Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 2017

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới

Hướng dẫn cách làm thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu:

Thủ tục - hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN được thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế với nhiều quy định về mức đóng, hồ sơ, thời hạn giải quyết; chu trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHXH;… được ban hành ngày 09/09/2015.

Untitled-1.jpg

Doanh nghiệp phải làm hồ sơ tham gia bảo hiểm bắt buộc cho tất cả các lao động kỳ hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên theo thủ tục sau:

1. Thành phần hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc.

a) Người lao động làm:
+ Tờ khai Mẫu TK1-TS - cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT
( Xem và tải mẫu tờ khai mẫu TK1-TS trong file đính kèm)
+ Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh.
(như thương binh, người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ...)
b) Doanh nghiệp làm:
+ Tờ khai Mẫu TK3-TS - cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT.
( Xem và tải mẫu tờ khai mẫu TK3-TS trong file đính kèm)
+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN - Mẫu D02-TS
( Xem và tải mẫu tờ khai mẫu D02-TS trong file đính kèm)
+ Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn. (nếu có)
( Hồ sơ trên Áp dụng với cả đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến)
c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2. Mức đóng và trách nhiệm đóng:

- Bắt đầu từ 1/1/2017 mức đóng Bảo hiểm bắt buộc có sự thay đổi: Lương tối thiểu vùng năm 2017 tăng
bhxh.png

- Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm bao gồm: Lương + phụ cấp
- Về tỷ lệ đóng giữa người LĐ và người sử dụng LĐ từ ngày 01/07/2017 giảm BHTN của doanh nghiệp đóng từ 1% xuống 0.5% như sau:
Untitled.png


3. Phương thức đóng bảo hiểm

a). Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
b). Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

4. Nơi đóng: Đóng theo địa bàn

- Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
- Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh

5. Cấp sổ BHXH

a). Cấp mới
- Đối với người tham gia BHXH bắt buộc: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Đối với trường hợp cấp và ghi bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b). Cấp lại sổ BHXH do thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng hoặc gộp sổ: không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
c). Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 10 ngày làm việc.
d). Chốt sổ BHXH: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

6. Cấp thẻ BHYT

a). Cấp mới: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b). Cấp lại, đổi thẻ BHYT: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

7. Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hằng tháng

1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người lao động:
Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (MẫuTK1-TS)
Trường hợp ngừng tham gia BHYT: thẻ BHYT còn hạn sử dụng.
1.2. Đơn vị:
a) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS);
b) Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).
Trường hợp thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Nguồn: ketoan thienung.net
 

Đính kèm

  • BHXH.rar
    38.2 KB · Lượt xem: 139

Hướng dẫn cách làm thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu:

Thủ tục - hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN được thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế với nhiều quy định về mức đóng, hồ sơ, thời hạn giải quyết; chu trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHXH;… được ban hành ngày 09/09/2015.


Doanh nghiệp phải làm hồ sơ tham gia bảo hiểm bắt buộc cho tất cả các lao động kỳ hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên theo thủ tục sau:

1. Thành phần hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc.

a) Người lao động làm:
+ Tờ khai Mẫu TK1-TS - cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT
( Xem và tải mẫu tờ khai mẫu TK1-TS trong file đính kèm)
+ Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh.
(như thương binh, người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ...)
b) Doanh nghiệp làm:
+ Tờ khai Mẫu TK3-TS - cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT.
( Xem và tải mẫu tờ khai mẫu TK3-TS trong file đính kèm)
+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN - Mẫu D02-TS
( Xem và tải mẫu tờ khai mẫu D02-TS trong file đính kèm)
+ Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn. (nếu có)
( Hồ sơ trên Áp dụng với cả đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến)
c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2. Mức đóng và trách nhiệm đóng:

- Bắt đầu từ 1/1/2017 mức đóng Bảo hiểm bắt buộc có sự thay đổi: Lương tối thiểu vùng năm 2017 tăng
View attachment 962681626
- Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm bao gồm: Lương + phụ cấp
- Về tỷ lệ đóng giữa người LĐ và người sử dụng LĐ từ ngày 01/07/2017 giảm BHTN của doanh nghiệp đóng từ 1% xuống 0.5% như sau:
View attachment 962681627

3. Phương thức đóng bảo hiểm

a). Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
b). Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

4. Nơi đóng: Đóng theo địa bàn

- Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
- Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh

5. Cấp sổ BHXH

a). Cấp mới
- Đối với người tham gia BHXH bắt buộc: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Đối với trường hợp cấp và ghi bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b). Cấp lại sổ BHXH do thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng hoặc gộp sổ: không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
c). Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 10 ngày làm việc.
d). Chốt sổ BHXH: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

6. Cấp thẻ BHYT

a). Cấp mới: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b). Cấp lại, đổi thẻ BHYT: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

7. Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hằng tháng

1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người lao động:
Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (MẫuTK1-TS)
Trường hợp ngừng tham gia BHYT: thẻ BHYT còn hạn sử dụng.
1.2. Đơn vị:
a) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS);
b) Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).
Trường hợp thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Nguồn: ketoan thienung.net
chị ơi cho em hỏi về BHTN của doanh nghiệp từ ngày 1/7/2017 giảm xuống còn 0.5 nhưng T7,T8,T9 công ty em vẫn đống là 1% thì giờ em phải làm tn ak
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top