Thủ tục đăng ký nhãn hiệu là tên gọi chung, còn có các tên gọi khác như đăng ký nhãn hiệu độc quyền, đăng ký thương hiêu, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.
Đăng ký nhãn hiệu/logo công ty/thương hiệu độc quyền nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với logo thương hiệu của mình, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp logo thương hiệu.
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật sở hữu trí tuệ 2005;
- Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009;
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
- Thông tư 13/2010/TT-BKHCN;
- Thông tư 18/2011/TT-BKHCN;
- Thông tư 05/2013/TT-BKHCN;
- Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
- Thông tư 263/2016/TT-BTC.
Theo Khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
3. Chủ thể được quyền đăng ký:
- Tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu khi:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
4. Hồ sơ đăng ký: (Điều 100, 105 Luật sở hữu trí tuệ 2005; Mục 7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, Khoản 7 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN (02 bản);
- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có: quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Văn bản của UBND cấp tỉnh cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
5. Phương thức nộp: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
6. Cơ quan giải quyết: Cục Sở hữu trí tuệ (Hà Nội) hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và TP.HCM.
7. Thời hạn giải quyết: (Khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009):
- Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.
- Cấp văn bằng bảo hộ: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.
- Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
8. Phí, lệ phí: (Căn cứ biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC):
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng.
- Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng/1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi => +100.000 đồng/1nhóm.
- Phí thẩm định nội dung đơn đăng ký: 550.000 đồng/nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ. Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ.
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng/nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ. Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ.
- Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ: 100.000 đồng/nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ.
- Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
- Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
Tài liệu tham khảo:
- Thư viện pháp luật;
- Bộ Tài chính.
Đăng ký nhãn hiệu/logo công ty/thương hiệu độc quyền nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với logo thương hiệu của mình, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp logo thương hiệu.
- Luật sở hữu trí tuệ 2005;
- Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009;
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
- Thông tư 13/2010/TT-BKHCN;
- Thông tư 18/2011/TT-BKHCN;
- Thông tư 05/2013/TT-BKHCN;
- Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
- Thông tư 263/2016/TT-BTC.
Theo Khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
3. Chủ thể được quyền đăng ký:
- Tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu khi:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
4. Hồ sơ đăng ký: (Điều 100, 105 Luật sở hữu trí tuệ 2005; Mục 7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, Khoản 7 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN (02 bản);
- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có: quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Văn bản của UBND cấp tỉnh cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
5. Phương thức nộp: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
6. Cơ quan giải quyết: Cục Sở hữu trí tuệ (Hà Nội) hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và TP.HCM.
7. Thời hạn giải quyết: (Khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009):
- Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.
- Cấp văn bằng bảo hộ: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.
- Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
8. Phí, lệ phí: (Căn cứ biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC):
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng.
- Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng/1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi => +100.000 đồng/1nhóm.
- Phí thẩm định nội dung đơn đăng ký: 550.000 đồng/nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ. Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ.
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng/nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ. Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ.
- Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ: 100.000 đồng/nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ.
- Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
- Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
Tài liệu tham khảo:
- Thư viện pháp luật;
- Bộ Tài chính.