Kế toán xây dựng là một nghề tương đối phức tạp nhất là ở khâu tính giá thành sản phẩm. Hôm nay, Sơn chia sẻ cùng các bạn file tính giá thành xây dựng đang dùng ở các công ty Sơn tư vấn. Các bạn có thể sử dụng file này (nếu cần thì chỉnh sửa thêm chút thông tin) cho chính công ty mình để
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Bước 1: Đầu tiên các bạn cần cập nhật số liệu trên dự toán vào hệ thống và số dư đầu kỳ của các công trình đang thực hiện dở dang từ năm trước chuyển sang.
Bước 2: Cập nhật chi phí phát sinh theo từng hạng mục trong kỳ và dở dang vào cuối tháng (Số liệu lấy từ bảng Nhật Ký Chung)
Bước 3: Cập nhật doanh thu thực tế đã ghi nhận trong kỳ theo từng hạng mục công trình
Bước 4: Xem báo cáo giá thành bằng cách chọn tháng và công trình cần xem.
CÁC BÁO CÁO THAM KHẢO
Giá thành dự toán: Được tính bằng cách lấy chi phí dự toán x tỷ lệ doanh thu hoàn thành (cách cơ quan thuế thường sử dụng để yêu cầu giải trình giá thành)
Giá thành thực tế: Giá thành thực tế phát sinh + đầu kỳ trừ phần dở dang cuối kỳ
KIỂM TRA ĐỐI CHIẾU DOANH THU
Doanh thu theo dự toán được ghi nhận ở phần "ngày kết thúc" - đối chiếu cùng tháng hiện hành xem báo cáo sẽ có số liệu "Doanh thu ghi nhận chậm hơn so với dự toán". Cần có hồ sơ chứng minh cho việc ghi nhận doanh thu trễ hơn tiến độ này
Lưu ý:
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ được ghi nhận theo tháng
Nếu bạn thấy file này hữu ích, vui lòng đăng ký trong link bên dưới - Sơn sẽ gởi tặng các bạn qua email nhé
Đăng ký nhận file: https://goo.gl/ve4LkT
Thân mến, Sơn Trần
- Giải trình giá thành với cơ quan thuế
- Theo dõi thời điểm ghi nhận doanh thu thực tế so với dự toán, tránh trường hợp bị ấn định doanh thu khi quyết toán thuế
- Cân đối chi phí và xây dựng kế hoạch "cân đối" đầu vào
- Phục vụ cho mục đích kiểm soát chi phí giá thành nội bộ
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Bước 1: Đầu tiên các bạn cần cập nhật số liệu trên dự toán vào hệ thống và số dư đầu kỳ của các công trình đang thực hiện dở dang từ năm trước chuyển sang.
Bước 2: Cập nhật chi phí phát sinh theo từng hạng mục trong kỳ và dở dang vào cuối tháng (Số liệu lấy từ bảng Nhật Ký Chung)
Bước 3: Cập nhật doanh thu thực tế đã ghi nhận trong kỳ theo từng hạng mục công trình
Bước 4: Xem báo cáo giá thành bằng cách chọn tháng và công trình cần xem.
CÁC BÁO CÁO THAM KHẢO
Giá thành dự toán: Được tính bằng cách lấy chi phí dự toán x tỷ lệ doanh thu hoàn thành (cách cơ quan thuế thường sử dụng để yêu cầu giải trình giá thành)
Giá thành thực tế: Giá thành thực tế phát sinh + đầu kỳ trừ phần dở dang cuối kỳ
- Trường hợp giá thành dự toán < giá thành thực tế: Cần giải trình cho phần tăng so với dự toán này cho cả hai mục đích nội bộ và thuế. Nếu không giải trình được sẽ bị xuất toán khi quyết toán thuế.
- Trường hợp giá thành dự toán > giá thành thực tế: Công ty đang lấy thiếu hóa đơn so với tình hình thực tế thi công, cần rà soát và lên kế hoạch cân đối chi phí - hóa đơn để chi phí - doanh thu về đúng kỳ.
- Kỳ kế toán là tháng - quý - năm nên các bạn chọn tháng báo cáo để lọc và xem báo cáo nhé
KIỂM TRA ĐỐI CHIẾU DOANH THU
Doanh thu theo dự toán được ghi nhận ở phần "ngày kết thúc" - đối chiếu cùng tháng hiện hành xem báo cáo sẽ có số liệu "Doanh thu ghi nhận chậm hơn so với dự toán". Cần có hồ sơ chứng minh cho việc ghi nhận doanh thu trễ hơn tiến độ này
Lưu ý:
- Thực tế kiểm soát: nếu chậm hơn tiến độ trên dự toán có thể bị chủ đầu tư phạt hợp đồng - > cần có lý do phù hợp
- Thuế: Chậm hơn có thể bị ấn định lại doanh thu nếu không có lý do hợp lý - ví dụ: Chủ đầu tư không chịu nghiệm thu vì...chưa có tiền)
- Đặc biệt: Nếu doanh thu ghi nhận nhanh hơn tiến độ so với dự toán. Cần kiểm tra, nếu thực tế phát sinh thì không sao, ngược lại nếu chủ đầu tư yêu cầu nghiệm thu trước (chưa thực sự thi công) -> Chi phí đầu vào lấy ở đâu? Cách cân đối của doanh nghiệp là gì?
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ được ghi nhận theo tháng
Nếu bạn thấy file này hữu ích, vui lòng đăng ký trong link bên dưới - Sơn sẽ gởi tặng các bạn qua email nhé
Đăng ký nhận file: https://goo.gl/ve4LkT
Thân mến, Sơn Trần