Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

ngoclantdp

Member
Hội viên mới
Công ty em mới thành lập và em cũng vừa ra trường nên ko biết thủ tục đăng ký lao động và BHXH như thế nào. Anh chị nào biết chỉ em với nhé.
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

Các anh chi vui lòng cho tôi xin file Đăng ký Lao Động và BHXH ,cám ơn các bạnh nhiều
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

Các anh chi vui lòng cho tôi xin file Đăng ký Lao Động và BHXH ,cám ơn các bạnh nhiều
Bạn cố gắng post 5 bài để được quyền down tài liệu của Diễn đàn này.

========
Để đăng ký BHXH trước hết bạn cần đăng ký lao động và thang bảng lương.
Ở các bài khác đã hướng dẫn đủ về trình tự thủ tục rồi, bạn xem lại.

Có thể khi đọc NĐ205 bạn sẽ thấy 1 đống bảng lương mà không biết mình phải áp dụng bảng nào.
Sau đây là hướng dẫn sơ bộ (chi tiết thì bạn xem các bài khác + mẫu kèm theo):
- Trong NĐ205 có các thang bảng lương chia ra nhiều nhóm. Bạn sẽ xem cty mình cần các bảng nào. Vì NĐ205 là các bảng lương của tất cả các ngành nghề của nền kinh tế mà cty của bạn chỉ hoạt động 1,2 lĩnh vực ngành nghề nên bạn sẽ bỏ bớt chỉ lấy 1,2 bảng lương phù hợp nghành nghề của cty mình mà thôi.
Thông thường bạn cần tối thiểu 3 bảng:
  1. Thang lương của CN SX trực tiếp
  2. Thang lưong của BGĐ, KTT
  3. Thang lương của nhân viên văn phòng.
Ngoài ra bạn có thể cần thêm bảng phụ cấp lương (phụ cấp chức vụ, trách nhiệm...)

Từ yêu cầu trên bạn suy ra rằng bạn sẽ bắt chước các DNNN mà lập bảng tương tự như họ.
Đầu tiên bạn rà soát xem ngành nghề cty của mình là gì để lấy 1 bảng lương trong nhóm A hoặc B (các bảng này chia ra các ngành nghề) -> bạn đã lấy được bảng lưong CN trực tiếp.
Kế đến lấy bảng D và trích ra lấy bảng lương BGĐ
Kế đến lấy bảng F+H để lấy bảng lương nhân viên gián tiếp.
Vậy là bạn đã có 3 bảng mẫu của DNNN.

Đến đây, bạn có thể sửa lại các hệ số theo ý mình hoặc để nguyên y như của DNNN.
Lưu ý:
  • Đối với DNNN thì đăng ký bằng hệ số và bắt buộc đúng y hệ số trong NĐ205.
  • Đối với Cty tư nhân thì đăng ký bằng số tiền cụ thể.
Như vậy khi bạn lấy từ NĐ205 ra thì bắt buộc phải tính nhân hệ số đó ra thành tiền (nhân với lương tối thiểu hiện hành). Do đó nếu bạn muốn điều chỉnh theo ý riêng của cty thì hãy điều chỉnh tăng các hệ số lên - đừng giảm xuống. Như vậy khi nhân với lương tối thiểu sẽ đảm bảo không ít hơn quy định.
Khi bạn in ra để đi đăng ký thì nên:
  • In luôn cả hệ số lẫn số tiền cụ thể.
  • Ghi lại mã số của bảng lương Nhà nước mà bạn áp dụng.
Hai điều đó là để:
  • Nếu NN thay đổi lương tối thiểu thì bạn sẽ phải đăng ký lại. Do đó nếu bạn có in sẵn hệ số thì khi đăng ký lại ta chỉ cần lấy hệ số đó nhân với mức lương tối thiểu mới và đi đăng ký lại.
  • Ghi sẵn mã số của bảng lương tương ứng DNNN mà bạn áp dụng để Sở LĐ-TB-XH dễ kiểm tra.
Ví dụ: Công ty SX cơ khí.
Tra bảng nhóm A và B ta thấy bảng A6 là bảng dành cho ngành cơ khí, điện, điện tử - tin học. Lấy bảng A6 làm bảng lương công nhân trực tiếp sản xuất.
Tra bảng D để lấy bảng lương GĐ, Phó GĐ, KTT
Tra bảng F để lấy bảng lương nhân viên gián tiếp chuyên môn nghiệp vụ.
Tra bảng H để lấy bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.
(bảng lương nhân viên chuyên môn nghiệp vụ và nhân viên thừa hành bạn có thể ghép chung thành 1 bảng)

Kèm theo đây là bảng đăng ký mà tôi đăng ký từ 2004, lúc đó lương tối thiểu là 290k. Nay lương tối thiểu nội thành TP.HCM tăng lên 620.000đ thì tôi chỉ lấy lại bảng đăng ký đó và nhân lại với 620k để đăgn ký lại.
 

Đính kèm

  • Dang ky thang luong bang luong.xls
    44.5 KB · Lượt xem: 3,275
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

Cty e ở quaanj, mọi thủ tụcnhuwuw trên đều ok, nhưng bên BHXH ko cho mua BH ngay mà đòi phải họp Đại hội công đoàn. k những thế cty còn phải mời họ xuống dự trong khi cty ít người lại làm xâ dựng nên mọi người đi hết ra công trường. việc làm k hết mà họ đòi tùm lum
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

Cả nhà cho em hỏi. Lương đóng BHXH bên em mỗi người chỉ được đóng 860.000 thui mà lương bên thuế của em hơn 3triệu. Vậy em làm hợp đồng lao động như thế nào đây. Bên em lương kinh doanh cố định chứ không theo %.
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

mình cũng đang tìm tài liệu về mảng này. và mình thấy trên các web của Sở lao động trả lời cũng có hướng dẫn thủ tục sơ sơ về các phần này. mình đang làm cho công ty ở TP>HCm, nên mình sẽ gửi file theo hướng dẫn của Sở lao động thương binh và xã hội tp.HCM cho mọi người, hy vọng có thể giúp gì được cho mọi người :votay:
-----------------------------------------------------------------------------------------
ah, xin lỗi mọi người nha, nhưng sao mình không thấy hiển thị phím chức năng đính kèm tập tin? Do đó, mọi người vào đường link này thử xem nha:
http://www.bhxhhcm.org.vn/Page.aspx?PageId=233
Hồ sơ yêu cầu: 1. Phiếu đăng ký tham gia BHXH 1b
2. Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập 1b
3. Quyết định xếp hạng doanh nghiệp (nếu có) 1b
4. Bảng đăng ký sử dụng lao động (đã được đăng ký với cơ quan lao động). 1b
5. Thang, bảng lương (đã được đăng ký với cơ quan lao động). 1b
6. Mẫu 2a-TBH : “Danh sách lao động tham gia BHXH-BHYT bắt buộc và Bảo hiểm thất nghiệp” 3b
7. HĐLĐ hoặc quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển… 1b
▪ Đơn vị đăng ký trể so với giấy phép, bổ sung thêm: 1. Công văn giải trình lý do chậm đăng ký BHXH cho người lao động theo quy định. 1b
2. Bảng lương thực tế của đơn vị có ký nhận của NLĐ từ ngày thành lập. 1b
▪ Nếu có lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc: 1. Giấy xác nhận tham gia BHXH ở nơi khác (đối với NLĐ giao kết nhiều HĐLĐ. 1b
2. Photo thẻ hưu trí (nếu đang lĩnh lương hưu). 1b
▪ Đơn vị đã tham gia BHXH tại nơi khác chuyển đến. Bổ sung thêm: Thông báo bết quả đóng BHXH của cơ quan BHXH tham gia trước đó.
▪ Thời gian nộp hồ sơ: Đơn vị nộp hồ sơ vào các buổi sáng trong tuần, từ ngày 1 đến ngày 20 hàng tháng
▪ Thời gian xử lý hồ sơ: 05 ngày làm việc
▪ Thời gian hướng dẫn đơn vị mới: Chiều thứ 5 hàng tuần, bắt đầu 14g00.
http://bhxhhcm.org.vn/Page.aspx?PageId=233

Thủ tục hồ sơ - Từ lần thứ 2
LAO ĐỘNG TĂNG
LAO ĐỘNG TĂNG MỚI:
▪ Đối tượng: - Lao động mới tuyển dụng hoặc tiếp nhận từ nơi khác chuyển về.
- Truy đóng đối với lao động đã nghỉ việc, nhưng chưa được cấp sổ BHXH.
▪ Hồ sơ yêu cầu: Mẫu 2a-TBH 3b
Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng 1b
▪ Đơn vị báo tăng trể so với HĐLĐ đã ký, bổ sung thêm: Công văn giải trình lý do chậm đăng ký BHXH cho NLĐ theo quy định. 1b
Bảng lương thực tế có ký nhận của NLĐ thời gian truy nộp. 1b
▪ Thời gian nộp hồ sơ: Đơn vị nộp hồ sơ vào buổi sáng trong tuần từ ngày 01 đến ngày 20 của tháng.
▪ Thời gian hẹn trả hồ sơ kèm thẻ BHYT: 05 ngày làm việc.
LAO ĐỘNG TĂNG LẠI:
▪ Đối tượng: Lao động tăng lại sau thời gian tạm nghỉ do thai sản, ốm đau, nghỉ không lương, nghỉ việc riêng… trọn tháng.
▪ Hồ sơ yêu cầu: Mẫu 2a-TBH báo tăng lại 3b
▪ Giảm 3% thẻ BHYT đã thu: Mẫu 3a-TBH điều chỉnh giảm 3% thẻ BHYT đã thu (đối với thẻ còn giá trị sử dụng).
▪ Đơn vị báo tăng trể so với thời hạn tăng lại, bổ sung thêm: Công văn giải trình lý do chậm báo tăng lại. 1b
Bảng lương thực tế có ký nhận của NLĐ thời gian truy nộp.. 1b
▪ Thời gian nộp hồ sơ: Đơn vị nộp hồ sơ vào buổi sáng trong tuần từ ngày 01 đến ngày 20 của tháng.
▪ Thời gian hẹn trả hồ sơ: 05 ngày làm việc
LAO ĐỘNG GIẢM
▪ Đối tượng: Lao động thôi việc, lao động chuyển công tác.
Các trường hợp tạm thời nghỉ việc do ốm đau, thai sản, nghỉ không lương trọn tháng…
▪ Hồ sơ yêu cầu: Mẫu 3a-TBH 3b
Quyết định thôi việc, chuyển công tác (photo) 1b
Sổ BHXH để chốt trả cho người lao động (nếu thôi việc, chuyển công tác) 1b
▪ Trả thẻ và truy thu 3% thẻ BHYT: - Thẻ BHYT thu hồi (nộp cùng mẫu 3a-TBH) trong thời gian 10 ngày đầu của tháng báo giảm, hoặc 10 ngày đầu của tháng sau nhưng phải bổ sung giá trị thẻ tháng trước.
- Quá thời hạn trên, đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán hết giá trị thẻ còn lại của thẻ BHYT.
- Các trường hợp tạm gnhỉ việc do ốm đau, thai sản, nghỉ không lương trọn tháng: nộp 3% hết giá trị thẻ BHYT còn lại. Khi NLĐ làm việc trở lại, đơn vị lập biểu điều chỉnh tăng lao động, đồng thời điều chỉnh giảm giá trị thẻ đã nộp từ thời điểm báo tăng (nếu còn giá trị).
▪ Đơn vị báo giảm trể so với QĐ thôi việc, bổ sung thêm: Công văn giải trình lý do chậm báo giảm 1b
▪ Thời gian nộp hồ sơ: Đơn vị nộp hồ sơ vào buổi sáng trong tuần từ ngày 01 đến ngày 20
của tháng.
▪ Thời gian hẹn trả hồ sơ: 05 ngày làm việc
ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG
▪ Đối tượng: - Điều chỉnh tiền lương đóng BHXH, BHYT cho NLĐ.
- Truy đóng (truy giảm đóng) BHXH, BHYT đối với giai đoạn cũ (tăng, giảm nguyên lương)
▪ Hồ sơ yêu cầu: Mẫu 3a-TBH 3b
Quyết định điều chỉnh lương (photo)
Công văn giải trình lý do truy đóng, truy giảm đóng… 1b
▪ Thời gian nộp hồ sơ: Đơn vị nộp hồ sơ vào buổi sáng trong tuần từ ngày 01 đến ngày 20 của tháng.
▪ Thời gian hẹn trả hồ sơ: 05 ngày làm việc
Các thắc mắc thường gặp
Câu hỏi về BHXH Bắt buộc.
Mức lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT?
Trả lời: Mức lương làm cơ sở đóng BHXH là tổng mức tiền lương, tiền công (bao gồm các loại phụ cấp có tính chất như lương) ghi trên hợp đồng lao động. Tiền lương và phụ cấp nói trên phải thực hiện theo đúng thang, bảng lương mà doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký với cơ quan lao động địa phương.

Giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị doanh nghiệp tư nhân có bắt buộc phải đóng BHXH,BHYT hay không?
Trả lời: Căn cứ Quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 của BHXH Việt Nam ”Tiền lương, tiền công để tính đóng BHXH, BHYT của người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và kiểm soát viên là mức tiền lương do Điều lệ của Công ty quy định nhưng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố”.

Thời gian thử việc có đóng BHXH, BHYT không?
Trả lời: Thời gian thử việc (tối đa là 2 tháng) được thực hiện trên cơ sở “hợp đồng thử việc” chứ chưa phải là thời gian làm việc chính thức theo HĐLĐ, nên không thuộc diện đóng BHXH, BHYT.

Trong thời gian nghỉ sinh có phải đóng tiền BHXH, BHYT hay không?
Trả lời: Thời gian nghỉ thai sản không đóng BHXH, chỉ đóng BHYT. Về nguyên tắc, Người lao động phải tự đóng 3%, nhưng nhà nước khuyến khích Người sử dụng lao động đóng thay cho người lao động trong những trường hợp này.

Trong thời gian NLĐ nghỉ việc không lương, cty có phải đóng BHXH, BHYT không? có phải báo giảm lao động và thu lại thẻ BHYT không?
Trả lời: Thời gian NLĐ nghỉ không lương không thuộc diện đóng BHXH, BHYT. Do đó, đơn vị phải báo giảm lao động tham gia BHXH và trả lại thẻ BHYT. Trường hợp không trả thẻ thì phải nộp bổ sung giá trị thẻ còn lại.

Doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động trở lên thì phải đăng ký đóng bảo hiểm xã hội?
Trả lời: Pháp luật BHXH hiện hành quy định: mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo HĐLĐ từ 3 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, không phân biệt số lượng lao động sử dụng là bao nhiêu người.

Ký HĐLĐ với người đã hưởng lương hưu có phải đóng BHXH, BHYT không?
Trả lời: Người lao động đã hưởng lương hưu từ quỹ BHXH khi tiếp tục ký hợp đồng lao động thì doanh nghiệp không phải đóng BHXH, BHYT mà trả khoản chi phí (17% tiền lương thuộc nghĩa vụ doanh nghiệp) vào lương cho người lao động.

Trong công ty có một nhân viên làm việc cùng một lúc cho 2 nơi, xin hỏi viên này sẽ đóng BHXH và BHYT như thế nào?
Trả lời: Theo qui định hiện hành người lao động làm việc tại nhiều nơi thì chỉ chọn 1 nơi để tham gia BHXH. Các nơi còn lại trả vào lương cho người lao động phần nghĩa vụ BHXH, BHYT của đơn vị.

Đơn vị tôi đã làm thủ tục cấp sổ BHXH cho người lao động, nay người lao động cung cấp sổ BHXH cũ. Như vậy người lao động có 2 sổ, đơn vị tôi phải làm thủ tục gì?
Trả lời: Theo quy định mỗi người lao động chỉ được cấp 1 quyển sổ BHXH. Đơn vị bạn cần lập công văn giải trình (kèm theo 2 quyển sổ BHXH của NLĐ) để cơ quan BHXH lập thủ tục chuyển 2 sổ thành 1 theo quy định. Sổ BHXH được cấp đầu tiên sẽ được giữ lại để đóng và ghi nhận quá trình tham gia BHXH.

Đơn vị tôi chuyển địa bàn sang quận khác cần lập thủ tục gì?
Trả lời:
- Khi một đơn vị sử dụng lao động chuyển sang hoạt động tại địa bàn khác, cơ quan BHXH đang quản lý có trách nhiệm giải quyết hết công nợ về số thu BHXH, BHYT với đơn vị, sau đó xác nhận và chốt sổ BHXH cho người lao động đến thời điểm di chuyển.
Khi thực hiện chốt sổ, nếu phát hiện sai sót thì phải hướng dẫn đơn vị bổ sung, điều chỉnh lại cho đúng để đãm bảo thu đúng, chốt sổ đúng cho người lao động. Trên cơ sở đó lập biên bản để tất toán số thu cho đơn vị.
- Trường hợp đơn vị đề nghị chuyển số nợ sang thực hiện tại cơ quan BHXH nơi đến, thì phải có văn bản chính thức, có ý kiến xác nhận của cơ quan BHXH nơi đến. Cơ quan BHXH nơi đi có trách nhiệm lập văn bản xác định số tiền nợ của đơn vị để chuyển cho cơ quan BHXH nơi đến thực hiện.
- Riêng trường hợp đơn vị sau khi đã chốt sổ BHXH chuyển đi có những sai sót cần điều chỉnh bổ sung thì đơn vị lập thủ tục và điều chỉnh bổ sung tại BHXH quận, huyện nơi đến.
- Khi di chuyển ra khỏi địa bàn cũ, nếu thẻ BHYT của NLĐ vẫn còn giá trị sử dụng thì vẫn tiếp tục được sử dụng. Cơ quan BHXH nơi đến thu đủ 23% nhưng không phải cấp lại thẻ cho đến khi thẻ cũ hết giá trị sử dụng. Cơ quan BHXH nơi đi có trách nhiệm cung cấp danh sách NLĐ được cấp thẻ BHYT cho cơ quan BHXH nơi đến để theo dõi, quản lý.
Thủ tục đăng ký mới xem tại phần thủ tục tham gia BHXH bắt buộc tại trang web này.

Tôi năm nay 60 tuổi, đã đóng BHXH được 14 năm, vậy tôi có thể đóng tiếp để đủ chế độ hưởng lương hưu không?
Trả lời: Nếu bạn tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì vẫn thuộc diện đóng BHXH, BHYT bắt buộc. Khi có thời gian tham gia BHXH đủ 20 năm thì hưởng chế độ hưu trí.

Tôi đã đến tuổi nghỉ hưu đã nghỉ việc nhưng đóng còn thiếu 2 năm mới được 20 năm thì phải làm sao?
Trả lời: Bạn có thể đóng BHXH tự nguyện thêm 2 năm nữa để được giải quyết chế độ hưu theo quy định.

Năm nay tôi đến tuổi về hưu - nữ 55 tuổi , nhưng quá trình tham gia bảo hiểm của tôi cho công ty này là 12 năm 4 tháng. Tôi xin hỏi có luật nào cho phép người lao động tự nguyện đóng (một lần) thêm tiền bảo hiểm để có đủ thời gian 20 năm?
Trả lời: Trả lời: Hiện nay không có quy định nào giải quyết vấn đề bạn nêu; Tuy nhiên, nếu công ty của bạn vẫn tiếp tục ký HĐLĐ với bạn thì bạn vẫn có thể được tham gia BHXH đến khi có đủ 20 năm để được hưởng chế độ hưu trí.

Cty em ghi tờ khai bảo hiểm cho người lao động theo chứng minh nhân cũ, bây giờ người lao động đổi chứng minh mới vậy sau này có ảnh hưởng gì đến các thủ tục giải quyết các chế độ không? ví dụ như trợ cấp bhxh 1 lần.
Trả lời: Số CMND, địa chỉ thường trú là những yếu tố liên quan nhân thân người lao động tại thời điểm khai và lập sổ BHXH, những yếu tố trên nếu sau này có thay đổi thì không cần lập lại sổ BHXH mới và cũng không ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ chính sách.

Nơi nào hướng dẫn việc đăng ký thang, bảng lương và phụ cấp?
Trả lời: Phòng lao động các quận, huyện hoặc Phòng Tiền lương, tiền công – Sở Lao động – Thương binh và Xã hội số 159 Pastuer Q.3.
Danh sách một số văn bản về bảo hiểm xã hội.
STT Văn bản
1 Thông tư số 19/2001/TT-BTCCBCP ngày 25-4-2001
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2000/NĐ-CP ngày 23/11/2000 của Chính Phủ Quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức đến độ tuổi nghỉ hưu
2 Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16-5-2005
Ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế
3 Luật số 71/2006/QH11 ngày 29-6-2006
Luật Bảo hiểm xã hội
4 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006
Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc
5 Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13-7-2007
Về việc tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đã xuất cảnh hợp pháp nhưng không về nước đúng hạn
6 Nghị định số 143/2007/NĐ-CP ngày 10-9-2007
Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu
7 Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 09-11-2007
Thông tư Hướng dẫn tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ
8 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28-12-2007Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
9 Công văn số 4730/BHXH-CĐCS ngày 21-12-2007
Về việc hướng dẫn thực hiện tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg
10 Thông tư số 31/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28-12-2007
Hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số 184/2007/NĐ-CP ngày 17/12/2007 và Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ
11 Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31-01-2008
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
• Phòng TCCB
Những quy định mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc
________________________________________
26-07-2006

Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội thông qua và ngày 12-7, Chủ tịch nước ký lệnh công bố. Luật gồm 11 chương với 141 điều, trong đó Chương III quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể là chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động... So với các quy định hiện hành thì nội dung chương này có một số điểm mới dưới đây:

Trước hết, về chế độ ốm đau, Luật bổ sung quy định trường hợp con nhỏ ốm đau người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc, không khống chế chỉ thực hiện với con thứ nhất, thứ hai; tăng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau (thêm 10 ngày) đối với người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên.

Luật cũng quy định chi tiết hơn về mức hưởng ốm đau đối với người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày. Theo đó, người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau: Tối đa không quá 180 ngày trong một năm tính cả ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn. Cụ thể là:

- Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.

- Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

- Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề, trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

Thứ hai, về chế độ thai sản, Luật quy định thời gian tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản khi sinh con, nhận nuôi con nuôi sơ sinh. Theo đó, lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Luật tăng số lần nghỉ việc đi khám thai từ ba lên năm lần; Quy định thời gian nghỉ việc do sẩy thai thuỳ thuộc vào tháng tuổi của thai; Bổ sung quy định nghỉ sáu tháng với lao động nữ là người tàn tật; Tăng thời gian nghỉ sinh con khi con bị chết từ 75 ngày lên 90 ngày; 15 ngày lên 30 ngày. Sau khi sinh mà mẹ chết thì người bố (hoặc người nuôi dưỡng) được hưởng chế độ của thời gian còn lại mà người mẹ chưa hưởng; Trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu cho mỗi con.

Thứ ba, về chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Luật bổ sung quy định giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi người lao động vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động nhiều lần hoặc bị nhiều bệnh nghề nghiệp. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được chia thành nhiều mức tuỳ thuộc vào từng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính gồm có hai phần: phần trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được hưởng trên nền mức lương tối thiểu chung và phần trợ cấp tính theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng trên nền tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội. Điều chỉnh mức trợ cấp từ 80% mức lương tối thiểu chung, lên bằng mức lương tối thiểu chung đối với người phục vụ người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Nâng mức trợ cấp một lần từ 24 tháng mức lương tối thiểu chung lên 36 tháng đối với thân nhân khi người lao động chết vì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thứ tư, về chế độ hưu trí, Luật bổ sung quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để đủ điều kiện nghỉ hưu là 20 năm. Mức lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. Không khống chế số tháng được nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Nâng mức hưởng trợ cấp một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng một tháng lên 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội.

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu đối với người thuộc diện thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được chia thành ba giai đoạn: người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1 tháng 1 năm 1995 cách tính lương hưu vẫn như quy định hiện hành; người tham gia bảo hiểm xã hội từ 1-1-1995 đến trước ngày Luật có hiệu lực thì thời gian tính bình quân sáu năm và tám năm; người tham gia bảo hiểm xã hội sau ngày Luật có hiệu lực thì tính bình quân 10 năm.

Tiền lương, tiền công đã đóng BHXH của người lao động thuộc diện thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Thứ năm, về chế độ tử tuất, Luật nâng mức trợ cấp mai táng từ tám lên 10 tháng mức lương tối thiểu; Nâng định suất từ 40% lên 50% mức lương tối thiểu chung; Nâng mức trợ cấp tuất một lần cho thân nhân người đang đóng bảo hiểm xã hội bị chết, mỗi năm bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội, không khống chế mức tối đa, thấp nhất bằng ba tháng. Trợ cấp một lần cho thân nhân người đang hưởng hương hưu mà chết, cao nhất bằng 48 tháng lương hưu.

VŨ HOÀNG LONG
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

Bạn nào có biên bản phổ biến luật lao động khi mới làm lần đầu để nộp cho phòng thương binh xã hội cho mình xin. Cám ơn các bạn. alonetam_153@yahoo.com
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

mình cũng mới nhận làm BHXh cho công ty thôi
Hồ sơ như sau:
1. Đăng ký tham gia BHXH
2. Một bộ hồ sơ của Công ty (bao gồm giấy đăng ký kinh doanh(giấy phép đầu tư, giấy đăng ký mã số thuế, giấy đăng ký chứng nhận mẫu dấu) - Tất cả pho to có công chứng.
3. Đăng ký tham gia bảo hiểm y tế.
4. Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội (Mẫu 02 A - TBH)
(danh sách này được làm ba bản nhé), ký đóng dấu và ko để có một tý sai sót nào, sai sót cái gì là trả lại cái đấy, về làm lại.
5. Bộ hồ sơ của nhân viên tham gia bảo hiểm xã hội (bao gồm: Hợp đồng lao động, giấy khám sức khỏe, giấy khai sinh, giấy chứng mình nhân dân, lưu ý là giấy khám sức khỏe có thời hạn 6 tháng trước khi mang hồ sơ đến nộp.
Cả 5 cái này mang lên bạn sẽ có được thẻ BHYT cho nhân viên trong vòng khoảng 1 tháng hơn sau khi nộp hồ sơ (chuối vãi)
(Sau khi lấy được cục hồ sơ này về, chúgn ta mới tiến hành làm sổ BHXH cho nhân viên được)

II) Tiếp đến là thủ tục làm sổ BHXH
1. Danh sách người lao động đề nghị cấp sổ BHXH
2. Đơn xin cấp phôi sổ BHXH
3 Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của từng nhân viên (áp dụng đối với những người chưa có sổ BHXH)- mỗi tờ khai in thành ba bản, giấy in hai mặt (in một mặt là bị trả về đấy)- khai như trên tờ khai, cho nhân viên và giám đốc ký vào ba bản (phải là chữ ký sống, không được mang đi foto rồi về đóng dấu vào đâu đấy)
4. Biên bản bàn giao sổ bảo hiểm xã hội
(để có được x cuốn phôi sổ theo trong giấy đăng ký, bạn phải đợi khoảng 01 tháng), sau khi đợi 01 tháng bạn có được phôi sổ (cái mà ngày trước vẫn bán 5K một quyển ấy, giờ lại rất là phức tạp mới có đựoc nó), bạn cầm cái phôi sổ đó về, viết như trên tờ khai ý (lưu ý là phải viết cẩn thận, lỡ sai lại phải đợi thêm tháng nữa để xin cấp đổi phôi mới), ghi xong xuôi, giám đốc ký vào. Xong lại vác nó lên BHXH, lấy cái giấy hẹn và lần sau đến thì bạn có sổ BHXH cho nhân viên.
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

Cơ quan bạn gần Quận nào thì đóng BHXH tại quận đấy không nhất thiết là phải cùng với CQ thuế là bên cty bạn đang nộp thuế
Mức nộp BHXH tối thiểu là 856.000.
Mức lương được hưởng cao hơn mức đóng BH thì làm hợp đồng khác đối với BH và ký với mức lương như NLD muốn
Thủ tục làm sổ gồm:
- Tờ khai" 03 bản
- Danh sách đề nghị cấp sổ mẫu 02 và 04 SBH: mỗi cái 03 bản
- Biên bản giao nhận sổ : 02 bản
Các tháng tiếp theo nếu tăng mới thì dùng mẫu 02 BH theo CV số 1615. Nếu báo giảm thì dùng mẫu 03 BH theo CV số 1615. Chấm dứt HDLD thì có phải Biên bản thu hồi thẻ, quyết định Chấm dứt và Chốt sổ BH
Chúc bạn thành công
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

Nếu công ty bạn mới tham gia bảo hiểm lần đầu thi đến cục thuế quân nơi mà công ty bạn đăng ký trên giấy phép kinh doanh, họ sẽ cho bạn mẫu về thủ tục đăng ký BHXH.
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

Cả nhà cho em hỏi. Lương đóng BHXH bên em mỗi người chỉ được đóng 860.000 thui mà lương bên thuế của em hơn 3triệu. Vậy em làm hợp đồng lao động như thế nào đây. Bên em lương kinh doanh cố định chứ không theo %.


lương bên thuế hơn 3 triệu.bạn chìa 2 ra là:1.5, ậy bạn cho lương cơ bản khoảng 1tr6, còn lại là phụ cấp,
nếu trong bảng lương bạn tính là 3tr thì chỉ còn cách đó thôi. trên đây là ý kiến của mình,các bạn nhớ thêm ý kiến vào nữa nhé
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

công ty em thành lập t8 năm 2009, nhưng chưa có ký hđ lao động với Nv nên chưa nộp BHXH, BHYT. Em muốn nhờ anh chị nào có kinh nghiệm trong việc đi đăng ký lao động và đăng ký BHXH chỉ giúp em với.
Công ty của em đăng ký ngành nghề kinh doanh là bán buôn bánh kẹo, sản xuất bánh kẹo, .... nhưng thực sự thì chỉ mới bán bánh kẹo thôi chứ chưa sản xuất.
Em không biết phải tra bảng lương nào cho đúng nữa. \
Mong anh chị trong diễn đàn giúp em.
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

công ty em thành lập t8 năm 2009, nhưng chưa có ký hđ lao động với Nv nên chưa nộp BHXH, BHYT. Em muốn nhờ anh chị nào có kinh nghiệm trong việc đi đăng ký lao động và đăng ký BHXH chỉ giúp em với.
Công ty của em đăng ký ngành nghề kinh doanh là bán buôn bánh kẹo, sản xuất bánh kẹo, .... nhưng thực sự thì chỉ mới bán bánh kẹo thôi chứ chưa sản xuất.
Em không biết phải tra bảng lương nào cho đúng nữa. \
Mong anh chị trong diễn đàn giúp em.
Đầu tiên bạn phải đăng ký thang bảng lương với phòng lao động trước ,sau đó nhờ họ hướng dẫn sẽ tốt hơn
Vì mỗi nơi thủ tục mỗi khác đó bạn.
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

cho mình hỏi công ty mình có tổng số lao động hiện tại là 09 người thì có cần đăng ký lao động và BHXH không nhỉ?
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

cho mình hỏi công ty mình có tổng số lao động hiện tại là 09 người thì có cần đăng ký lao động và BHXH không nhỉ?
Cty bạn có 9 người lao động vậy thì bạn chỉ tham gia BHXH,BHYT còn BHTN khi nào doanh nghiệp đủ 10 người trở lên nha bạn,
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

công ty mình chỉ có 3 nhân viên thôi, vậy khi lên BLĐ TBXH có cần làm thang lương, bảng lương ko? hay chỉ cần danh sách đăng ký lao động thôi
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

Dù là 3 ng bạn vẫn phải làm thang bảng lương và đăng ký ở phòng lao động thương binh xã hội của quận. Chỉ vài trường hợp ưu ái thì BH nhanh gọn cho đăng lý nộp BH luôn thui. bạn mình làm từ năm ngoái cho 3 ng nhưng ko phải đăng ký thang j hết mà lên thẳng BH quận và nộp tờ khai tham gia bảo hiểm XH là xong
 
Ðề: xác nhận đã đống bhxh chưa

bạn cầm được thẻ BHYT nếu như bạn lam cty hay doanh nghiệp ngoài hành chính sự nghiệp , mã số khám chửa bệnh của bạn là DN trên 6 o vuông thi bạn đã đc đống bhxh và bhyt rồi đó. thường thì doanh nghiệp đống bhxh và bhyt 1 làn chứ ko đống riêng lẻ. néu cảm thấy ko tin tương thi ban cứ gọi lên bhxh nơi bạn đống hỏ thăm thử xem.
 
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

Công ty em mới thành lập và em cũng vừa ra trường nên ko biết thủ tục đăng ký lao động và BHXH như thế nào. Anh chị nào biết chỉ em với nhé.

Thủ tục tham gia BHXH, BHYT lần đầu cho doanh nghiệp mới thành lập In E-mail
14/10/2009 Người viết: Administrator

I. Hồ sơ yêu cầu:
1. Phiếu đăng ký tham gia BHXH (theo mẫu 1 bản)
2. Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (1 bản)
3. Bảng đăng ký sử dụng lao động (đã được đăng ký với cơ quan lao động – 1 bản)
4. Thang, bảng lương (đã được đăng ký với cơ quan lao động – 1 bản)
5. Mẫu 1a-TBH "Danh sách lao động đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT" (3 bản)
6. Mẫu 3a-TBH : “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH-BHYT - BHTN bắt buộc” (3 bản)
7. HĐLĐ hoặc quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển…(1 bản)
Đơn vị đăng ký trể so với giấy phép, bổ sung thêm:
1. Công văn giải trình lý do chậm đăng ký BHXH cho người lao động theo quy định (1 bản)
2. Bảng lương thực tế của đơn vị có ký nhận của NLĐ từ ngày thành lập (1 bản)
II. Cơ quan tiếp nhận:
- Đối với doanh nghiệp sử dụng trên 100 lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp tại cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh, thành phố
- Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động nộp tại cơ quan Bảo Hiểm xã Hội quận huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
III. Mẫu biểu:
-----------------------------------------------------------------------------------------
Thủ tục tham gia BHXH, BHYT lần đầu cho doanh nghiệp mới thành lập In E-mail

I. Hồ sơ yêu cầu:
1. Phiếu đăng ký tham gia BHXH (theo mẫu 1 bản)
2. Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (1 bản)
3. Bảng đăng ký sử dụng lao động (đã được đăng ký với cơ quan lao động – 1 bản)
4. Thang, bảng lương (đã được đăng ký với cơ quan lao động – 1 bản)
5. Mẫu 1a-TBH "Danh sách lao động đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT" (3 bản)
6. Mẫu 3a-TBH : “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH-BHYT - BHTN bắt buộc” (3 bản)
7. HĐLĐ hoặc quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển…(1 bản)
Đơn vị đăng ký trể so với giấy phép, bổ sung thêm:
1. Công văn giải trình lý do chậm đăng ký BHXH cho người lao động theo quy định (1 bản)
2. Bảng lương thực tế của đơn vị có ký nhận của NLĐ từ ngày thành lập (1 bản)
II. Cơ quan tiếp nhận:
- Đối với doanh nghiệp sử dụng trên 100 lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp tại cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh, thành phố
- Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động nộp tại cơ quan Bảo Hiểm xã Hội quận huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
III. Mẫu biểu:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Thủ tục đăng ký lao động và BHXH lần đầu

1. Về đăng ký BHXH thì trước hết mình phải tới Phòng LĐTBXH (với số lao động nhỏ hơn 50) hoặc Sở LĐTBXH (với số lao động từ 50 trở lên) để đăng ký thang bảng lương. Hồ sơ có bản là:
- Công văn đăng ký thang bảng lương (2 bản)
- Hệ thống thang bảng lương (2 bản)
- Bảng điều kiện áp dụng (2 bản)
- Danh sách sử dụng lao động (2 bản)
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (2 bản, có công chứng)
- Hợp đồng lao động (tương ứng với số người đăng ký trong danh sách sử dụng lao động, theo mẫu hợp đồng lao động, số lượng là mỗi người 1 hợp đồng)
1 số nơi yêu cầu có giấy chứng nhận đăng ký công đoàn (với số lao động là trên 5 người) nhưng ở huyện Từ Liêm chỗ mình làm họ chỉ yêu cầu biên bản họp người lao động thôi.
Mỗi nơi họ sẽ có 1 mẫu khác nhau và yêu cầu cũng khác nhau nên tốt nhất là bạn làm 1 bản những thứ trên, không cần dấu luôn đâu, hợp đồng lao động và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì photo thôi, mang tới để họ soát xem đc hay chưa rồi về làm bộ ngon đưa sếp ký rồi mang nộp. Có khá nhiều chi tiết phải chú ý đấy. Nếu bạn nào cũng đăng ký ở Từ Liêm thì liên hệ, mình share mẫu mới năm 2010 cho (mail của mình là: thanhch@setra198.com)

2. Về đăng ký BHXH thì ở huyện Từ Liêm chỗ mình làm rất khó khăn và hơi phiền. Lần đầu đến họ chỉ cho copy tài liệu và USB rồi về tự làm thôi. Các lần sau đến mỗi lần họ sửa cho 1 ít rồi lại bảo mang về hoàn thiện. Mình cũng đang làm. Khi nào hoàn thành mình sẵn sàng chia sẻ ^o^.

Ý kiến chốt của mình là các bạn hãy cứ làm 1 bản hoặc ko làm cũng được và tới tận nơi đăng ký hỏi kỹ tình hình vì mỗi nơi mỗi khác. Đồng chí nào đăng ký ở huyện Từ Liêm thì ới mình :D.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Hĩ hĩ. 1 và 2 viết ko rõ lắm. Nói chung phải đăng ký thang bảng lương cho Phòng/Sở LĐTBXH trước, họ sẽ hẹn thông thường là 2 tuần tới lấy tờ xác nhận đăng ký thang bảng lương và số hợp đồng lao động trước đó mình gửi họ. Có mấy cái đấy rồi thì sau đó mới ghé sang bên BHXH nộp được.

Làm thủ tục thì có thể làm song song cả 2 nhưng nên làm theo hướng như trên hơn. Vì nếu mình nộp xong các thủ tục liên quan BHXH mà chưa có tờ xác nhận đăng ký thang bảng lương thì mình lại phải sang phòng LĐTBXH, mà hạn là 30 ngày, nếu quá 30 ngày lại phải đăng ký BHXH lại từ đầu. Mà ko phải mình đăng ký thang bảng lương 1 lần là được ngay, thêm vào đó lại phải đợi 2 tuần mới đc nhận kết quả nữa.

Chúc các bạn thành công nhé!
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top