TL - Kế toán quản trị chất lượng 3

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Bài 4. Công ty M&M đang thu thập thông tin phục vụ lập báo cáo chi phí chất lượng như sau:

- Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng phát hiện trong sản xuất10.000.000đ
- Chi phí phục vụ khiếu nại khách hàng2.000.000đ
- Thiệt hại ngừng sản xuất14.000.000đ
- Chi phí bảo hành8.000.000đ
- Chi phí kiểm tra NVL nhập kho3.000.000đ
- Chi phí kiểm tra phòng thí nghiệm1.000.000đ
- Chi phí kiểm tra chất lượng12.000.000đ

Yêu cầu:

1. Tính tổng chi phí thiệt hại nội bộ
2. Tính tỷ trọng chi phí thiệt hại nội bộ trong tổng chi phí chất lượng
3. Công ty cần làm gì để cải thiện chi phí thiệt hại nội bộ?

GIẢI


Chi phí sửa chữa sp hỏng phát hiện trong sản xuất (1)10,000,000I
Chi phí phục vụ khiếu nại khách hàng (2)2,000,000E
Thiệt hại ngừng sản xuất (3)14,000,000I
Chi phí bảo hành (4)8,000,000E
Chi phí kiểm tra NVL, nhập kho (5)3,000,000Chi phí kiểm định
Chi phí kiểm tra phòng thí nghiệm (6) 1,000,000Chi phí kiểm định
Chi phí kiểm tra chất lượng (7) 12,000,000Chi phí ngăn ngừa

1. Tổng chi phí thiệt hại nội bộ = (1) + (3) = 10.000.000 + 14.000.000 = 24.000.000đ
2. Tỷ trọng chi phí thiệt hại nội bộ trong tổng chi phí chất lượng = Tổng chi phí nội bộ/((1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6)+(7)) = 24.000.000/ 50.000.000 = 0.48
3. Công ty cần làm gì để cải thiện chi phí thiệt hại nội bộ?
Để cải thiện chi phí thiệt hại nội bộ, công ty có thể tăng tỷ trọng các chi phí kiểm định lên, tức tăng chi phí cho các mục kiểm tra NVL nhập kho, phòng thí nghiệm, kiểm tra chất lượng đạt quy cách…

Bài 5. Quản đốc phân xưởng của Công ty K than phiền với chuyên gia chất lượng về dây chuyền sản xuất của phân xưởng ông hiện tại mỗi giờ đã sản xuất kém đi 8 sản phẩm và vì vậy đã làm giảm đi 64 sản phẩm mỗi ngày. Đó chính là nguyên nhân làm tăng giá thành đơn vị bởi lẽ ông phải tổ chức tăng ca để đảm bảo đủ lượng sản phẩm theo kế hoạch sản xuất. Bên cạnh đó, tỷ lệ hư hỏng sản phẩm cũng tăng và làm phát sinh thêm chi phí sửa chữa. Tất cả các sự việc này lại diễn tiến rất nhanh và không có dấu hiệu báo trước.

Chuyên gia chất lượng đã gợi ý quản đốc phân xưởng nên tìm ra các lý do để có giải pháp cụ thể trong việc khắc phục tình trạng chậm tiến độ sản xuất do thiếu nguyên vật liệu hay do tình hình sử dụng máy móc thiết bị cũng như tình hình hư hồng trong sản xuất sản phẩm. Đồng thời, ông cũng gợi ý phương án xử lý. Đó là sử dụng một số biểu đồ kiểm tra các trường hợp phải ngừng sản xuất vì máy móc thiết bị hư hỏng, vì thiếu vật liệu hay vì lý do nào đó và xem xét tỷ lệ sai sót trong đơn vị sản phẩm.

Theo bạn, có thể dự đoán trước được các vấn đề có thể xảy ra như tình hình phản ánh của quản đốc phân xưởng không? Dựa vào gợi ý của chuyên gia lượng cũng như quan điểm bản thân, bạn hãy đề xuất các giải pháp để khắc phục tình trạng trên.

GIẢI

Theo tôi, các vấn đề trong tình hình phản ánh của quản đốc có thể dự đoán trước được. Để khắc phục tình trạng trên thì theo tôi nên thường xuyên theo dõi tất cả các khâu sx của nhân viên và máy móc, kiểm tra định kỳ tình hình khấu hao của máy móc để tiến hành cải tiến, sửa chữa, mua mới các thiết bị
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top