kết hợp với các cụm từ như “với những giải thích ở trên” hoặc “tùy thuộc vào” trong đoạn ý kiến kiểm toán. Phát biểu này là:
a) Phù hợp
b) Không phù hợp
c). Phù hợp nếu vấn đề nêu ra không có ảnh hưởng trọng yếu
d) Không phù hợp nếu vấn đề nêu ra có ảnh hưởng trọng yếu

6.11. Trong báo cáo kiểm toán có một đoạn đề cập đến vấn đề đa được trình bày hoặc thuyết minh phủ hợp trong báo cáo tài chính mà theo xét đoán của kiểm toán viên, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính. Đoạn này được gọi là:
a) Đoạn “Vấn đề khác”
b) Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”
c) Đoạn “Ý kiến của kiểm toán viên” d) Đoạn mô tả công việc kiểm toán

6.12. Việc xuất hiện đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán cho thấy: a) Ý kiến của kiểm toán viên bị thay đổi do ảnh hưởng của vấn đề được nhấn mạnh
b) Kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính
c) kiến của kiểm toán viên không bị thay đổi do ảnh hưởng của vấn đề cần được nhấn mạnh
d) Kiểm toán viên gặp khó khăn trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán

6.13. Đoạn “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán:
a) Bao gồm các thông tin mà Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán phải cung cấp theo yêu cầu của Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính
b) Không bao gồm các thông tin mà kiểm toán viên bị cấm nêu theo yêu cầu của pháp luật và các quy định
c) Bao gồm các thông tin bắt buộc phải trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính
d) Bao gồm những thông tin đã được trình bày trong thuyết minh mà theo xét đoán của kiểm toán viên, đó là vấn đề đặt biệt quan trọng để người sử dụng hiểu rõ về báo cáo tài chính

6.14. Trong báo cáo kiểm toán, đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” được trình bày:
a) Ngay trước đoạn “Ý kiến của kiểm toán viên”
b) Ngay sau đoạn “Vấn đề khác”
c) Ngay sau đoạn “Ý kiến của kiểm toán viên”
d) Tại bất kỳ vị trí nào mà kiểm toán viên cho là phù hợp

6.15. Trong đoạn “trách nhiệm của kiểm toán viên”, nội dung không được đề cập là:
a) Giải thích tại sao công việc kiểm toán chỉ cung cấp cơ sở hợp lý đưa ra ý kiến kiểm toán
b) Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu và phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và quy định pháp lý liên quan
c)Công việc kiểm toán được lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý rằng các báo cáo tài chính không còn chứa đựng sai sót trọng yếu
d) Chuẩn mực kiểm toán dựa vào để thực hiện cuộc kiểm toán
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top