Thủ tục BHXH cho nv bị tai nạn

Thocon87_NA

Member
Hội viên mới
Cả nhà ơi ! Có a/c nào rành về vấn đề BH giúp em vơí ạ. Cty em có 1 nv vừa bị tai nạn xe máy xong và hiện tại đang nhập viện thì về thủ tục BH cho nv này thì em phải làm những gì và nv này được hưởng những gì khi tham gia BH ạ ?

A/c nào rành chỉ dùm em với al. em mới làm và chưa va vào vụ này bjo nên em k rõ , mong cả nhà giúp đỡ ạ

Thanks!
 
Ðề: Thủ tục BHXH cho nv bị tai nạn

khi nào họ ra viện. bạn lấy giấy đó và làm chế độ ốm đau cho họ, nếu tham gia 1 năm bhxh chỉ được tối đa 30 ngày lươg thui,
còn bảo hiểm y tế họ thanh toán như bình thương
 
Ðề: Thủ tục BHXH cho nv bị tai nạn

nếu bạn làm về tai nạn lao động (điều kiện là trên đường đi làm việc) thì người đó phải có giấy giám định thương tật %, còn không thì bạn làm chế độ ốm đau.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau:

Trong điều kiện bình thường

- 30 ngày (tham gia BHXH dưới 15 năm).

- 40 ngày(tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm).

- 60 ngày (tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên).

Trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:

- 40 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

- 50 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

- 70 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.

Mức hưởng trợ cấp cho mỗi ngày:

Đối với ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm: Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 26 ngày, sau đó nhân với số ngày thực tế nghỉ việc trong khỏang thời gian được nghỉ theo quy định. Nếu nghỉ ốm ở tháng đầu tham gia BHXH thì lấy mức lương của chính tháng đó để tính hưởng trợ cấp.
 
Ðề: Thủ tục BHXH cho nv bị tai nạn

nếu bạn làm về tai nạn lao động (điều kiện là trên đường đi làm việc) thì người đó phải có giấy giám định thương tật %, còn không thì bạn làm chế độ ốm đau.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau:

Trong điều kiện bình thường

- 30 ngày (tham gia BHXH dưới 15 năm).

- 40 ngày(tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm).

- 60 ngày (tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên).

Trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:

- 40 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

- 50 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

- 70 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.

Mức hưởng trợ cấp cho mỗi ngày:

Đối với ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm: Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 26 ngày, sau đó nhân với số ngày thực tế nghỉ việc trong khỏang thời gian được nghỉ theo quy định. Nếu nghỉ ốm ở tháng đầu tham gia BHXH thì lấy mức lương của chính tháng đó để tính hưởng trợ cấp.

Cám ơn bạn ! Nhưng bạn cho mình hỏi nếu nv bị tai nạn xe máy mình làm BH tai nạn lđ đc k ? và quy định chế độ hưởng là như thế nào ? và theo TT hay NĐ nào ạ ?

---------- Post added at 11:05 ---------- Previous post was at 10:57 ----------

Nv đi đường bị tai nạn trên đường thì mình làm Bh hưởng đau ốm hay là tai nạn lđ ạ ?
 
Ðề: Thủ tục BHXH cho nv bị tai nạn

Theo khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này”.

Đồng thời theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật

Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định: “Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo khoản 1 Điều 39 và điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo khoản 1 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại”.

Như vậy, người lao động bị tai nạn giao thông trong khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc và trên tuyến đường thường xuyên đi từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc được coi là tai nạn lao động. Nếu người lao động vi phạm về mặt thời gian hoặc địa điểm tai nạn theo quy định nêu trên thì không được coi là tai nạn lao động và không được hưởng các chế độ theo quy định của Bộ Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp này thân nhân người lao động chỉ có thể yêu cầu người gây tai nạn giao thông bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tai nạn giao thông trên thỏa mãn các điều kiện là tai nạn lao động thì thân nhân của người lao động được hưởng các chế độ sau:

Điều 144 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị; Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này, đó là: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

- Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

- Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định trên.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top