Bài 1: Kiểm toán viên Ngọc được giao phụ trách kiểm toán khoản mục tài sản cố định cho Công ty Thiên Tân cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/3/200X.
Khi kiểm tra nguyên giá tài sản cố định tăng trong năm, kiểm toán viên đã thu thập thông tin từ số chi tiết tài khoản Tài sản cố định – phần chi tiết máy móc thiết bị như sau:
Tài khoản 211 - Máy móc thiết bị
Đơn vị tính: 1.000.000đ
Khi kiểm tra các tài liệu có liên quan, kiểm toán viên nhận thấy phần lớn các nghiệp vụ ghi chép vào sổ sách kế toán đều phù hợp với chứng từ gốc, ngoại trừ một hợp đồng mua thiết bị vào ngày 31/5/200X-1 với các chi tiết như sau:
Được biết thời gian tính khấu hao của thiết bị là 5 năm, công ty áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng và thuộc diện nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Yêu cầu:
Hãy nhận diện các sai phạm trên sổ sách kế toán (nếu có) và đề nghị các bút toán điều chỉnh cần thiết, biết rằng thiết bị này sử dụng cho hoạt động bán hàng.
GIẢI
Công ty Thiên Tân đã ghi nhận sai nguyên giá tài sản cố định mua ngày 5/5/200X-1. Nguyên giá đúng phải là 30.000.000.000đ (không phải 10.500.000.000đ như đã ghi), nên chi phí khấu hao đã bị tính sai.
Bút toán điều chỉnh: điều chỉnh dựa trên số dư.
1. Điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định và nợ phải trả:
Nợ TK Tài sản cố định 19.500.000.000
Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ 1.500.000.000
Nợ TK Chi phí tài chính 1.400.000.000
Có TK Phải trả cho nhà cung cấp: 22.400.000.000
2. Điều chỉnh chi phí khấu hao:
- Chi phí khấu hao phải trích: 30.000.000.000 x 20% x 10/12 = 5.000.000.000 (a)
- Mức khấu hao đã trích: 10.500.000.000 x 20% x 10/12 = 1.750.000.000 (b)
- Mức khấu hao cần phải trích thêm (a - b) = 3.250.000.000
Bút toán điều chỉnh:
Nợ TK Chi phí bán hàng 3.250.000.000
Có TK Hao mòn tài sản cố định 3.250.000.000
Bài 2. Kiểm toán viên Hải được giao nhiệm vụ kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao của Công ty Vận tải SaZo có niên độ kết thúc vào ngày 31/12/20X6. Khi tiến hành so sánh số liệu chi phí khấu hao của đội xe năm 20X6 với năm 20X5, Hải không thấy có sự biến động nào.
Tuy nhiên, khi xem xét hồ sơ về tài sản cố định, Hải phát hiện tin có 2 xe vận tải đã khấu hao hết trong năm 20X6 nhưng vẫn được tiếp tục trích khấu hao đến cuối năm 20X6. Một chiếc TOYOTA thời gian tính khấu hao hết đúng vào ngày 31/05/20X6, và một chiếc HINO là vào ngày 30/11/20X6. Được biết nguyên giá của xe TOYOTA 600 triệu đồng, thời gian khấu hao là 5 năm ; còn xe HINO nguyên giá là 360 triệu đồng, thời gian khấu hao là 4 năm. Phương pháp khấu hao tài sản cố định mà công ty áp dụng là phương pháp đường thẳng.
Yêu cầu:
a) Hãy cho biết những khoản mục nào trên báo cáo tài chính cần phải điều chỉnh, với số tiền là bao nhiêu và xu hướng điều chỉnh (tăng hay giảm)?
b) Cho biết hai yếu tố mà kiểm toán viên cần quan tâm nhiều khi kiểm toán chi phí khấu hao tài sản cố định?
Ghi chú: Được biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%; Thời gian tính khấu hao cũng phù hợp với quy định của thuế.
a) Mức điều chỉnh giảm chi phí khấu hao:
- Xe TOYOTA: (600 triệu/5) x 7/12 tháng = 70,0 triệu
- Xe HINO: (360 triệu /4) x 1/12 tháng = 7,5 triệu
---> Cộng: 77,5 triệu
Các khoản cần điều chỉnh:
* Bảng cân đối kế toán:
- Hao mòn lũy kế tài sản cố định (214): - 77,500 triệu
- Thuế phải nộp (333): +15,5 triệu
- Lợi nhuận sau thuế (421): +62,0 triệu
* Báo cáo kết quả kinh doanh:
- Giá vốn hàng bán: - 77,500 triệu
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: + 15,5 triệu
- Lợi nhuận sau thuế: +62,0 triệu
b) Hai yếu tố đó là:
- Phương pháp tính khấu hao: có phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp hay không, và có được áp dụng nhất quán hay không.
- Thời gian sử dụng ước tính: có phù hợp với thời gian sử dụng hữu ích của tài sản hay không. Nếu thời gian hữu ích không còn phù hợp thì phải điều chỉnh mức khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo.
Khi kiểm tra nguyên giá tài sản cố định tăng trong năm, kiểm toán viên đã thu thập thông tin từ số chi tiết tài khoản Tài sản cố định – phần chi tiết máy móc thiết bị như sau:
Tài khoản 211 - Máy móc thiết bị
Đơn vị tính: 1.000.000đ
Ngày | Diễn giải | Tài khoản đối ứng | Nợ | Có |
1/4/200X-1 | Số dư đầu kỳ | 100.000 | ||
31/5/200X-1 | Mua máy mới (R16) | 112 | 10.500 | |
2/1/200X | Mua máy mới (H23) | 112 | 8.400 | |
1/2/200X | Mua máy mới (H24) | 111 | 8.400 | |
1/3/200X | Mua máy mới (H25) | 331 | 8.400 |
Khi kiểm tra các tài liệu có liên quan, kiểm toán viên nhận thấy phần lớn các nghiệp vụ ghi chép vào sổ sách kế toán đều phù hợp với chứng từ gốc, ngoại trừ một hợp đồng mua thiết bị vào ngày 31/5/200X-1 với các chi tiết như sau:
- Giá mua: 30.000.000.000đ
- Thuế VAT (5%): 1.500.000.000đ
- Tổng cộng: 31.500.000.000đ
- Trả ngay: 10.500.000.000đ
- Số còn nợ nhà cung cấp 21.000.000.000đ
- Lãi suất (8%/năm), 2 năm 3.360.000.000đ
- Tổng dư Nợ: 24.360.000.000đ
Được biết thời gian tính khấu hao của thiết bị là 5 năm, công ty áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng và thuộc diện nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Yêu cầu:
Hãy nhận diện các sai phạm trên sổ sách kế toán (nếu có) và đề nghị các bút toán điều chỉnh cần thiết, biết rằng thiết bị này sử dụng cho hoạt động bán hàng.
GIẢI
Công ty Thiên Tân đã ghi nhận sai nguyên giá tài sản cố định mua ngày 5/5/200X-1. Nguyên giá đúng phải là 30.000.000.000đ (không phải 10.500.000.000đ như đã ghi), nên chi phí khấu hao đã bị tính sai.
Bút toán điều chỉnh: điều chỉnh dựa trên số dư.
1. Điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định và nợ phải trả:
Nợ TK Tài sản cố định 19.500.000.000
Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ 1.500.000.000
Nợ TK Chi phí tài chính 1.400.000.000
Có TK Phải trả cho nhà cung cấp: 22.400.000.000
2. Điều chỉnh chi phí khấu hao:
- Chi phí khấu hao phải trích: 30.000.000.000 x 20% x 10/12 = 5.000.000.000 (a)
- Mức khấu hao đã trích: 10.500.000.000 x 20% x 10/12 = 1.750.000.000 (b)
- Mức khấu hao cần phải trích thêm (a - b) = 3.250.000.000
Bút toán điều chỉnh:
Nợ TK Chi phí bán hàng 3.250.000.000
Có TK Hao mòn tài sản cố định 3.250.000.000
Bài 2. Kiểm toán viên Hải được giao nhiệm vụ kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao của Công ty Vận tải SaZo có niên độ kết thúc vào ngày 31/12/20X6. Khi tiến hành so sánh số liệu chi phí khấu hao của đội xe năm 20X6 với năm 20X5, Hải không thấy có sự biến động nào.
Tuy nhiên, khi xem xét hồ sơ về tài sản cố định, Hải phát hiện tin có 2 xe vận tải đã khấu hao hết trong năm 20X6 nhưng vẫn được tiếp tục trích khấu hao đến cuối năm 20X6. Một chiếc TOYOTA thời gian tính khấu hao hết đúng vào ngày 31/05/20X6, và một chiếc HINO là vào ngày 30/11/20X6. Được biết nguyên giá của xe TOYOTA 600 triệu đồng, thời gian khấu hao là 5 năm ; còn xe HINO nguyên giá là 360 triệu đồng, thời gian khấu hao là 4 năm. Phương pháp khấu hao tài sản cố định mà công ty áp dụng là phương pháp đường thẳng.
Yêu cầu:
a) Hãy cho biết những khoản mục nào trên báo cáo tài chính cần phải điều chỉnh, với số tiền là bao nhiêu và xu hướng điều chỉnh (tăng hay giảm)?
b) Cho biết hai yếu tố mà kiểm toán viên cần quan tâm nhiều khi kiểm toán chi phí khấu hao tài sản cố định?
Ghi chú: Được biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%; Thời gian tính khấu hao cũng phù hợp với quy định của thuế.
GIẢI
a) Mức điều chỉnh giảm chi phí khấu hao:
- Xe TOYOTA: (600 triệu/5) x 7/12 tháng = 70,0 triệu
- Xe HINO: (360 triệu /4) x 1/12 tháng = 7,5 triệu
---> Cộng: 77,5 triệu
Các khoản cần điều chỉnh:
* Bảng cân đối kế toán:
- Hao mòn lũy kế tài sản cố định (214): - 77,500 triệu
- Thuế phải nộp (333): +15,5 triệu
- Lợi nhuận sau thuế (421): +62,0 triệu
* Báo cáo kết quả kinh doanh:
- Giá vốn hàng bán: - 77,500 triệu
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: + 15,5 triệu
- Lợi nhuận sau thuế: +62,0 triệu
b) Hai yếu tố đó là:
- Phương pháp tính khấu hao: có phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp hay không, và có được áp dụng nhất quán hay không.
- Thời gian sử dụng ước tính: có phù hợp với thời gian sử dụng hữu ích của tài sản hay không. Nếu thời gian hữu ích không còn phù hợp thì phải điều chỉnh mức khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo.