TL - Kế toán quản trị chất lượng

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Bài 1. Hãy phân tích và đưa ra dẫn chứng cụ thể về một số nhận định sai lầm về chất lượng như:

1. Chất lượng cao đòi hỏi chi phí lớn
2. Quá nhấn mạnh và tập trung vào chất lượng sẽ làm giảm năng suất
3. Quy trách nhiệm khi phát hiện chất lượng kém là lỗi của công nhân
4. Cải tiến chất lượng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn.
5. Chất lượng được đảm bảo là do khâu kiểm tra chặt chẽ.

GIẢI

1. Chất lượng cao đòi hỏi chi phí lớn
- Không phải cứ chất lượng cao thì chi phí phải lớn mà quan trọng là phải hiểu được chất lượng được tạo nên như thế nào.
- Trước hết chất lượng được hình thành trong giai đoạn thiết kế được chuyển thành sản phẩm thông qua các quá trình sản xuất.
- Việc đầu tư vào giai đoạn nghiên cứu và triển khai sẽ đem lại những cải tiến đáng kể về chất lượng sản phẩm.
- Tương tự, việc cải tiến các quá trình sản xuất làm tổng chi phí ngày càng cao trong khi thực tế về chi phí ngày càng giảm

2. Quá nhấn mạnh và tập trung vào chất lượng sẽ làm giảm năng suất
- Khi kiểm tra gay gắt sẽ dẫn đến một số lượng lớn sản phẩm bị loại bỏ, ngày nay để khắc phục tình trạng này thì kiểm soát chất lượng chủ yếu là phòng ngừa trong giai đoạn thiết kế và chế tạo. Phương châm là làm đúng ngay từ đầu. Việc nâng cao CLSP và Slg là bổ sung cho nhau.
- Ngày nay năng suất không chỉ là số lượng mà là giá trị gia tăng mà khách hàng có được. Bởi vậy cải tiến về chất lượng sẽ làm tăng năng suất.
Dẫn chứng: Cải tiến chất lượng ở khâu thiết kế sẽ giúp kết quả thiết kế đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng và thích hợp với năng lực sản xuất của DN và DN có thể chế chế tạo sản phẩm nhờ quá trình sản xuất tiết kiệm nhất

3. Quy trách nhiệm khi phát hiện chất lượng kém là lỗi của công nhân
- Công nhân chỉ chịu trách nhiệm về chất lượng trong khâu sản xuất trực tiếp. Kết quả phân tích cho thấy rằng hơn 80% sai hỏng là do lỗi của các nhà quản lý.
- Vì quản lý chất lượng là trách nhiệm của mỗi thành viên trong tổ chức, trong đó lãnh đạo giữ vai trò quyết định.
Dẫn chứng: Các nhà kinh tế Pháp phân tích trách nhiệm trước những tổn thất do chất lượng kém gây ra theo các số liệu như sau: 25% do người thừa hành, 25% do giáo dục và 50% do lãnh đạo.

4. Cải tiến chất lượng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn.
- Nhà xưởng, máy móc thiết bị bản thân chúng không đủ đảm bảo chất lượng cao.
- Trong hầu hết mọi trường hợp, chất lượng có thể được cải tiến đáng kể nhờ biết tạo ra nhận thức trong cán bộ công nhân viên về đáp ứng yêu cầu khách hàng, nhờ tiêu chuẩn hóa các quá trình, củng cố kỷ luật lao động, kỹ thuật.
- Điều này không đòi hỏi phải chi phí lớn, đầu tư lớn mà chỉ cần có nề nếp làm việc tốt, một quyết tâm và cam kết đối với chất lượng ở trong hàng ngũ lãnh đạo.

5. Chất lượng được đảm bảo là do khâu kiểm tra chặt chẽ.
- Chất lượng không được tạo dựng qua kiểm tra. Kiểm tra chỉ nhằm phân loại, sàng lọc sản phẩm. Bản thân hoạt động kiểm tra không thể cải tiến được chất lượng.
Dẫn chứng: Các nghiên cứu cho thấy có 60 – 70% các khuyết tật được phát hiện tại xưởng sản xuất là có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến những thiếu sót trong quá trình thiết kế, chuẩn bị sản xuất, cung ứng.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top