Thời hiệu xử lý kỉ luật lao động

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Kỷ luật lao động là những quy định về thời gian, công nghệ, sự sắp xếp, điều hành sản xuất, kinh doanh đề cập trong nội quy lao động buộc người lao động phải tuân theo. Bất cứ ai vi phạm đều có thể bị xử lý.

kỷ luật.jpeg

1. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Điều 123 Bộ luật Lao động hiện hành quy định: Người sử dụng lao động chỉ có thể áp dụng 01 hình thức xử lý kỷ luật đối với 01 hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động. Trường hợp có nhiều hành vi vi phạm cũng chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
Trong đó, có 04 hình thức xử lý kỷ luật mà pháp luật cho phép người sử dụng lao động thực hiện, đó là:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng;

- Cách chức;

- Sa thải.

Ngoài ra, khi xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải tuyệt đối tuân thủ:

- Phải chứng minh được lỗi của người lao động;

- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

- Người lao động phải có mặt và được bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Nếu người lao động là người dưới 18 tuổi phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

- Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

+ Đang bị tạm giữ, tạm giam;

+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm có khả năng bị sa thải;

+ Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;

- Không xử lý người vi phạm kỷ luật trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

2. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.

Với những trường hợp người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật (người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng…) thì khi hết thời gian này, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật thì phải xử lý ngay. Trường hợp hết thời hiệu thì được kéo dài nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời gian này.

Vậy thời hiệu là gì? Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ: Thời hiệu là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác mà khi kết thúc khoảng thời gian đó sẽ phát sinh hậu quả pháp lý theo điều kiện do luật định.

Điều này đồng nghĩa với việc, nếu phát hiện ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động chỉ được xử lý kỷ luật người lao động trong khoảng thời gian nêu trên, hết thời gian này sẽ không được xử lý kỷ luật nữa.

Tài liệu tham khảo :
- Luật Việt Nam.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top