TL - Kế toán quản trị nhà cung cấp và khách hàng 3

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Bài 5: Ông Huy đang điều hành phân xưởng sản xuất bánh mì và bánh ngọt. Một trong những nguyên liệu chính được sử dụng là bắp hữu cơ, với giá 5.000đ/kg. Phân xưởng của anh hoạt động 350 ngày/ năm. Các thông tin được cung cấp như sau:

a. Lượng bắp sử dụng hàng năm: 80.000kg
b. Thời gian trung bình từ khi đặt hàng đến lúc nhận hàng: 4 ngày
c. Chi phí ước tính cho việc đặt và nhận hàng/mỗi đơn hàng: 80.000đ
d. Chi phí ước tính cho việc dự trữ 1kg bắp tồn kho: 500đ

Yêu cầu:

1. Sử dụng dữ liệu trên để tính:
a. EOQ
b. Số lượng đơn đặt hàng hàng năm

2. Gần đây, Ông Huy có nghe nói đến phương thức mua hàng JIT và ông muốn ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, ông ấy lại lo lắng rằng chi phí đặt hàng sẽ cao. Hãy giải thích các lợi ích mang lại từ phương thức mua hàng JIT và làm sáng tỏ mối quan tâm của ông ta về chi phí phát sinh khi áp dụng phương thức này.

3. Sau khi phân tích tóm tắt về chi phí tồn kho của bắp nguyên liệu, bao gồm cả khoảng lãng phí về diện tích sử dụng và không hiệu quả, bạn phát hiện rằng chi phí dự trữ hàng năm có thể giảm còn 200 đ/kg bắp. Ông Huy nhờ bạn giúp ông ta thương lượng mua hàng theo phương thức JIT với nhà cung cấp lớn. Sau một vài thảo luận, bạn phát hiện chi phí đặt hàng hiện giờ giảm chỉ còn 22.000 đồng cho mỗi một đơn hàng. Tính:
a. EOQ mới
b. Số lượng đơn đặt hàng mới mỗi năm.


GIẢI

Giá 1kg bắp 500 đ/kg
Số ngày hoạt động trong năm350 ngày
Lượng bắp sd hàng năm D80.000 kg
Tgian đặt & nhận hàng4 ngày
CP 1 lần đặt & nhận hàng C80.000đ
CP tồn trữ 1kg bắp H500đ

Yêu cầu 1:
  1. EOQ = 2x80000x80000500 = 5059.644
  2. Số lượng ĐĐH = Số lượng bắp sử dụng hàng năm D/ EOQ= 80.000/5059.644 = 16 đơn
Yêu cầu 2:
- Khác với mô hình truyền thống, mô hình JIT tập trung vào loại trừ những hao phí trong sản xuất bằng việc chỉ sản xuất đúng số lượng và kết hợp các thành phần tại đúng chỗ vào đúng thời điểm. Nói cách khác, JIT là hệ thống sản xuất trong đó các luồng nguyên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm truyền vận trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành.
--> Vì thế khi áp dụng mô hình này sẽ giảm tối đa hiện tượng tồn kho, giảm diện tích và chi phí tồn trữ, linh hoạt trong thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm. Bên cạnh đó, mô hình này cũng làm phát sinh CP thiệt hại sx do thiếu hụt HTK, CP đặt nvl gấp và có thể mất doanh số do sx bị gián đoạn tuy nhiên nếu có kế hoạch tốt và giao kết hợp đồng với NCC phù hợp thì sẽ giảm thiểu được CP.

Yêu cầu 3:

CP tồn trữ 1kg bắp H200 đ
CP 1 lần đặt & nhận hàng C22.000 đ
Lượng bắp sd hàng năm D80.000 kg

  1. EOQ = 2 x 22000 x 80000200 = 4195.235
  2. Số lượng ĐĐH = 80.000/4195.235 = 19 đơn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top