Khổ thân chưa. Hầu hết mấy bạn mới vào nghề thì khó hiểu lắm. Đi thực tế là hiểu liền à.
1. Khi bạn mua hàng để tiêu dùng thì ngoài khoản tiền hàng bạn phải trả cho nhà cung cấp, bạn phải trả thêm 1 khoản thuế nữa, gọi là thuế giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng hay VAT (value additianal taxation). Người bán thu hộ nhà nước khoản này và cuối tháng kê khai nộp lại cho nhà nước.
2. Khi 1 đơn vị bán hàng hóa gì đó, thì ngoài tiền hàng họ phải tính thêm 1 khoản thuế GTGT thu hộ cho nhà nước và phải trả cho nhà nước (gọi là thuế đầu ra).
3. Nhưng khi đơn vị mua hàng hóa không phải để tiêu dùng mà chỉ để phục vụ cho sản xuất, tạo ra 1 Sp khác thì không phải chịu số tiền thuế khi mua hàng (gọi là thuế đầu vào). Nhưng khi mua hàng họ đã trả cho người bán cả tiền hàng và tiền thuế rồi nên nhà nước phải có trách nhiệm trả lại cho họ. Như vậy họ vừa phải trả cho nhà nước số tiền thuế họ thu hộ khi bán hàng (thuế đầu ra), còn nhà nước phải trả lại cho họ số tiền thuế khi họ mua vật tư, hàng hóa phục vụ cho sản xuất (thuế đầu vào). Nên hàng tháng họ lập biểu khấu trừ khoản phải thu của NN và khoản phải trả NN (Tức là thuế đầu vào và đầu ra của họ). Nếu thuế đầu vào lớn hơn đầu ra thì NN phải trả lại tiền cho họ, còn nếu thuế đầu ra lớn hơn thì họ phải đóng thuế VAT.
Giải thích như vậy mà em còn không hiểu được thì anh đây cũng bó tay luôn đó.