Thuế GTGT cho mặt hàng cây cảnh cây giống

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
Thuế GTGT cho mặt hàng cây cảnh cây giống

Cơ sở kinh doanh cây cảnh , cây lấy gỗ , cây con giống , hạt giống , phân , xơ dừa tro trấu nộp thuế GTGT như thế nào?

Thuế suất thuế GTGT khi bán cây giống?

***Căn cứ:

–Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT

–Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

1/ Về thuế suất thuế GTGT bán cây cảnh, cây kiểng.

Tại Khoản, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

“1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

...”

Tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

“ 2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.”.

Tại Khoản 5, Điều 10, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5%:

“5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này…

Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ".



Tại khoản 5, điều 5, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

“ 5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

Ví dụ 19: Công ty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho công ty XNK C.

Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D (là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở) thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty TNHH D. Trên hoá đơn GTGT lập, giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

= > Theo đó:

Trường hợp Công ty mua trong nước hoặc nhập khẩu hạt giống, cây giống, cành giống, củ giống về ươm, trồng thành cây để bán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp Công ty mua cây kiểng, cây cảnh về (không phân biệt có sử dụng hay không sử dụng kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa, uốn thế) sau đó đem bán cho

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT,

+ Trường hợp nếu bán cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.

–Trường hợp Chi nhánh/ Doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp thì hoạt động bán giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

–Trường hợp Chi nhánh/ doanh nghiệp là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có mua của người nông dân trực tiếp bán ra các sản phẩm như cây cảnh, cây giống, cây bóng mát, chậu cây cảnh kèm theo (hoặc mang về ươm trồng một thời gian sau xuất bán) thì:

+ Khi xuất bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

+ Xuất bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất (5%).

– Trường hợp Công ty thực hiện các dịch vụ chăm sóc cây xanh, sử dụng kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa, uốn thế… thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10%

– Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoạt động trong lĩnh vực mua bán cây cảnh, chăm sóc cây xanh, trồng cây xanh trang trí cảnh quan đô thị nếu :

+ Công ty bán cây xanh, cây cảnh do Công ty tự trồng thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT;

+ Trường hợp Công ty mua cây xanh, cây cảnh về bán lại cho các Doanh nghiệp, Hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

+ Trường hợp Công ty bán mặt hàng nêu trên cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.

+ Trường hợp Công ty ký hợp đồng trồng cây xanh cho các dự án của các Công ty, nếu trong hợp đồng tách riêng từng loại thì phần cây xanh do Công ty mua về cung cấp thuộc đối tượng không kê khai tính nộp thuế GTGT. Các sản phẩm Công tycung cấp: đất trồng cây, cát san lấp, đất phân, tro, trấu, xơ dừa trộn lẫn lộn áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.

+ Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ trồng cây, chăm sóc cây cảnh thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.

*** Chi tiết tại:
–Công văn 2439/CT-HTr ngày15/01/2016chính sách thuế hoạt động bán giống cây trồng
–Công văn số :13222/CT-TT&HT ;Ngày phát hành :01/09/2016 V/v thuế suất thuế GTGT cây cảnh, cây kiểng - Tổng Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bình Dương- TNHH MTV
–Công văn 43/CT-TTHT ngày 05/01/2016 về thuế giá trị gia tăng đối với mua bán, chăm sóc cây xanh.
 
Nhà vườn bên em đang có nhu cầu thuê 1 anh chị nào làm báo cáo thuế cây cảnh. a có nhận ko inbox giúp em ạ
 
Thuế GTGT 5% và không phải kê khai tính nộp thuế

Xin chào anh !

Em có 1 thắc mắc mong anh giải đáp giúp em

Văn bản hợp nhất số: 14/VBHN-BTC ngày 09/05/2018 hướng dẫn về thuế GTGT:

khoản 5 Điều 5: (Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT)
Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

khoản 5 điều 10: (thuế suất 5%)
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ.

cùng là khâu kinh doanh thương mại nhưng có 2 cách tính thuế khác nhau ?

Anh giúp em với !
 
Tại khoản 5 điều 5 có ghi rõ nè bạn.
"...
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thườngcho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

Khoản 5 điều 10 là thuế suất 5% mà bạn hỏi đó.
 
Chào bạn Ketoan14092019 !
Theo mình nghĩ là:
"Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thườngcho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này."
=> đây không phải là khâu kinh doanh thương mại, mà bán hàng cho người tiêu dùng cuối (mua về rồi sử dụng luôn, không bán lại cho người khác) nên mới chịu thuế 5%. (bạn xem thử ví dụ 19 tại khoản 5 điều 5).

khoản 5 điều 5:
-Bán hàng cho Công ty họ mua về rùi bán lại cho người khác (khâu kinh doanh thương mại) thì không phải kê khai nộp thuế.
-Bán hàng cho Hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức khác họ mua về rồi sử dụng luôn không bán lại thì chịu thuế 5%
khoản 5 điều 10:
-Cũng là bán hàng cho Công ty họ mua về rùi bán lại cho người khác (khâu kinh doanh thương mại) thì chịu thuế 5%

Mình hiểu như vậy không biết là đúng hay sai nữa !
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top