Mời các bác cùng thảo luận quy định thuế suất đối với các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chưa qua chế biến theo thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/03/2013 của Bộ tài chính.
* Trường hợp 1
Nghiệp vụ 1: Công ty trồng trọt A bán Ngô cho Cty thương mại B. Theo khoản 1 điều 4 thì Ngô do A tự trồng trọt ra nên mặt hàng Ngô là đối tượng không chịu thuế.
Bán: 10.000 kg x 8.000 đ/kg = 80.000.000 đồng
Nghiệp vụ 2: Công ty thương mại B bán cho Công ty thương mại C (nộp thuế GTGT theo pp khấu trừ). Theo khoản 5 điều 5 thì mặt hàng Ngô ở khâu kinh doanh thương mại nên thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Bán: 10.000 kg x 8.100 đ/kg = 81.000.000 đồng
Nghiệp vụ 3: Công ty thương mại C bán cho hộ chăn nuôi X (Hoặc bán cho Công ty thương mại B nộp thuế GTGT theo pp trực tiếp). Theo khoản 5 điều 10 thì mặt hàng Ngô thuộc đối tượng chịu thuế 5%
Bán: 10.000 kg x 8.200 đ/kg = 82.000.000 đồng
Thuế GTGT 5% tương ứng là: 4.100.000 đồng.
Như vậy hộ chăn nuôi X phải thanh toán thêm số tiền thuế GTGT mà Công ty C phải nộp cho nhà nước là 4.100.000 đồng. Và nhà nước thu được 4.100.000 đồng.
* Trường hợp 2
Công ty trồng trọt A bán trực tiếp cho hộ chăn nuôi X thì lúc này mặt hàng Ngô thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Và nhà nước không thu được đồng tiền thuế GTGT nào cả.
* Nhận xét:
1. Cùng một mặt hàng Ngô hạt nhưng qua từng khâu lại thuộc hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế hoặc thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. => Quá rắc rối và rất rễ gây nhầm lẫn đặc biệt trong tình hình hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh rất nhiều ngành hàng và ở nhiều khâu vừa là người trực tiếp trồng trọt vừa là doanh nghiệp thương mại vừa là người tiêu dùng.
2. Người bán phải quan tâm đến phương pháp kê khai thuế GTGT của khách hàng để xác định mặt hàng này có chịu thuế 5% hay thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. => Tồn tại nhiều rủi ro nếu như phía khách hàng cố tình cung cấp thông tin không chính xác.
3. Theo chuỗi cung ứng như trường hợp 1. Thì số thuế đầu ra hộ chăn nuôi X phải nộp toàn bộ. Trong khi đó thuế GTGT đầu vào sẽ không được khấu trừ ở bất kỳ doanh nghiệp nào.
Công ty trồng trọt A bán sản phẩm không chịu thuế nên ko được khấu trừ.
Hộ chăn nuôi X chắc chắn sản phẩm bán ra là con vật nuôi cũng sẽ ko được khấu trừ.
4. Theo 2 trường hợp việc tổ chức phân phối sản phẩm khác nhau dẫn đến số thuế GTGT thu về của nhà nước là khác hẳn nhau. Theo trường hợp 1 thì thuế GTGT này đánh trực tiếp vào hộ chăn nuôi X. => Điều này mâu thuẫn với điều 2 luật thuế GTGT: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
5. Qua các ý trên tôi chưa thấy được chính sách thuế ưu đãi thuế đối với lĩnh vực trồng trọt này ngược lại còn quá rắc rối cho các doanh nghiệp.
Các bác nghĩ như thế nào về vấn đề này ?
Xin cám ơn sự quan tâm, chia sẻ!
* Trường hợp 1
Nghiệp vụ 1: Công ty trồng trọt A bán Ngô cho Cty thương mại B. Theo khoản 1 điều 4 thì Ngô do A tự trồng trọt ra nên mặt hàng Ngô là đối tượng không chịu thuế.
Bán: 10.000 kg x 8.000 đ/kg = 80.000.000 đồng
Nghiệp vụ 2: Công ty thương mại B bán cho Công ty thương mại C (nộp thuế GTGT theo pp khấu trừ). Theo khoản 5 điều 5 thì mặt hàng Ngô ở khâu kinh doanh thương mại nên thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Bán: 10.000 kg x 8.100 đ/kg = 81.000.000 đồng
Nghiệp vụ 3: Công ty thương mại C bán cho hộ chăn nuôi X (Hoặc bán cho Công ty thương mại B nộp thuế GTGT theo pp trực tiếp). Theo khoản 5 điều 10 thì mặt hàng Ngô thuộc đối tượng chịu thuế 5%
Bán: 10.000 kg x 8.200 đ/kg = 82.000.000 đồng
Thuế GTGT 5% tương ứng là: 4.100.000 đồng.
Như vậy hộ chăn nuôi X phải thanh toán thêm số tiền thuế GTGT mà Công ty C phải nộp cho nhà nước là 4.100.000 đồng. Và nhà nước thu được 4.100.000 đồng.
* Trường hợp 2
Công ty trồng trọt A bán trực tiếp cho hộ chăn nuôi X thì lúc này mặt hàng Ngô thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Và nhà nước không thu được đồng tiền thuế GTGT nào cả.
* Nhận xét:
1. Cùng một mặt hàng Ngô hạt nhưng qua từng khâu lại thuộc hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế hoặc thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. => Quá rắc rối và rất rễ gây nhầm lẫn đặc biệt trong tình hình hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh rất nhiều ngành hàng và ở nhiều khâu vừa là người trực tiếp trồng trọt vừa là doanh nghiệp thương mại vừa là người tiêu dùng.
2. Người bán phải quan tâm đến phương pháp kê khai thuế GTGT của khách hàng để xác định mặt hàng này có chịu thuế 5% hay thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. => Tồn tại nhiều rủi ro nếu như phía khách hàng cố tình cung cấp thông tin không chính xác.
3. Theo chuỗi cung ứng như trường hợp 1. Thì số thuế đầu ra hộ chăn nuôi X phải nộp toàn bộ. Trong khi đó thuế GTGT đầu vào sẽ không được khấu trừ ở bất kỳ doanh nghiệp nào.
Công ty trồng trọt A bán sản phẩm không chịu thuế nên ko được khấu trừ.
Hộ chăn nuôi X chắc chắn sản phẩm bán ra là con vật nuôi cũng sẽ ko được khấu trừ.
4. Theo 2 trường hợp việc tổ chức phân phối sản phẩm khác nhau dẫn đến số thuế GTGT thu về của nhà nước là khác hẳn nhau. Theo trường hợp 1 thì thuế GTGT này đánh trực tiếp vào hộ chăn nuôi X. => Điều này mâu thuẫn với điều 2 luật thuế GTGT: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
5. Qua các ý trên tôi chưa thấy được chính sách thuế ưu đãi thuế đối với lĩnh vực trồng trọt này ngược lại còn quá rắc rối cho các doanh nghiệp.
Các bác nghĩ như thế nào về vấn đề này ?
Xin cám ơn sự quan tâm, chia sẻ!