TL - Kiểm toán nội bộ 3

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
12. Những điểm giống và khác nhau giữa cơ quan kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ?

a) Những điểm giống nhau giữa cơ quan kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ:

- Ngoài kiểm toán báo cáo tài chính, cơ quan kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ còn thực hiện kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

- Ra đời nhằm thỏa mãn yêu cầu của chủ thể quản lý như nhà quản lý doanh nghiệp hay Nhà nước.

- Thông qua công tác kiểm toán, nghiên cứu để xuất các kiến nghị nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, gian lận hay sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực, lãng phí vốn và tài sản của Nhà nước (đối với cơ quan Kiểm toán nhà nước) hoặc của đơn vị (đối với kiểm toán nội bộ).

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc Hội, Uỷ ban thưởng vụ quốc hội, (đối với cơ quan kiểm toán nhà nước) hoặc theo yêu cầu của Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (đối với kiểm toán nội bộ).

- Quy trình kiểm toán luôn gồm bốn bước: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện kiểm toán, Báo cáo kiểm toán và Theo dõi sau kiểm toán. Trong đó bước Theo dõi sau kiểm toán có vai trò quan trọng.

- Có mối tương đồng lớn giữa hệ thống chuẩn mực kiểm toán Nhà nước của Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam về tính độc lập, năng lực chuyên môn, và thận trọng nghề nghiệp.

b) Những điểm khác nhau giữa cơ quan Kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ:

- Điểm khác biệt lớn nhất giữa cơ quan Kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ là kiểm toán nhà nước được quy định chặt chế bởi luật lệ của Nhà nước (Luật Ngân sách, Luật Kiểm toán Nhà nước...) còn kiểm toán nội bộ thì ít hơn.

- Phạm vi hoạt động của kiểm toán nhà nước thường rộng hơn nhiều so với kiểm toán nội bộ.



13. Bạn là thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị của công ty cổ phần Gia Khánh. Trong cuộc họp sắp tới với các lãnh đạo chủ chốt của công ty, bạn dự định sẽ trình bày về trách nhiệm của các bên đối với công tác kiểm toán nội bộ trong đơn vị.

Ban hãy cho biết vắn tắt các trách nhiệm này của:

a) Hội đồng quản trị.
b) Tổng giám đốc.
c) Các bộ phận được kiểm toán.



Những trách nhiệm chủ yếu của các bên đối với công tác kiểm toán nội bộ trong đơn vị:

a) Hội đồng quản trị

- Ban hành quy chế kiểm toán nội bộ
- Tạo điều kiện thuận lợi để bộ phận kiểm toán nội bộ hoàn thành trách nhiệm
- Đánh giá, giám sát và chịu trách nhiệm chính về việc đảm bảo chất lượng kiểm toán nội bộ
- Quyết định việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ
- Phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch kiểm toán năm

b) Tổng giám đốc

- Tạo điều kiện thuận lợi để bộ phận kiểm toán nội bộ hoàn thành trách nhiệm
- Chỉ đạo các bộ phận thực hiện phối hợp công tác với kiểm toán nội bộ
- Đôn đốc các bộ phận thực hiện những kiến nghị kiểm toán
- Thông báo cho kiểm toán nội bộ về các thay đổi trong hoạt động của đơn vị

c) Các bộ phận được kiểm toán

- Cung cấp đầy đủ thông tin tài liệu cho kiểm toán nội bộ
- Thông báo ngay cho kiểm toán nội bộ khi phát hiện những sai phạm, yếu kém hay rủi ro gây thất thoát tài sản
- Tạo điều kiện cho kiểm toán nội bộ làm việc hiệu quả
- Thực hiện các kiến nghị kiểm toán
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top