Ðề: Tính giá thành từng sản phẩm hay tính chung ?
Tất cả mọi người đã nói đúng đấy. Phải tính riêng cho từng sản phẩm
Nếu gạo nguyên liệu đầu vào bạn có thể hạch toán riêng từng loại thì bạn có thể tính giá thành cho từng laọi gạo được nhưng cũng khá phức tạp.
VD trong 1 ngày nhập gạo nguyên liệu có rất nhiều loại ko phải một loại. Như vậy trong ngày đó có thể SX các lại gạo:5%, 10%, 15%, 20%, 25%. Như vậy bạn phải theo dõi được từng loại gạo nguyên liệu mua vào để sản SX ra từng loại gạo thành phẩm. Ví dụ như loại gạo nguyên liệu nào mua vào để SX ra gạo 5% thì phải theo dõi riêng, các loại khác cũng vậy. Các chi phí khác không hạch toán riêng được như điện, nhân công, nước, khấu hao và các chi phí khác thì bạn có thể đưa ra 1 tỷ lệ định mức để phân bổ. VD như SX gạo 5% thì tiền điện, nước, nhân công, khấu hao luôn cao hơn loại 10%>15%>20%>25% nên bạn có thể quy định hệ số để phân bổ các chi phí chung VD như:
-gạo 25%: hệ số 1
-gạo 20%: hệ số 1.05
- .......
-Gạo 5%: hệ số 1.2
rồi dựa vào các hệ số này để phân bổ
Khi SX từng loại gạo này thì có các loại phụ phẩm như tấm 1/2, 3/4..., cám thì cũng phải theo dõi riêng để tính giá thành phụ phẩm và thành phẩm vì các loại phụ phẩm có tỷ lệ khác nhau khi SX các laọi gạo khác nhau.
Vấn đề nữa là bạn cũng phải tính giá thành các loại phụ phẩm này như thế nào. VD khi SX gạo 5% tấm thì có các loại: gạo 5%, tấm 1/2, tấm 3/4, cám. Thường thì giá các loại phụ phẩm này cũng biến động theo giá của thành phẫm nên bạn có thể quy định tỷ lệ giá cho các phụ phẩm này. VD như SX gạo 5%:
- hệ số giá cám là 1
- HS giá tấm 3/4 là 1.2
- HS giá tấm 1/2 là 1/5
- HS giá gạo 5% là 2
các loại gạo khác thì bạn có thể quy định hệ số khác nhau
Như vậy, khi bạn có các hệ số này thì có thể tính được giá của gạo thành phẩm.
Chúc bạn làm tốt đề tài này!