Bài 4: Anh (chị) đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính niên độ kết thúc ngày 31/12/200X của Công ty Thịnh Phú. Dưới đây là Bảng kê về tình hình biến động tài sản cố định trong năm 200X do nhân viên đơn vị thực hiện theo yêu cầu của anh (chị).
Công ty Thịnh Phú
Bảng kê tình hình tăng giảm tài sản cố định và hao mòn tài sản cố định
Năm tài chính kết thúc ngày 31/12/200X
Nguyên giá tài sản cố định
Đơn vị: 1.000 đồng
Hao mòn tài sản cố định
Đơn vị: 1.000 đồng
(*) Hoàn toàn là chi phí khấu hao năm 200X.
Số dư 01/01/200X của Tài sản cố định và Hao mòn TSCĐ đã được đối chiếu và kết quả thống nhất với số liệu trong hồ sơ kiểm toán năm trước (biết rằng báo cáo kiểm toán năm 200X-1 là chấp nhận toàn phần). Anh (chị) đã tiến hành các thủ tục kiểm toán cần thiết và phát hiện những vấn đề sau:
1. Trong năm 200X, đơn vị đã xây dựng mới cửa hàng số 3 với tổng chi phí là 104.000.000 đồng, hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 3/6/200X. Ngoài ra, đơn vị đã chỉ 52.000.000 đồng cho việc cải tạo văn phòng làm việc của Giám đốc, bao gồm:
- Trang trí nội thất: 10.400.000 đồng.
- Trang bị bàn ghế: 4.600.000 đồng.
- Trang bị máy lạnh: 37.000.000 đồng.
Công trình cải tạo văn phòng làm việc hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 3/200X và đã trích khấu hao.
2. Ngày 1/1/200X, đơn vị thuê 1 xe tải trong 10 năm với số tiền thanh toán hàng năm là 12.000.000 đồng trả vào ngày 1/1 mỗi năm từ năm 200X+1. Theo hợp đồng, một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng sau khi thông báo cho bên kia trước 60 ngày. Hợp đồng không quy định về việc chuyển giao quyền sở hữu sau khi thuê cũng như bất kỳ một điều kiện mua ưu đãi nào khi hết thời hạn thuê.
- Đơn vị đã ghi nhận xe tải trên vào tài sản cố định của đơn vị với nguyên giá là 96.000.000 đồng tương ứng với một khoản nợ dài hạn cũng là 96.000.000 đồng. Số tiền chênh lệch giữa tổng số tiền phải trả trong 10 năm (120.000.000 đồng) với nguyên giá (96.000.000 đồng) được đơn vị xem như lãi trả chậm, ghi nhận vào ngày 31/12 mỗi năm.
- Số tiền lãi được ghi nhận trong năm 200X là 8.600.000 đồng. Xe tải này được áp dụng chính sách khấu hao giống như các xe tải của đơn vị. Đơn vị đã chuyển nợ dài hạn sang nợ dài hạn đến hạn trả số tiền đơn vị phải trả vào ngày 1/1/200X+1 theo hợp đồng.
3. Ngày 25/3/200X, đơn vị nhượng bán một xe tải có nguyên giá 110.000.000 đồng, đã khấu hao đến 31/12/200X-1 là 82.500.000 đồng. Số tiền mặt thu được là 29.370.000 đồng (đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng) được đơn vị ghi giảm trực tiếp 26.700.000 đồng vào nguyên giá tài sản cố định. Đơn vị không ghi bút toán giảm tài sản cố định theo quy định.
4. Các dụng cụ quản lý tăng thêm trong kỳ chủ yếu là hai máy tính trang bị cho Phòng kế toán vào tháng 6/200X, trị giá 35.000.000 đồng/cái. Ngoài ra, đơn vị còn mua một hệ thống âm thanh phục vụ cho nhu cầu phúc lợi trị giá 30.000.000 lợi sang quỹ phúc lợi đã hình thành thì sản và đã không tính khấu hao cho tài sản này vào chi phí trong kỳ.
Thông tin bổ sung:
- Chính sách khấu hao của đơn vị là khấu hao đường thẳng với tỷ lệ 4% cho văn phòng, 10% cho phương tiện vận tải và 20% cho dụng cụ quản lý. Khấu hao được tính từ tháng kế tiếp sau tháng tăng tài sản, ngừng khấu hao từ tháng kế tiếp sau tháng giảm tài sản. Chi phí khấu hao của văn phòng và dụng cụ quản lý được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp còn chi phí khấu hao của phương tiện vận tải được tính vào chi phí bán hàng. Giả sử chính sách này phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và tình trạng sử dụng tài sản của đơn vị.
- Tất cả giá trị tài sản tăng trong kỳ nêu trên đều là giá chưa thuế Giá trị gia tăng, thuế suất đầu vào là 10%. Đơn vị thuộc diện chịu thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Yêu cầu:
a) Hãy lập Bảng kê các bút toán điều chỉnh mà anh (chị) cho rằng cần thiết. Đơn vị chưa khóa sổ cuối năm. Giả sử không xem xét ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
b) Hãy lập Biểu chỉ đạo cho khoản mục tài sản cố định, phản ánh số dư của đơn vị, bút toán đề nghị điều chỉnh của kiểm toán viên và số dư kiểm toán.
TK Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.000.000
TK Tài sản cố định 15.000.000
Đưa ra khỏi tài sản cố định những chi phí không đủ điều kiện ghi nhận tài sản cố định, bao gồm:
Trang trí nội thất 10.400.000 đồng
Trang bị bàn ghế 4.600.000 đồng
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 2
TK Hao mòn tài sản cố định 450.000
TK Chi phí quản lý doanh nghiệp 450.000
Loại bỏ chi phí khấu hao các tài sản không đủ tiêu chuẩn tính vào tài sản cố định
[(15.000.000 x 4%): 12] x 9 = 450.000
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 3
TK Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.440.000
TK Hao mòn tài sản cố định 4.440.000
Điều chỉnh chi phí khấu hao của máy lạnh từ 4% lên 20% (phù hợp chính sách kế toán của đơn vị):
Khấu hao theo tỷ lệ 20%: [(37.000.000 x 20%):12] x 9 = 5.550.000
Khấu hao theo tỷ lệ 4%: [(37.000.000 x 4%): 12] x 9 = 1.110.000
Chênh lệch: 4.440.000
Ngoài ra, do đơn vị ghi máy lạnh vào nhóm văn phòng trong tài sản cố định, kiểm toán viên cần đề nghị hai bút toán sắp xếp lại khoản mục:
(a) TK Tài sản cố định (dụng cụ quản lý) 37.000.000
TK Tài sản cố định (văn phòng) 37.000.000
Điều chỉnh nguyên giá máy lạnh vào nhóm dụng cụ quản lý thay vì ở nhóm văn phòng.
(b) TK Hao mòn tài sản cố định (văn phòng) 5.550.000
TK Hao mòn tài sản cố định (dụng cụ quản lý) 5.550.000
Điều chỉnh lại hao mòn lũy kế của máy lạnh vào nhóm dụng cụ quản lý thay vì ở nhóm văn phòng.
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 4
TK Nợ dài hạn 92.600.000
TK Nợ dài hạn đến hạn trả 3.400.000
TK Tài sản cố định 96.000.000
Giảm tài sản cố định vị trường hợp này không phải là thuê tài chính mà chỉ là thuê hoạt động (hợp đồng có quyền hủy ngang).
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 5
TK Nợ dài hạn đến hạn trả 8.600.000
TK Chi phí tài chính 8.600.000
Giảm chi phí lãi do trả chậm, vì đây không phải là hợp đồng thuê tài chính.
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 6
TK Hao mòn tài sản cố định 8.800.000
TK Chi phí bán hàng 8.800.000
Xóa bỏ chi phí khấu hao của xe tải đi thuê [( 96.000.000 x 10% ):12] x 11= 8.800.000
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 7
TK Chi phí bán hàng 12.000.000
TK Phải trả người bán 12.000.000
Ghi nhận lại khoản phải trả người bản về tiền thuê hoạt động
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 8
TK Tài sản cố định 26.700.000
TK Thu nhập khác 26.700.000
Ghi nhận thu nhập khác từ nghiệp vụ nhượng bán tài sản cố định.
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 9
TK Hao mòn tài sản cố định 85.250.000
TK Chi phí khác 24.750.000
TK Tài sản cố định 110.000.000
Ghi giảm tài sản cố định nhượng bán có giá trị hao mòn là:
Khấu hao tính đến 31.12.200X-1: 82.500.000
Khấu hao tính thêm đến 31.3.2003: 2.750.000
{[(110.000.000 x 10%): 12] x 3}
Cộng: 85.250.000
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 10
TK Tài sản cố định 3.000.000
TK Thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ 3.000.000
Tăng nguyên giá tài sản cố định phần thuế Giá trị gia tăng 10% vì đây là tài sản cố định phúc lợi nên không được khấu trừ thuế Giá trị gia tăng.
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 11
TK Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản 1.650.000
TK Hao mòn tài sản cố định 1.650.000
Bổ sung hao môn của hệ thống âm thanh (tài sản cố định phúc lợi vẫn tính hao mòn và ghi giảm quỹ phúc lợi):
([(30.000.000+ 3.000.000) x 20% ]: 12) x 3 = 1.650.000đ
Công ty Thịnh Phú
Tài sản cố định và hao mòn tài sản cố định - Biểu chỉ đạo 31/12/200X
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nguyên giá Tài sản cố định
Hao mòn tài sản cố định
Công ty Thịnh Phú
Bảng kê tình hình tăng giảm tài sản cố định và hao mòn tài sản cố định
Năm tài chính kết thúc ngày 31/12/200X
Nguyên giá tài sản cố định
Đơn vị: 1.000 đồng
Số dư 01/01/200X | Tăng trong năm | Giảm trong năm | Số dư 31/12/200X | |
Văn phòng | 325.100 | 156.000 | 481.100 | |
Phương tiện vận tải | 408.200 | 96.000 | 26.700 | 477.500 |
Dụng cụ quản lý | 145.300 | 100.000 | 245.300 | |
Cộng | 878.600 | 325.000 | 26.700 | 1.203.900 |
Hao mòn tài sản cố định
Đơn vị: 1.000 đồng
Số dư 01/01/200X | Tăng trong năm (*) | Giảm trong năm | Số dư 31/12/200X | |
Văn phòng | 142.620 | 16.044 | 158.664 | |
Phương tiện vận tải | 124.620 | 41.370 | 165.990 | |
Dụng cụ quản lý | 65.100 | 30.300 | 95.400 | |
Cộng | 332.340 | 87.714 | 420.054 |
(*) Hoàn toàn là chi phí khấu hao năm 200X.
Số dư 01/01/200X của Tài sản cố định và Hao mòn TSCĐ đã được đối chiếu và kết quả thống nhất với số liệu trong hồ sơ kiểm toán năm trước (biết rằng báo cáo kiểm toán năm 200X-1 là chấp nhận toàn phần). Anh (chị) đã tiến hành các thủ tục kiểm toán cần thiết và phát hiện những vấn đề sau:
1. Trong năm 200X, đơn vị đã xây dựng mới cửa hàng số 3 với tổng chi phí là 104.000.000 đồng, hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 3/6/200X. Ngoài ra, đơn vị đã chỉ 52.000.000 đồng cho việc cải tạo văn phòng làm việc của Giám đốc, bao gồm:
- Trang trí nội thất: 10.400.000 đồng.
- Trang bị bàn ghế: 4.600.000 đồng.
- Trang bị máy lạnh: 37.000.000 đồng.
Công trình cải tạo văn phòng làm việc hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 3/200X và đã trích khấu hao.
2. Ngày 1/1/200X, đơn vị thuê 1 xe tải trong 10 năm với số tiền thanh toán hàng năm là 12.000.000 đồng trả vào ngày 1/1 mỗi năm từ năm 200X+1. Theo hợp đồng, một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng sau khi thông báo cho bên kia trước 60 ngày. Hợp đồng không quy định về việc chuyển giao quyền sở hữu sau khi thuê cũng như bất kỳ một điều kiện mua ưu đãi nào khi hết thời hạn thuê.
- Đơn vị đã ghi nhận xe tải trên vào tài sản cố định của đơn vị với nguyên giá là 96.000.000 đồng tương ứng với một khoản nợ dài hạn cũng là 96.000.000 đồng. Số tiền chênh lệch giữa tổng số tiền phải trả trong 10 năm (120.000.000 đồng) với nguyên giá (96.000.000 đồng) được đơn vị xem như lãi trả chậm, ghi nhận vào ngày 31/12 mỗi năm.
- Số tiền lãi được ghi nhận trong năm 200X là 8.600.000 đồng. Xe tải này được áp dụng chính sách khấu hao giống như các xe tải của đơn vị. Đơn vị đã chuyển nợ dài hạn sang nợ dài hạn đến hạn trả số tiền đơn vị phải trả vào ngày 1/1/200X+1 theo hợp đồng.
3. Ngày 25/3/200X, đơn vị nhượng bán một xe tải có nguyên giá 110.000.000 đồng, đã khấu hao đến 31/12/200X-1 là 82.500.000 đồng. Số tiền mặt thu được là 29.370.000 đồng (đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng) được đơn vị ghi giảm trực tiếp 26.700.000 đồng vào nguyên giá tài sản cố định. Đơn vị không ghi bút toán giảm tài sản cố định theo quy định.
4. Các dụng cụ quản lý tăng thêm trong kỳ chủ yếu là hai máy tính trang bị cho Phòng kế toán vào tháng 6/200X, trị giá 35.000.000 đồng/cái. Ngoài ra, đơn vị còn mua một hệ thống âm thanh phục vụ cho nhu cầu phúc lợi trị giá 30.000.000 lợi sang quỹ phúc lợi đã hình thành thì sản và đã không tính khấu hao cho tài sản này vào chi phí trong kỳ.
Thông tin bổ sung:
- Chính sách khấu hao của đơn vị là khấu hao đường thẳng với tỷ lệ 4% cho văn phòng, 10% cho phương tiện vận tải và 20% cho dụng cụ quản lý. Khấu hao được tính từ tháng kế tiếp sau tháng tăng tài sản, ngừng khấu hao từ tháng kế tiếp sau tháng giảm tài sản. Chi phí khấu hao của văn phòng và dụng cụ quản lý được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp còn chi phí khấu hao của phương tiện vận tải được tính vào chi phí bán hàng. Giả sử chính sách này phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và tình trạng sử dụng tài sản của đơn vị.
- Tất cả giá trị tài sản tăng trong kỳ nêu trên đều là giá chưa thuế Giá trị gia tăng, thuế suất đầu vào là 10%. Đơn vị thuộc diện chịu thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Yêu cầu:
a) Hãy lập Bảng kê các bút toán điều chỉnh mà anh (chị) cho rằng cần thiết. Đơn vị chưa khóa sổ cuối năm. Giả sử không xem xét ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
b) Hãy lập Biểu chỉ đạo cho khoản mục tài sản cố định, phản ánh số dư của đơn vị, bút toán đề nghị điều chỉnh của kiểm toán viên và số dư kiểm toán.
GIẢI
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 1TK Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.000.000
TK Tài sản cố định 15.000.000
Đưa ra khỏi tài sản cố định những chi phí không đủ điều kiện ghi nhận tài sản cố định, bao gồm:
Trang trí nội thất 10.400.000 đồng
Trang bị bàn ghế 4.600.000 đồng
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 2
TK Hao mòn tài sản cố định 450.000
TK Chi phí quản lý doanh nghiệp 450.000
Loại bỏ chi phí khấu hao các tài sản không đủ tiêu chuẩn tính vào tài sản cố định
[(15.000.000 x 4%): 12] x 9 = 450.000
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 3
TK Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.440.000
TK Hao mòn tài sản cố định 4.440.000
Điều chỉnh chi phí khấu hao của máy lạnh từ 4% lên 20% (phù hợp chính sách kế toán của đơn vị):
Khấu hao theo tỷ lệ 20%: [(37.000.000 x 20%):12] x 9 = 5.550.000
Khấu hao theo tỷ lệ 4%: [(37.000.000 x 4%): 12] x 9 = 1.110.000
Chênh lệch: 4.440.000
Ngoài ra, do đơn vị ghi máy lạnh vào nhóm văn phòng trong tài sản cố định, kiểm toán viên cần đề nghị hai bút toán sắp xếp lại khoản mục:
(a) TK Tài sản cố định (dụng cụ quản lý) 37.000.000
TK Tài sản cố định (văn phòng) 37.000.000
Điều chỉnh nguyên giá máy lạnh vào nhóm dụng cụ quản lý thay vì ở nhóm văn phòng.
(b) TK Hao mòn tài sản cố định (văn phòng) 5.550.000
TK Hao mòn tài sản cố định (dụng cụ quản lý) 5.550.000
Điều chỉnh lại hao mòn lũy kế của máy lạnh vào nhóm dụng cụ quản lý thay vì ở nhóm văn phòng.
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 4
TK Nợ dài hạn 92.600.000
TK Nợ dài hạn đến hạn trả 3.400.000
TK Tài sản cố định 96.000.000
Giảm tài sản cố định vị trường hợp này không phải là thuê tài chính mà chỉ là thuê hoạt động (hợp đồng có quyền hủy ngang).
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 5
TK Nợ dài hạn đến hạn trả 8.600.000
TK Chi phí tài chính 8.600.000
Giảm chi phí lãi do trả chậm, vì đây không phải là hợp đồng thuê tài chính.
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 6
TK Hao mòn tài sản cố định 8.800.000
TK Chi phí bán hàng 8.800.000
Xóa bỏ chi phí khấu hao của xe tải đi thuê [( 96.000.000 x 10% ):12] x 11= 8.800.000
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 7
TK Chi phí bán hàng 12.000.000
TK Phải trả người bán 12.000.000
Ghi nhận lại khoản phải trả người bản về tiền thuê hoạt động
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 8
TK Tài sản cố định 26.700.000
TK Thu nhập khác 26.700.000
Ghi nhận thu nhập khác từ nghiệp vụ nhượng bán tài sản cố định.
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 9
TK Hao mòn tài sản cố định 85.250.000
TK Chi phí khác 24.750.000
TK Tài sản cố định 110.000.000
Ghi giảm tài sản cố định nhượng bán có giá trị hao mòn là:
Khấu hao tính đến 31.12.200X-1: 82.500.000
Khấu hao tính thêm đến 31.3.2003: 2.750.000
{[(110.000.000 x 10%): 12] x 3}
Cộng: 85.250.000
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 10
TK Tài sản cố định 3.000.000
TK Thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ 3.000.000
Tăng nguyên giá tài sản cố định phần thuế Giá trị gia tăng 10% vì đây là tài sản cố định phúc lợi nên không được khấu trừ thuế Giá trị gia tăng.
Bút toán đề nghị điều chỉnh số 11
TK Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản 1.650.000
TK Hao mòn tài sản cố định 1.650.000
Bổ sung hao môn của hệ thống âm thanh (tài sản cố định phúc lợi vẫn tính hao mòn và ghi giảm quỹ phúc lợi):
([(30.000.000+ 3.000.000) x 20% ]: 12) x 3 = 1.650.000đ
Công ty Thịnh Phú
Tài sản cố định và hao mòn tài sản cố định - Biểu chỉ đạo 31/12/200X
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nguyên giá Tài sản cố định
Số dư 31/12/200X | Điều chỉnh Nợ | Điều chỉnh Có | Tham chiếu | Số đã kiểm toán | |
Văn phòng | 481.100 | 15.000 37.000 | (1) (a) | 429.100 | |
Phương tiện vận tải | 477.500 | 26.700 | 96.000 110.000 | (4) (8) (9) | 298.200 |
Dụng cụ quản lý | 245.300 | 37.000 3.000 | (a) (10) | 285.300 | |
Cộng | 1.203.900 | 66.700 | 268.000 | 1.012.600 |
Hao mòn tài sản cố định
Số dư 31/12/200X | Điều chỉnh Nợ | Điều chỉnh Có | Tham chiếu | Số đã kiểm toán | |
Văn phòng | 159.664 | 450 5.500 | 4.440 | (2) (b) (3) | 160.224 |
Phương tiện vận tải | 165.990 | 8.800 85.250 | (6) (9) | 260.040 | |
Dụng cụ quản lý | 95.400 | (a) (10) | 285.300 | ||
Cộng | 420.054 | 100.050 | 11.640 | 508.464 |