Thắc mắc về cách lập chứng từ ghi sổ

  • Thread starter Thanh_Hương
  • Ngày gửi
T

Thanh_Hương

Guest
Em chào các anh chị ạ! E đang là sinh viên và e có thắc mắc về cách lập chứng từ ghi sổ mong được anh chị chỉ giáo :)

Theo như e được học thì Hàng ngày (hoặc định kỳ 3,5,7 ngày) căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ, tiến hành phân loại theo nội dung (theo bên Có của TK), tổng hợp số liệu để lập chứng từ ghi sổ. Riêng đối với những chứng từ liên quan đến các đối tượng kế toán chi tiết cần hạch toán chi tiết thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết

Anh chị cho e hỏi, những tài khoản nào thì được lập chứng từ ghi sổ, có phải chỉ các TK TS, NPT, VCSH thì mới lập, còn các TK DT, Mua hàng, Giá vốn hàng xuất bán,... thì k lập. E hiểu như vậy là đúng hay sai ạ?

Anh chị cho e hỏi là lập chứng từ ghi sổ về thuế GTGT như thế nào ạ? Cụ thể là Với nghiệp vụ Thu tiền từ việc bán hàng trực tiếp (Giá bán: 20.000; VAT: 2.000). E làm thế này là đúng hay sai ạ?
Diễn giải Tài khoản Số tiền
Nợ Có
Chứng từ ghi sổ về thuế GTGT TK 333 2.000
TK 111 2.000
Cộng 2.000

Nếu trong TH có thêm 1 nghiệp vụ nữa tương tự, thì e phải ghi thêm 1 dòng TK 111 nữa hay cộng luôn vào với 2.000 đó ạ?

E cám ơn ạ!
 
Ðề: Thắc mắc về cách lập chứng từ ghi sổ

"Hàng ngày (hoặc định kỳ 3,5,7 ngày) căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ, tiến hành phân loại theo nội dung (theo bên Có của TK), tổng hợp số liệu để lập chứng từ ghi sổ. Riêng đối với những chứng từ liên quan đến các đối tượng kế toán chi tiết cần hạch toán chi tiết thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết"

Bạn lưu ý cụm từ được gạch chân, ta có thể diễn dịch như này, để lập chứng từ ghi sổ ta cần thực hiện các công đoạn :
+ Tập hợp các chứng từ cùng loại (theo bên CÓ của TK)
+ Lập bảng kê chứng từ cùng loại (tổng hợp số liệu)
Ví dụ : các nghiệp vụ mua hàng (hóa đơn đầu vào) thì hoặc là ghi CÓ TK 111 hoặc ghi CÓ TK 331, ta tập hợp chúng lại lập bảng kê chứng từ ghi CÓ TK 111 và ghi nợ các TK đối ứng (các TK 15, các TK phân bổ, TK chi phí...) . Từ bảng kê này, ta lập Chứng từ ghi sổ, ghi CÓ TK 111 và bên Nợ là các TK đã được liệt kê trong bảng kê chứng từ (Có thể đặt tên cho nó là CTGS ghi Có TK111)
Tương tự như thế, ta lập CTGS Ghi CÓ TK 331 ...

Trên đây là ví dụ cho hệ chứng từ đầu vào, ta cũng lập chứng từ ghi sổ cho hệ chứng từ đầu ra : CTGS Ghi CÓ TK 511, CTGS Ghi CÓ TK 333 , với hệ chứng từ ngân hàng, tiền vay ... cũng thế.

Và như vậy, có nghĩa là, khi một TK nào đó được mở thì tự nhiên ta cũng phải lập CTGS cho nó (vì chí ít nó cũng 1 lần được Ghi CÓ) . Hay nói theo lý thuyết, CTGS được dùng ghi vào sổ kế toán (sổ cái các TK) nên nếu không lập thì ta sẽ không có số liệu để ghi sổ .

Đại khái là như thế. Nhưng trong thực tế, kế toán viên có thể tùy vào tính hình của từng DN cụ thể mà biến tấu các bảng kê chứng từ cùng loại cũng như cách thức lập các CTGS để tiết kiệm thời gian in ấn cũng như chi phí văn phòng phẩm của DN .
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top