xác định bằng chênh lệch tạm thời giữa kế toán và thuế nhân với thuế suất thuế TNDN.
chênh lệch làm giảm thuế TNDN kỳ này sẽ làm tăng thuế TNDN kỳ sau nên sẽ hình thành thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả
chênh lệch tăng thuế TNDN kỳ này sẽ làm giảm thuế TNDN kỳ sau nên sẽ hình thành tài sản thuế TNDN hoãn lại.
bạn tham khảo thêm trong này nhé... http://www.tapchiketoan.com/ke-toan...hi-so-ke-toan-va-trinh-bay-bao-cao-tai-4.html
Bạn tham khảo nhé:
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả:
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm x Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành
• Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
• Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một Tài sản hay Nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế TNDN (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.
• Để phản ánh khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả này, Thông tư quy định sử dụng Tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại