73. Các thủ tục nào dưới đây thường không được sử dụng để nhận diện bên có liên quan:
a. Thảo luận trong nhóm kiểm toán
b. Đọc biên bản họp Hội đồng quản trị
c. Kiểm tra sổ đăng ký cổ đông góp vốn
d. Gửi thư xác nhận Luật sư
74. Thủ tục dưới đây thường được sử dụng để nhận diện bên có liên quan không được khai báo, ngoại trừ:
a. Thảo luận trong nhóm kiểm toán
b. Đọc biên bản họp Hội đồng quản trị
c. Thực hiện thủ tục phân tích cơ bản
d. Kiểm tra sổ kế toán để phát hiện các giao dịch với điều khoản không bình thường
75. Thủ tục kiểm toán nào dưới đây thường được sử dụng để phát hiện nợ tiềm tàng không được khai báo:
a. Kiểm tra phí tư vấn pháp lý
b. Phân tích báo cáo tài chính để phát hiện các chi phí bất thường
c. Tìm hiểu chính sách bán hàng của đơn vị
d. Phỏng vấn Ban giám đốc về sự thay đổi chính sách kế toán
76. Các thủ tục dưới đây thường được kiểm toán viên sử dụng để phát hiện nợ tiềm tàng, ngoại trừ:
a. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán liên quan đến các vụ kiện
b. Đọc biên bản họp Hội đồng quản trị
c. Phỏng vấn Ban giám đốc về các vụ kiện
d. Gửi thư xác nhận cho nhà cung cấp
77. Công ty Hoa Lan khởi kiện nhà cung cấp do họ đã vi phạm hợp đồng. Cho đến ngày phát hành báo cáo kiểm toán, vụ kiện vẫn chưa được xét xử. Hoa Lan không công bố thông tin này trên thuyết minh báo cáo tài chính. Khi biết thông tin này, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán BCTC của Hoa Lan nên:
a. Phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược
b. Yêu cầu Hoa Lan công bố thông tin này trên thuyết minh báo cáo tài chính
c. Không cần thực hiện bất cứ thủ tục nào
d. Thông báo cho các cơ quan chức năng nếu Ban giám đốc khôn công bố thông tin trên báo cáo tài chính
78. KTV Tài thực hiện kiểm toán cho công ty C cho niên độ kết thúc vào 31.12.20x0. Ngày 15.1.20x1, một khách hàng đã khởi kiện công ty C vì cho rằng công ty C vi phạm hợp đồng. Cho đến ngày phát hành báo cáo kiểm toán, vụ kiện này vẫn chưa được xử, thông tin này được xem là:
a. Nợ tiềm tàng
b. Giả định hoạt động liên tục bị vi phạm
c. Thông tin về các bên liên quan
d. Ba câu đều sai
79. Ví dụ nào dưới đây là nợ tiềm tàng:
a. Nợ phải trả cho nhà cung cấp
b. Nợ phải trả về thuế
c. Nợ phải trả về lương
d. Nợ có thể phải trả để bồi thường thiệt hại cho nhân viên nếu công ty bị thua kiện
80. Điều kiện để công bố Nợ tiềm tàng trên thuyết minh báo cáo tài chính:
a. Chắc chắn xảy ra nhưng số tiền chưa xác định một cách đáng tin cậy
b. Khó xảy ra nhưng có thể ước lượng số tiền
c. Khó xảy ra và cũng không thể xác định số tiền một cách đáng tin cậy
d. Là khoản nợ đã lập dự phòng
81. Điều kiện để lập dự phòng nợ phải trả là:
a. Chắc chắn xảy ra nhưng số tiền chưa xác định một cách đáng tin cậy
b. Khó xảy ra nhưng có thể ước lượng số tiền một cách đáng tin cậy
c. Chắc chắn xảy ra và số tiền có thể xác định một cách đáng tin cậy
d. Đã xảy ra và đã thanh toán nghĩa vụ nợ với bên có liên quan
82. Khi phát hiện các vụ kiện tụng, tranh chấp có thể đưa đến nợ tiềm tàng, thủ tục kiểm toán được xem là hữu hiệu nhất là:
a. Phỏng vấn ban giám đốc đơn vị được kiểm toán
b. Đọc các biên bản họp Ban giám đốc
c. Đề nghị luật sư cung cấp thông tin
d. Trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm
83. Khi có sự bất đồng với người quản lý về việc đánh giá hậu quả của các vụ kiện, kiểm toán viên cần:
a. Gửi thư xác nhận cho chuyên gia tư vấn pháp lý.
b. Gặp riêng chuyên gia tư vấn pháp lý
c. Trao đổi trực tiếp với chuyên gia tư vấn với sự có mặt của Ban giám đốc công ty được kiểm toán.
d. Trì hoãn và chờ kết quả việc xét xử của tòa án
84. Phát biểu nào sau đây không đúng về nợ tiềm tàng:
a. Nợ tiềm tàng là khoản nợ không chắc chắn xảy ra
b. Có thể không thể ước tính được giá trị các khoản nợ tiềm tàng một cách chắc chắn
c. Nợ tiềm tàng là nghĩa vụ nợ phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra, nhưng chưa ghi nhận vì Hội đồng chưa phê chuẩn
d. Chỉ cần thuyết minh về nợ tiềm tàng trên BCTC
85. Nợ tiềm tàng:
a. Luôn được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán
b. Luôn được công bố trên Thuyết minh BCTC
c. Được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán trừ khi xác suất sử dụng nguồn lực kinh tế để thanh toán là khó có thể xảy ra
d. Được công bố trên Thuyết minh BCTC trừ khi xác suất sử dụng nguồn lực kinh tế để thanh toán là khó có thể xảy ra
a. Thảo luận trong nhóm kiểm toán
b. Đọc biên bản họp Hội đồng quản trị
c. Kiểm tra sổ đăng ký cổ đông góp vốn
d. Gửi thư xác nhận Luật sư
74. Thủ tục dưới đây thường được sử dụng để nhận diện bên có liên quan không được khai báo, ngoại trừ:
a. Thảo luận trong nhóm kiểm toán
b. Đọc biên bản họp Hội đồng quản trị
c. Thực hiện thủ tục phân tích cơ bản
d. Kiểm tra sổ kế toán để phát hiện các giao dịch với điều khoản không bình thường
75. Thủ tục kiểm toán nào dưới đây thường được sử dụng để phát hiện nợ tiềm tàng không được khai báo:
a. Kiểm tra phí tư vấn pháp lý
b. Phân tích báo cáo tài chính để phát hiện các chi phí bất thường
c. Tìm hiểu chính sách bán hàng của đơn vị
d. Phỏng vấn Ban giám đốc về sự thay đổi chính sách kế toán
76. Các thủ tục dưới đây thường được kiểm toán viên sử dụng để phát hiện nợ tiềm tàng, ngoại trừ:
a. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán liên quan đến các vụ kiện
b. Đọc biên bản họp Hội đồng quản trị
c. Phỏng vấn Ban giám đốc về các vụ kiện
d. Gửi thư xác nhận cho nhà cung cấp
77. Công ty Hoa Lan khởi kiện nhà cung cấp do họ đã vi phạm hợp đồng. Cho đến ngày phát hành báo cáo kiểm toán, vụ kiện vẫn chưa được xét xử. Hoa Lan không công bố thông tin này trên thuyết minh báo cáo tài chính. Khi biết thông tin này, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán BCTC của Hoa Lan nên:
a. Phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược
b. Yêu cầu Hoa Lan công bố thông tin này trên thuyết minh báo cáo tài chính
c. Không cần thực hiện bất cứ thủ tục nào
d. Thông báo cho các cơ quan chức năng nếu Ban giám đốc khôn công bố thông tin trên báo cáo tài chính
78. KTV Tài thực hiện kiểm toán cho công ty C cho niên độ kết thúc vào 31.12.20x0. Ngày 15.1.20x1, một khách hàng đã khởi kiện công ty C vì cho rằng công ty C vi phạm hợp đồng. Cho đến ngày phát hành báo cáo kiểm toán, vụ kiện này vẫn chưa được xử, thông tin này được xem là:
a. Nợ tiềm tàng
b. Giả định hoạt động liên tục bị vi phạm
c. Thông tin về các bên liên quan
d. Ba câu đều sai
79. Ví dụ nào dưới đây là nợ tiềm tàng:
a. Nợ phải trả cho nhà cung cấp
b. Nợ phải trả về thuế
c. Nợ phải trả về lương
d. Nợ có thể phải trả để bồi thường thiệt hại cho nhân viên nếu công ty bị thua kiện
80. Điều kiện để công bố Nợ tiềm tàng trên thuyết minh báo cáo tài chính:
a. Chắc chắn xảy ra nhưng số tiền chưa xác định một cách đáng tin cậy
b. Khó xảy ra nhưng có thể ước lượng số tiền
c. Khó xảy ra và cũng không thể xác định số tiền một cách đáng tin cậy
d. Là khoản nợ đã lập dự phòng
81. Điều kiện để lập dự phòng nợ phải trả là:
a. Chắc chắn xảy ra nhưng số tiền chưa xác định một cách đáng tin cậy
b. Khó xảy ra nhưng có thể ước lượng số tiền một cách đáng tin cậy
c. Chắc chắn xảy ra và số tiền có thể xác định một cách đáng tin cậy
d. Đã xảy ra và đã thanh toán nghĩa vụ nợ với bên có liên quan
82. Khi phát hiện các vụ kiện tụng, tranh chấp có thể đưa đến nợ tiềm tàng, thủ tục kiểm toán được xem là hữu hiệu nhất là:
a. Phỏng vấn ban giám đốc đơn vị được kiểm toán
b. Đọc các biên bản họp Ban giám đốc
c. Đề nghị luật sư cung cấp thông tin
d. Trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm
83. Khi có sự bất đồng với người quản lý về việc đánh giá hậu quả của các vụ kiện, kiểm toán viên cần:
a. Gửi thư xác nhận cho chuyên gia tư vấn pháp lý.
b. Gặp riêng chuyên gia tư vấn pháp lý
c. Trao đổi trực tiếp với chuyên gia tư vấn với sự có mặt của Ban giám đốc công ty được kiểm toán.
d. Trì hoãn và chờ kết quả việc xét xử của tòa án
84. Phát biểu nào sau đây không đúng về nợ tiềm tàng:
a. Nợ tiềm tàng là khoản nợ không chắc chắn xảy ra
b. Có thể không thể ước tính được giá trị các khoản nợ tiềm tàng một cách chắc chắn
c. Nợ tiềm tàng là nghĩa vụ nợ phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra, nhưng chưa ghi nhận vì Hội đồng chưa phê chuẩn
d. Chỉ cần thuyết minh về nợ tiềm tàng trên BCTC
85. Nợ tiềm tàng:
a. Luôn được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán
b. Luôn được công bố trên Thuyết minh BCTC
c. Được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán trừ khi xác suất sử dụng nguồn lực kinh tế để thanh toán là khó có thể xảy ra
d. Được công bố trên Thuyết minh BCTC trừ khi xác suất sử dụng nguồn lực kinh tế để thanh toán là khó có thể xảy ra