tính giá thành

Hiền Đăng

Điêu Ngoa - Đanh Đá
Hội viên mới
Khi tính toán cp NVL trực tiếp, phần cp thực tế nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ được xác định = CP NVL đưa vào sử dụng trong kỳ - trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có).
Nhưng:
Trị giá NVL còn lại cuối kỳ = Trị giá NVL đầu kỳ + Trị giá phát sinh trong kỳ - Trị giá NVL cuối kỳ.
=> 2 công thức này rõ ràng là mâu thuẫn.
Vậy phải xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ntn cho đúng?
Các bác giúp em với....
 
Ðề: tính giá thành

- CP NVL trực tiếp là: Xác định chính xác NVL A xuất vào SX để tạo nên SP X.
- Khi đưa vào 10 NVL A thì cuối kỳ còn lại 5 NVL A (Chưa sử dụng hết) trong dây truyền SX --> Như vậy nó là "Giá trị cuối kỳ"
- CP đưa vào SX (để tính giá thành cho SP X) là: Đầu kỳ + Ps trong kỳ (10) - NVL cuối kỳ (5) - Phế liệu (nếu có)
* Chúc Bạn hiểu rõ !!!
 
Ðề: tính giá thành

Khi tính toán cp NVL trực tiếp, phần cp thực tế nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ được xác định = CP NVL đưa vào sử dụng trong kỳ - trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có).
Nhưng:
Trị giá NVL còn lại cuối kỳ = Trị giá NVL đầu kỳ + Trị giá phát sinh trong kỳ - Trị giá NVL cuối kỳ.
=> 2 công thức này rõ ràng là mâu thuẫn.
Vậy phải xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ntn cho đúng?
Các bác giúp em với....

Bạn đang nhầm lẫn giữa NVL đưa vào sử dụng và NVL còn đầu kỳ. Phân biệt 2 cái này bạn sẽ hiểu 2 công thức trên hoàn toàn chính xác.:noel2:
 
Ðề: tính giá thành

Khi tính toán cp NVL trực tiếp, phần cp thực tế nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ được xác định = CP NVL đưa vào sử dụng trong kỳ - trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có).
Nhưng:
Trị giá NVL còn lại cuối kỳ = Trị giá NVL đầu kỳ + Trị giá phát sinh trong kỳ - Trị giá NVL cuối kỳ.
=> 2 công thức này rõ ràng là mâu thuẫn.
Vậy phải xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ntn cho đúng?
Các bác giúp em với....

Công thức 1 sai.
Không có công thức đó
 
Ðề: tính giá thành

Cả hai công thức đều sai nên dẫn đến mâu thuẫn !!!
 
Ðề: tính giá thành

Khi tính toán cp NVL trực tiếp, phần cp thực tế nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ được xác định = CP NVL đưa vào sử dụng trong kỳ - trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có).
Nhưng:
Trị giá NVL còn lại cuối kỳ = Trị giá NVL đầu kỳ + Trị giá phát sinh trong kỳ - Trị giá NVL cuối kỳ.
=> 2 công thức này rõ ràng là mâu thuẫn.
Vậy phải xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ntn cho đúng?
Các bác giúp em với....

cái này sai nè.
Trị giá NVL còn lại cuối kỳ [/U]= Trị giá NVL đầu kỳ + Trị giá phát sinh trong kỳ - Trị giá NVL cuối kỳ.
phải là
giá trị NVL tồn ck = giá trị NVL tồn đk + giá trị NVL nhập kho trong kỳ - giá trị NVL xuất trong kỳ
công thức này chỉ tính được giá trị NVL tồn kho ck thui.
còn công thức
cp thực tế nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ được xác định = CP NVL đưa vào sử dụng trong kỳ - trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có).
thì trị giá NVL còn lại cuối kỳ ở đây là phần NVL xuất dùng nhưng ko hết, còn lại, có thể được đưa nhập lại kho hoặc chờ dùng cho kỳ sau, chứ không phải là giá trị NVL tồn kho cuối kỳ như công thức đỏ ở trên.
--> bạn thấy mâu thuẫn là đúng rùi... keke...
 
Ðề: tính giá thành

Khi tính toán cp NVL trực tiếp, phần cp thực tế nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ được xác định = CP NVL đưa vào sử dụng trong kỳ - trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có).
Nhưng:
Trị giá NVL còn lại cuối kỳ = Trị giá NVL đầu kỳ + Trị giá phát sinh trong kỳ - Trị giá NVL cuối kỳ.
=> 2 công thức này rõ ràng là mâu thuẫn.
Vậy phải xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ntn cho đúng?
Các bác giúp em với....

Chắc bạn ghi nhầm ở công thức 2. Theo tôi nó phải là:

(1) CP thực tế NVL trong kỳ = CP NVL đưa vào sử dụng trong kỳ - trị giá NVL còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có).

Mà:

(2) trị giá NVL còn lại cuối kỳ = Trị giá NVL đầu kỳ + Trị giá phát sinh trong kỳ - CP thực tế NVL trong kỳ .

Suy ra:

(3) CP thực tế NVL trong kỳ = Trị giá NVL đầu kỳ + Trị giá phát sinh trong kỳ - trị giá NVL còn lại cuối kỳ

Như vậy so sánh (1) và (3) suy ra:

Trị giá phát sinh trong kỳ = CP NVL đưa vào sử dụng trong kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có).

Vậy không có gì mâu thuẫn cả, và ở đây là tính giá thành, tính chi phí chứ không liên quan đến tồn kho NVL.
Cũng công nhận là sách vở dùng từ không chuẩn xác lắm nên gây ra rắc rối khó hiểu.
Muốn hiểu dễ thì đừng lệ thuộc công thức quá, hãy suy nghĩ như bà nội trợ : cầm tiền đi chợ mua cái gì, còn lại bao nhiêu tiền, về nhà nấu ăn, thức ăn thừa cất vào tủ, chiều hâm lại ăn tiếp khỏi phải mua thêm ...
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top