Tạm ứng có phải xuất hóa đơn hay không?

Nguyen Thi Ly Na

Member
Hội viên mới
Tạm ứng hợp đồng có phải xuất hóa đơn hay không?
Có ghi nhận thuế GTGT và doanh thu hay không?

Đối với doanh nghiệp thi công xây dựng công trình thì thường xảy ra tình trạng đói vốn (doanh nghiệp nhỏ & có cả công ty lớn…) nên thường phải xin ứng trước để có chi phí trang trải cái yếu tố đầu vào và nhân sự, nhưng bất cập lớn nhất chính là chủ đầu tư luôn yêu cầu xuất hóa đơn mới cho tạm ứng, dường như cái tư tưởng : “ Hóa đơn thần thánh là chìa khóa vạn năng có thể mở mọi cánh cửa” cái hệ tư tưởng sai lầm trầm trọng đã ăn sâu vào trong hệ tư tưởng của những kế toán và chủ doanh nghiệp (có thể họ biết luật nhưng cố tình làm sai luật hoặc của những kẻ kiến thức nửa mùa tạo nên… nên mới dẫn đến những hệ lụy và khó khăn cho kế toán và doanh nghiệp nhà thầu thi công: chưa có NVL và các yếu tố đầu vào, xuất hóa đơn sai thời điểm, giá vốn tính như thế nào?....

– Ghi nhận doanh thu ra sao?

– Ghi nhận chi phí giá vốn như thế nào?

– Và các vấn đề liên quan khác ….


0.jpg


+++ Một: Vận dụng theo luật thuế GTGT, TNDN, Hóa đơn

Cần phân biệt giữa tạm ứng sau khi ký hợp đồng rồi xuất hóa đơn hay là nghiệm thu thanh toán từng giai đoạn

+ Nên cần phân biệt tạm ứng với thanh toán giai đoạn?

+ Nếu là tạm ứng thì chưa đủ cơ sở ghi nhận doanh thu và tạm ứng không phải xuất hóa đơn

***Căn cứ

1. Khoản 5 Điều 8 Chương II Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013

2. Điểm a Khoản 2 Điều 16 Chương III Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014

3. Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

***Như vậy:
– Về nguyên tắc: Công ty không phải xuất hoá đơn GTGT, không phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TNDN đối với khoản tiền tạm ứng của khách hàng cho Công ty ngay sau khi ký hợp đồng thi công xây lắp vì chưa có công trình. hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Mặt khác khoản tiền tạm ứng này:

+ Không được ghi nhận là doanh thu bán hàng hoá vì chưa thoả mãn 5 (năm) điều kiện để xác định doanh thu bán hàng hoá.

+ Và cũng không được hạch toán vào TK 3387 - Doanh thu nhận trước - vì theo phần giải thích nội dung TK 3387 thì: “... Không hạch toán vào tài khoản này số tiền nhận trước của người mua mà đơn vị chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.”

+++Tuy nhiên:
Do thực tế Công ty đã xuất hoá đơn GTGT đối với khoản tiền tạm ứng của khách hàng sau khi ký hợp đồng thì có thể xử lý như sau:

+ Hoặc Công ty cùng khách hàng (chủ đầu tư) lập biên bản thu hồi hoá đơn vì đây là trường hợp hoá đơn xuất không đúng quy định, biên bản phải có đủ chữ ký xác nhận và dấu của cả hai bên. Sau khi thu hồi hoá đơn thì gạch chéo để huỷ bỏ và phải lưu đầy đủ các liên của số hoá đơn thu hồi. Cả Công ty và khách hàng (chủ đầu tư) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoá đơn huỷ bỏnày.

+ Trường hợp Công ty không thu hồi lại được hoá đơn thì Công ty có thể hạch toán vào TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và đề nghị Công ty kê khai nộp thuế GTGT, nộp thuế TNDN trên khoản tiền tạm ứng đã nhận này. Khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, nếu quyết toán có chênh lệch thì Công ty phải xuất hoá đơn bổ sung và kê khai nộp bổ sung thuế GTGT, thuế TNDN của công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành.

= > Như vậy:thuế GTGT, TNDN tạm nộp trên khoản tiền tạm ứng đã nhận và xuất hoá đơn bổ sung và kê khai nộp bổ sung thuế GTGT, thuế TNDN của công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành.
*** Chi tiết tại:Công văn số 3178 TCT/NV6 ngày 01/09/2003 của Tổng cục Thuế về việc hạch toán tiền ứng trước.


+++ Hai:tập hợp chi phí giá vốn theo thời độ thế

++Trường hợp 01:

– Nếu thời gian nhận tiền cách xa ngày hợp đồng mà yếu tố NVL đầu vào, nhân công, máy móc, và sản xuất chung… đầy đủ thì tiến hành xuất dùng và phân bổ kịp thời

– Lập biên bản nghiệm thu giai đoạn bổ sung

– Hồ sơ thanh toán đầyđủ

= > Với cách này thì thời gian nhận được tiền và thời gian trên hợp đồng cách khoảng phù hợp hoặc nhờ được chủ đầu tư ký lùi ngày trên Hợp Đồng lại theo thoản thuận phù hợp hai bên thì kết hợp yếu tố đầu vào tập hợp giá thành đầy đủ thì có thể cứu vãn tình thế.

++Trường hợp 02:

– Nếu chỉ mới ký hợp đồng xong mà đã xuất hóa đơn thì vô phương cứu chữa đành dùng cách bớt củi đáy nồi vậy

Trích trước chi phí giá vốn: Nợ TK 632/ có TK335

– Tổng hợp và xuất dùng các yếu tố đầu vào NVL, NC, SXC, MTC trong khoảng thời gian sau đó trong năm tài chính: Nợ TK 154/ Có TK 621,622,623,627 (chú ý phải trong năm tài chính thì mới cứu vãn được thuế TNDN)

– Sau khoảng thời gian nhất định khi hai bên thi công công trình đã hòm hòm kha khá thì lập biên bản nghiệm thu giai đoạn và hồ sơ thanh toán nhờ bên chủ đầu tư ký tá xácnhận

– Kết chuyển chi phi trích trước vào giá thành:

+ Phần tổng hợp theo thực tế: Nợ Tk 335/ có TK 154

+ Phần sử dụng không hết: Nợ TK 335/ có TK 632

*** Ghi chú: Cách làm theo quyết toán thanh tra thuế: Cục Thuế Đaklak, Cục thuế Cần thơ & Kiểm toán nhà nước hướng dẫn bạn cẩn trọng khi dùng cho doanh nghiệp mình, vì cũng là thuốc nhưng với người dùng đúng thuốc đúng trường hợp thì lại là tiên, không đúng thuốc là độc chết người.

Theo Chu Đình Xinh
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top