TN - Dự toán linh hoạt và phân tích kết quả hoạt động

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Câu 1. Mục đích của dự toán linh hoạt là

a. Xóa các khoản mục chi phí không kiểm soát được bởi nhà quản trị ra khỏi các báo cáo thành quản hoạt động
b. Cho phép các nhà quản trị giảm các biến động chi phí bất lợi giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán
c. Điều chỉnh dự toán tỉnh về mức độ hoạt động thực tế
d. Giảm xung đột giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp trong quá trình lập dự toán

Câu 2. Dự toán tĩnh

a. Cần phải được so sánh với kết quả thực tế để đánh giá hiệu quả quản trị chi phí
b. Cần phải được so sánh với dự toán linh hoạt để đánh giá hiệu quả quản trị chi phí
c. Chỉ có hiệu lực giá trị ở một mức độ hoạt động
d. Là công cụ tốt nhất mà các nhà quản trị sử dụng để lập ra các kế hoạch chi tiêu

Câu 3. Cách nào sau đây là tốt nhất để loại trừ được ảnh hưởng của mức độ hoạt động đến kết quả hoạt động?

a. So sánh giữa dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt

b. So sánh giữa dự toán tỉnh và kết quả thực tế
c. So sánh giữa dự toán linh hoạt và kết quả thực tế
d. So sánh giữa dự toán chủ đạo (dự toán tổng thể) và dự toán tỉnh

Câu 4. Phương trình chi phí tiền lương hàng tháng của công ty X là 1.800 ngàn đồng + 152 ngàn đồng/sp × Sản lượng sản xuất. Trong tháng 5, công ty đã đưa ra kế hoạch sản xuất 119 sản phẩm, tuy nhiên sản lượng sản xuất thực tế là 114 sản phẩm. Chi phí tiền lương thực tế phát sinh trong tháng 5 là 19.980 ngàn đồng. Biến động mức độ hoạt động của chi phí tiền lương trong tháng 5 sẽ là:

a. 760 ngàn đồng (bất lợi)
b. 92 ngàn đồng (bất lợi)
c. 92 ngàn đồng (thuận lợi)
d. 760 ngàn đồng (thuận lợi)

Câu 5. Phương trình chi phí công cụ dụng cụ hàng tháng của công ty Y là 1.770 ngàn đồng + 12 ngàn đồng/sp × Sản lượng sản xuất. Trong tháng 8, công ty đã đưa ra kế hoạch sản xuất 628 sản phẩm, tuy nhiên sản lượng sản xuất thực tế là 631 sản phẩm. Chi phí công cụ dụng cụ thực tế phát sinh trong tháng 8 là 9.790 ngàn đồng. Biến động mức độ hoạt động của chi phí công cụ dụng cụ trong tháng 8 sẽ là

a. 36 ngàn đồng (thuận lợi)
b. 484 ngàn đồng (thuận lợi)
c. 481 ngàn đồng (bất lợi)
d. 36 ngàn đồng (bất lợi)

Câu 6. Công ty trực thăng giải trí ABC sử dụng 2 tiêu thức phân bổ chi phí là số chuyến bay và số lượt khách tham quan để ước tính chi phí hoạt động Thương g trình như sau (đvt ngàn đồng) chi phí hoạt động hàng tháng = 44.420 + 2.008 x Số chuyến bay + 1 x Số lượt khách tham quan. Công ty dự kiến trong tháng 5 thực hiện 80 chuyển bay và phục vụ 281 lượt khách tham quan. Trên thực tế, trong tháng 5 công ty đã thực hiện 81 chuyến bay phục vụ cho 277 lượt khách tham quan Chi phí hoạt động thực tế phát sinh trong tháng 5 là 199.650 ngàn đồng. Biến dòng chi tiêu của chi phí hoạt động tháng 5 là:

a. 5.691 ngàn đồng (thuận lợi)
b. 7.695 ngàn đồng (bất lợi)
c. 7.695 ngàn đồng (thuận lợi)
d. 5.691 ngàn đồng (bất lợi)

Câu 7. Phòng khám đa khoa XYZ sử dụng số lượt khám bệnh để đo lường mức độ hoạt động và làm tiêu thức phân bổ chi phí. Trong tháng 1, phòng khám dự toán có 1.610 lượt khám bệnh và trên thực tế đã có 1.670 lượt khám. Phương trình chi phí quản lý phòng khám hàng tháng là 17.900 ngàn đồng +3,3 ngàn đồng/lượt khám x Số lượt khám. Trong tháng 1, chi phí quản lý thực tế phát sinh là 24.600 ngàn đồng. Biến động chi tiêu phí quản lý phòng khám là

a. 1.367 ngàn đồng (bất lợi)
b. 198 ngàn đồng (bất lợi)
c. 69 ngàn đồng (bất lợi)
d. 1.189 ngàn đồng (bất lợi) -> (24600 - 232130) - (23411 - 23213) = +1.189

Câu 8. Biến phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương trình chi phí trên dự toán linh hoạt của công ty N là 2,61 ngàn đồng/sản phẩm sản xuất. Trong tháng 3, biến động chi tiêu đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 6.840 (bất lợi). Theo dự toán tĩnh, công ty sản xuất 16.700 sản phẩm trong tháng 3. Trên thực tế trong tháng 3, có 17.100 sản phẩm được sản xuất. Biến phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong tháng 3 là

a. 3,01 ngàn đồng sản phẩm -> (17100 x 2,61 - 6840)/17100 = 3,01
b. 3,49 ngàn đồng/sản phẩm
c. 3,41 ngàn đồng/sản phẩm
d. 2,61 ngàn đồng/sản phẩm

Câu 9. Ở công ty T, chi phí nhân công gián tiếp là biến phí thay đổi theo mức độ hoạt động đó là số giờ lao động trực tiếp. Trong tháng 2, tổng chi phí nhân công gián tiếp thực tế phát sinh là 5.780 ngàn đồng với biến động chi tiêu về của chi phí nhân công gián tiếp là 245 ngàn đồng (thuận lợi). Nếu trong tháng 2, số gia lao động trực tiếp thực tế là 24.100 giờ thì chi phí nhân công gián tiếp tính trên 1 giả lao động trực tiếp (sử dụng trong dự toán linh hoạt) sẽ là:

a. 0,2 ngàn đồng
b. 0,25 ngàn đồng -> (5780-(-245))/24100 = 0,25
c. 0,3 ngàn đồng
d. 0,35 ngàn đồng

Câu 10. Ở công ty M, trong tháng 9 chi phí nguyên vật liệu gián tiếp (biến phí, biến động theo số già máy) thực tế phát sinh là 45.240 ngàn đồng và biến động chi tiêu của chi phí nguyên vật liệu gián tiếp trong tháng là 3.480 ngàn đồng bất lợi). Theo dự toán, trong tháng 9 công ty sử dụng 17.000 giờ máy. Thực tế, trong tháng 9 công ty đã sử dụng 17.400 giò máy. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính cho 1 giờ máy (sử dụng trong dự toán linh hoạt) sẽ là

a. 2,46 ngàn đồng
b. 2,57 ngàn đồng
c. 2,40 ngàn đồng -> (45240 - 3480)/17400 = 2.40
d. 2.80 ngàn đồng
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top