Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

hoangquynh

New Member
Hội viên mới
Em đang thắc mắc: "Tại sao lại phải áp dụng nhiều mức thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ? và ý nghĩa của từng loại thuế suất đó như thế nào?
Mời mọi người giúp em nhé!!!
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

Em đang thắc mắc: "Tại sao lại phải áp dụng nhiều mức thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ? và ý nghĩa của từng loại thuế suất đó như thế nào?
Mời mọi người giúp em nhé!!!
Ý nghĩa áp dụng tính theo đặc thù của loại hàng hoá đó ý mà:
VD: NK gỗ tại sao mức thuế suất lại = 0 tại vì nếu mà áp dụng mức thuế cao thì lâm tặc sẽ phá hết rừng nước ta và khi đó thời tiết nước ta sẽ bị ảnh hưởng lớn.
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

Thì rõ ràng trong tất cả các nền kinh tế thế giới, nhà nước điều tiết nền kinh tế qua công cụ thuế và lãi suất ngân hàng. Bên cạnh đó thuế còn là nguồn thu quan trọng nhất của 1 đất nước. Để nền kinh tế phát triển thì nhà nước phải khuyến khích mọi người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, công cụ thuế phải đủ sức hấp dẫn mọi người tạo ra doanh thu và lợi nhuận nhưng cũng đảm bảo nguồn thu bù nguồn chi cho các hoạt động bảo vệ và phát triển đất nước.
Vì vậy, thuế suất là 1 công cụ hợp lý để điều tiết tình hình sản xuất và kinh doanh cũng như thu hút đầu tư. Ví dụ như hàng máy vi tính, trước năm 2009 thuế suất VAT là 5%, nhưng nay nhà nước điều chỉnh thành 10% (hiện tại vẫn áp dụng 5% do khủng hoảng tài chính) do hàng hóa này đã có thể lắp ráp và sản xuất trong nước.
Hơn nữa, thuế quan cũng là 1 công cụ ngăn chặn sự cạnh tranh bất hợp pháp của các công ty mạnh về kinh tế và đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp trong nước.
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

Em đang thắc mắc: "Tại sao lại phải áp dụng nhiều mức thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ? và ý nghĩa của từng loại thuế suất đó như thế nào?
Mời mọi người giúp em nhé!!!

Bản chất thuế GTGT đánh vào người tiêu dùng vì vậy

- Không chịu thuế: hổ trợ nông nghiệp, không liên quan trực tiếp đến sự thụ hưởng (ví dụ như tang lễ), vì mục tiêu cộng đồng....

- Thuế suất 0%: hổ trợ, kích thích xuất khẩu.

- Thuế suất 5%: ưu đãi với 1 số mặt hàng chủ yếu (theo xu hướng sau này sẽ không còn nữa).

- Thuế suất 10%: thuế suất phổ thông. Đây chính là thuế suất chung về sau này.
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

Các bài trên chỉ trả lời phần "ý nghĩa" của các mức thuế suất thuế GTGT chứ không phải là trả lời câu hỏi "Tại sao?"
Chia ra nhiều mức thuế có tác động điều tiết, hổ trợ 1 số ngành nghề, đối tượng.
Tuy nhiên ý nghĩa điều tiết, hổ trợ bằng thuế suất GTGT lại không hiệu quả lắm.
Để điều tiết Nhà nước có thể ban hành các điều luật cấm hoặc cấp quota hoặc thu thuế TTDB ..., để hổ trợ thì Nhà nước cũng có nhiều cách hổ trợ như là cấp bù trợ giá ...

Việc chia ra nhiều mức thuế suất thuế GTGT có nguyên nhân chủ yếu là do bộ máy hành thu còn yếu kém.
Vì bộ máy thu thuế còn kém nên cơ sở thuế còn hẹp (thu được của người này nhưng không thu được của người kia) và vì thế số tiền thuế thu được cho ngân sách cũng ít.
Để đảm bảo thu đủ theo kế hoạch thu ngân sách thì cần thiết phân vùng, các lĩnh vực mà đảm bảo khó trốn thuế thì thuế suất thấp. Ví dụ thuế 5% chủ yếu là các sản phẩm phục vụ lại SXKD, các DN SX mặt hàng này chủ yếu là các Tập đoàn, Cty, DN lớn sản xuất công nghiệp nên thường là có tính ổn định cao.
Điều này cũng xảy ra với các nước kém phát triển, mới áp dụng thuế GTGT như nước ta.
Đối với thuế suất 0% dành cho xuất khẩu thì có nguyên nhân là:
- Do bản chất của thuế GTGT.
- Do thông lệ quốc tế.
Các nước khi trao đổi hàng hóa, giao thương với nhau thì chia nhau: chính phủ nước nào sẽ thu thuế?
Nếu cả 2 cùng thu thì sẽ làm giá đội lên. Thông lệ là: nước nhập khẩu sẽ thu.
Nhớ phân biệt thuế GTGT và thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu mới là hàng rào mà 1 nước dựng lên để ngăn chận hàng nước khác xâm nhập.
Bạn cũng thấy là thuế GTGT sẽ cùng thuế suất cho hàng trong nước và hàng nhập khẩu: không có tác dụng ngăn chận.
Tương tự, thuế suất 0% cho hàng xuất khẩu chủ yếu là vì tránh chồng thuế 2 lần, chứ ít có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu.
Thực ra là nó tránh khó khăn không đáng có cho xuất khẩu chứ không thúc đẩy xuất khẩu.
Giả sử các nước quy ước: không thu thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Khi đó tự nhiên nước xuất khẩu sẽ tiến hành thu thuế GTGT hàng xuất chứ không có để 0% như hiện nay đâu.

Đến một hôm nào đó Nhà nước tuyên bố chỉ còn 1 mức thuế suất GTGT (chẳng hạn 10%, bỏ mức 5%) thì ta hiểu là bộ máy thu thuế đã phát triển đến mức nhất định nào đó rồi, công bằng hơn.
Việc đó có vẻ thuế tăng, nhưng thực tế số thu thuế của Ngân sách không tăng bởi vì hình thức thuế khấu trừ: đầu vào bao nhiêu thì khấu trừ bấy nhiêu. Cuối cùng thì cũng vẫn là các sản phẩm tiêu dùng do cá nhân trực tiếp tiêu dùng mua và chịu thuế (10%).

Nếu như bộ máy thu thuế phát triển mạnh hơn, mở rộng 1 cách chắc chắn cơ sở thuế, thì số tiền thu thuế sẽ ổn định và đó sẽ là cơ sở để Nhà nước giảm thuế suất GTGT (xuống 8% chẳng hạn).
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

Điều này cũng xảy ra với các nước kém phát triển, mới áp dụng thuế GTGT như nước ta.
Đối với thuế suất 0% dành cho xuất khẩu thì có nguyên nhân là:
- Do bản chất của thuế GTGT.
- Do thông lệ quốc tế.

Nêu anh nói mục đích thuế suất o% như thế thì chưa đủ cơ sở luận lý.

10% hay 8% cũng như nhau mà thôi, đó là sự quản lý vĩ mô.
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

Tuy nhiên ý nghĩa điều tiết, hổ trợ bằng thuế suất GTGT lại không hiệu quả lắm.
Để điều tiết Nhà nước có thể ban hành các điều luật cấm hoặc cấp quota hoặc thu thuế TTDB ..., để hổ trợ thì Nhà nước cũng có nhiều cách hổ trợ như là cấp bù trợ giá ...
Một số thứ hàng hoá dịch vụ, tuỳ mỗi quốc gia có nền văn hoá khác nhau coi nó là nên dùng hay không nên dùng mà cấm hay hạn chế (nhớ rằng Luật pháp hình thành là ý nguyện của số đông người dân đồng tình).
Trong quá trình phát triển của xã hội thì có cái hôm nay bị cấm nhưng mai sẽ không, cái hôm nay không cấm nhưng ngày mai có thể cấm. Tình trạng phập phù này cũng xuất hiện giữa các quốc gia khác nhau tại cùng thời điểm. Sự cấm đoán chỉ cần thiết cho những trường hợp đặc biệt!
Và ngược lại sự cấp bù, trợ giá cũng chỉ cần thiết cho những trường hợp đặc biệt!
Quyền tiêu dùng của người dân vẫn phải tôn trọng một cách thích đáng!
Nguồn thu để Nhà nước chi tiêu cũng không thể không thích đáng!
Hai cái thích ấy mới đẻ ra: Thuế gián thu (GTGT, XNK, TTĐB).
Tiền không ở túi anh thì sang túi tôi, có ai chịu mất tiền đâu! Vì vậy ai được tôn trọng hơn thì cái được đẻ ra nêu trên sẽ điều tiết.
Việc chia ra nhiều mức thuế suất thuế GTGT có nguyên nhân chủ yếu là do bộ máy hành thu còn yếu kém.
Vì bộ máy thu thuế còn kém nên cơ sở thuế còn hẹp (thu được của người này nhưng không thu được của người kia) và vì thế số tiền thuế thu được cho ngân sách cũng ít.
Để đảm bảo thu đủ theo kế hoạch thu ngân sách thì cần thiết phân vùng, các lĩnh vực mà đảm bảo khó trốn thuế thì thuế suất thấp. Ví dụ thuế 5% chủ yếu là các sản phẩm phục vụ lại SXKD, các DN SX mặt hàng này chủ yếu là các Tập đoàn, Cty, DN lớn sản xuất công nghiệp nên thường là có tính ổn định cao.
Ngành nào cũng thế cả, đang phát triển là tình trạng chung.
Thu chưa nhiều vì có nhiều đâu mà thu, thất thu có nhưng không phải nguyên nhân chính!
Vì là thuế gián thu (người dùng chịu) cho nên lĩnh vực tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu sẽ có thuế suất cao: Lương thực, thực phẩm chưa chế biến không chịu thuế hoặc thấp 5%.
Không phải lý do trốn thuế mà xây dựng mức thuế suất cao hay thấp. Cái này là lợi ích của người tiêu dùng và nhà nước đã nêu ở trên.
Điều này cũng xảy ra với các nước kém phát triển, mới áp dụng thuế GTGT như nước ta.
Việt Nam là một trong những nước áp dụng thành công luật thuế GTGT :daica:
Một số nước kể cả nước phát triển khi áp dụng thì đổ bể! Và có nước thì thuế suất còn không có con số đẹp và tiện nhẩm như Việt Nam đâu nhé!
Các nước giầu họ có thuế suất thấp vì cái họ mang ra để nhân với thuế suất thì to đùng, to đoàng!

Đối với thuế suất 0% dành cho xuất khẩu thì có nguyên nhân là:
- Do bản chất của thuế GTGT.
- Do thông lệ quốc tế.
Các nước khi trao đổi hàng hóa, giao thương với nhau thì chia nhau: chính phủ nước nào sẽ thu thuế?
Nếu cả 2 cùng thu thì sẽ làm giá đội lên. Thông lệ là: nước nhập khẩu sẽ thu.
Nhớ phân biệt thuế GTGT và thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu mới là hàng rào mà 1 nước dựng lên để ngăn chận hàng nước khác xâm nhập.
Bạn cũng thấy là thuế GTGT sẽ cùng thuế suất cho hàng trong nước và hàng nhập khẩu: không có tác dụng ngăn chận.
Tương tự, thuế suất 0% cho hàng xuất khẩu chủ yếu là vì tránh chồng thuế 2 lần, chứ ít có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu.
Thực ra là nó tránh khó khăn không đáng có cho xuất khẩu chứ không thúc đẩy xuất khẩu.
Giả sử các nước quy ước: không thu thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Khi đó tự nhiên nước xuất khẩu sẽ tiến hành thu thuế GTGT hàng xuất chứ không có để 0% như hiện nay đâu.

Đến một hôm nào đó Nhà nước tuyên bố chỉ còn 1 mức thuế suất GTGT (chẳng hạn 10%, bỏ mức 5%) thì ta hiểu là bộ máy thu thuế đã phát triển đến mức nhất định nào đó rồi, công bằng hơn.

Nếu như bộ máy thu thuế phát triển mạnh hơn, mở rộng 1 cách chắc chắn cơ sở thuế, thì số tiền thu thuế sẽ ổn định và đó sẽ là cơ sở để Nhà nước giảm thuế suất GTGT (xuống 8% chẳng hạn)

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu hai nước tranh nhau thu, vẫn sống khoẻ!
Về thuế GTGT 0% và TTĐB không chịu khi xuất khẩu là bởi vì muốn xuất khẩu!

Thuế suất 5% hay 10% chẳng liên quan gì đến bộ máy thu thuế!
Nếu nhiều loại thuế suất thì phức tạp, chứng tỏ bộ máy tốt.

Việc đó có vẻ thuế tăng, nhưng thực tế số thu thuế của Ngân sách không tăng bởi vì hình thức thuế khấu trừ: đầu vào bao nhiêu thì khấu trừ bấy nhiêu. Cuối cùng thì cũng vẫn là các sản phẩm tiêu dùng do cá nhân trực tiếp tiêu dùng mua và chịu thuế (10%).
Đoạn này chứng minh lợi ích của Nhà nước và người tiêu dùng và chứng minh sự điều tiết là hoàn toàn đúng!
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

Nói chung thu thuế là nguồn thu chính của nước ta nếu nói như bác muontennguoi thì nếu bộ máy tốt sẽ dùng ít loại thuế suất đâu phải vậy bác nếu thu càng nhiều loại thuế thì bộ máy quản lý càng chặt (nhiều loại thuế là cân đối và trợ giúp lẫn nhau) không vậy mà bây giờ có thêm thuế TNCN, Thuế trợ cấp mất việc làm đó sao
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

Hi Hi, sáng nay em phải đi thi nên không lên tọa đàm cùng các Pác được. Em cảm ơn các anh chị đã cho em hiểu được tại sao Nhà nước mình lại làm như vậy. Tại nhiều lúc thầy giáo giảng bài nhưng lại chẳng chịu hỏi, vả lại hỏi thầy nói cũng không rõ lắm. Thanks.
Pác nào ở gần Mai Động, em xin mời ly "nước lọc" để cảm ơn!
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

Nói chung thu thuế là nguồn thu chính của nước ta nếu nói như bác muontennguoi thì nếu bộ máy tốt sẽ dùng ít loại thuế suất đâu phải vậy bác nếu thu càng nhiều loại thuế thì bộ máy quản lý càng chặt (nhiều loại thuế là cân đối và trợ giúp lẫn nhau) không vậy mà bây giờ có thêm thuế TNCN, Thuế trợ cấp mất việc làm đó sao

Ở trên tôi nói "bộ máy thu thuế" nghĩa là nói chung về chính sách thuế chứ không phải nói "bộ máy thu thuế VAT".
Khi nói chính sách thuế tốt hàm nghĩa nó phải công bằng.
Thuế TTĐB: đánh vào hàng xa xỉ. Mà những mặt hàng này chủ yếu là người giàu tiêu dùng => tạo sự công bằng xã hội rõ nét.
Thuế TNCN: áp dụng lũy tiến => càng giàu càng chịu thuế suất cao => cũng công bằng thấy rõ.
...
Nhiều sắc thuế khác nhau: Nhà nước dễ dàng vận dụng để tạo công bằng.
Thuế VAT có nhiều mức: Cũng có tác dụng nhưng rất ít.
Nếu muốn bàn sâu hơn thì cần xem xét tỉ mỉ các mặt hàng cụ thể.
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

Ở trên tôi nói "bộ máy thu thuế" nghĩa là nói chung về chính sách thuế chứ không phải nói "bộ máy thu thuế VAT".
Khi nói chính sách thuế tốt hàm nghĩa nó phải công bằng.
Thuế TTĐB: đánh vào hàng xa xỉ. Mà những mặt hàng này chủ yếu là người giàu tiêu dùng => tạo sự công bằng xã hội rõ nét.
Thuế TNCN: áp dụng lũy tiến => càng giàu càng chịu thuế suất cao => cũng công bằng thấy rõ.
...
Nhiều sắc thuế khác nhau: Nhà nước dễ dàng vận dụng để tạo công bằng.
Thuế VAT có nhiều mức: Cũng có tác dụng nhưng rất ít.
Nếu muốn bàn sâu hơn thì cần xem xét tỉ mỉ các mặt hàng cụ thể.
Đúng quá rồi cũng như các dịch vụ về y tế, bệnh viện nhà nước ta chỉ đánh thuế đầu vào thôi còn đầu ra thì không .....
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

Ở trên tôi nói "bộ máy thu thuế" nghĩa là nói chung về chính sách thuế chứ không phải nói "bộ máy thu thuế VAT".
Khi nói chính sách thuế tốt hàm nghĩa nó phải công bằng.
Thuế TTĐB: đánh vào hàng xa xỉ. Mà những mặt hàng này chủ yếu là người giàu tiêu dùng => tạo sự công bằng xã hội rõ nét.
Thuế TNCN: áp dụng lũy tiến => càng giàu càng chịu thuế suất cao => cũng công bằng thấy rõ.
...
Nhiều sắc thuế khác nhau: Nhà nước dễ dàng vận dụng để tạo công bằng.
Thuế VAT có nhiều mức: Cũng có tác dụng nhưng rất ít.
Nếu muốn bàn sâu hơn thì cần xem xét tỉ mỉ các mặt hàng cụ thể.

Một chính sách thuế tốt cần nhình nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau như:

- Tính hiệu quả kinh tế

- Tính hiệu quả hành chính của hệ thống thuế

- Tính linh hoạt

- Tính minh bạch

- Tính công bằng.

Trong các yếu tố đó thì tính công bằng được xem là tiên quyết của hệ thống thuế, công bằng là một đòi hỏi khách quan trong việc phân chia gánh nặng thuế cho các tầng lớp dân cư trong xã hội, có công bằng thì người nộp thuế mới nhận thấy được ý thức của việc nộp thuế và không tác động tiêu cực đến nỗ lực kinh doanh của họ.

Tuy nhiên, chưa có định nghĩa rõ ràng hay chuẩn mực nào để xác định thế nào là công bằng và không công bằng.

Ví dụ: Hai doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh như nhau, nên đóng mức thuế Môn bài giống nhau. Trong trường hợp này, nếu chi tiết ra về vị trí kinh doanh, năng lực điều hành kinh doanh của hai doanh nghiệp khác nhau nên doanh thu cũng khác nhau,... và dù hai mức môn bài như nhau nhưng chưa
chắc đã công bằng vì thu nhập thực tế của hai doanh nghiệp này là khác nhau.

Còn xét ở góc độ người thu nhập cao thì khả năng đóng thuế cao, còn người có thu nhập thấp đóng thuế thấp nên tạo ra sự công bằng, nếu mở rộng ra cũng khó xác định được tính công bằng, Ví dụ: ông A và ông B có thu nhập như nhau nên nộp thuế như nhau (không xét đến giảm trừ gia cảnh), nhưng trong trường hợp ông A bị tai nạn nên xét giảm thuế cho ông A, Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng có nhiều ý kiến, chưa chắc rằng ông A bị tai nạn đã không có khả năng nộp thuế cao hơn, vì ông này đã được cộng đồng và người thân giúp đỡ trên số thiệt hại, hoặc đã được bảo hiểm bồi thường.

Do đó, công bằng trong thuế khoá vẫn thuộc về nhận thức và quan điểm của mỗi quốc gia
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

Tất nhiên công bằng không có nghĩa là cào bằng.
Nếu mọi người có đóng góp khác nhau mà lại hưởng ngang bằng nhau cả thì thực sự điều ấy lại là không công bằng.
Nếu điều ấy xảy ra thì nó sẽ giết chết mọi nổ lực vươn lên.

Trở lại câu hỏi của chủ topic:
Tại sao lại phải áp dụng nhiều mức thuế suất GTGT?
Thì câu trả lời đầu tiên đến trong đầu cần phải là: để công bằng xã hội.
Ở đây cũng là điều tiết nhưng mà là điều tiết thu nhập của dân chúng chứ không phải là điều tiết thúc đẩy phát triển ngành này, hạn chế phát triển ngành kia ...
Tuy nhiên dùng thuế GTGT điều tiết thu nhập thì không thể có hiệu quả lớn. Để điều tiết thu nhập thì thuế thu nhập có lẽ là chọn lựa hàng đầu.


@ Tiên sinh:

Hàng tháng gia đình Tiên sinh mua bao nhiêu kg gạo?
Con số đó sẽ là bao nhiêu nếu thuế GTGT mặt hàng gạo thay đổi giả sử từ 5% thành 20%?
Và từ con số đó suy ra ảnh hưởng thế nào đến SX của người nông dân?
Nông dân VN sản xuất ra lúa gạo chẳng những để bán trong nước mà còn xuất khẩu. Mỗi năm XK vài triệu tấn.
Giả sử gạo XK thuế suất GTGT 0% (được hoàn thuế) thì ảnh hưởng đến XK thế nào nếu thuế GTGT từ 5% thành 20%?

Nông dân bán lúa gạo của mình thì được miễn thuế. Nhưng nhà Tiên Sinh mua gạo ở đâu? Mua trực tiếp của nông dân sao?

Vậy thì điều tiết sản xuất của ngành hàng thiết yếu và không thiết yếu là thế nào nào?

Vấn đề trốn thuế:

Từ ngày 18-6-2008 đến 18-6-2009, Tiên Sinh thử nhớ lại bao nhiêu lần và tổng trị giá bao nhiêu tiền mà Tiên Sinh và gia đình mình đã từng chi tiêu mà không thèm lấy hóa đơn - chỉ tính những gì thuộc diện ngưởi bán phải khai doanh thu thôi nhé.

Ai trong chúng ta có thể trả lời là: "Tôi không bao giờ làm thế!"
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

Em đang thắc mắc: "Tại sao lại phải áp dụng nhiều mức thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ? và ý nghĩa của từng loại thuế suất đó như thế nào?
Mời mọi người giúp em nhé!!!



1. Về diện hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Theo quy định hiện này thì 25 nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế trong đó chủ yếu là các mặt hàng nông nghiệp và các mặt hành trong nước chưa sản xuất được hoặc các mặt hàng cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê.

Điều dễ nhận thấy ở đây là vì sao nhà nước không quy định các mặt hàng thuộc diện trong nước sản xuất được vào diện không chịu thuế, vì một số hàng hoá, dịch vụ nếu áp dụng không chịu thuế giá trị gia tăng sẽ không phù hợp, gây bất lợi cho sản xuất kinh doanh, bởi vì doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng sẽ không được tính thuế giá trị gia tăng cho người mua, như vậy, toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đã trả khi mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh sẽ không được khấu trừ mà phải tính vào giá thành sản phẩm, từ đó làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của những hàng hoá, dịch vụ này trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, cần rà soát để chuyển sang đối tượng chịu thuế nhằm đảm bảo tính liên hoàn của thuế giá trị gia tăng và tạo thuận lợi hơn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, không phải lúc nào hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế cũng khuyến khích nền kinh tế.

2. Về diện hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng

Thuế suất 0%:

Thuế GTGT là thuế đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, tiêu dùng ở lãnh thổ nào thì đóng thuế ở lãnh thổ đó. Trước khi mặt hàng đó rời khỏi một lãnh thổ nào đó thì thuế GTGT của chúng trở về bằng 0, do đó nhà nước phải hoàn trả lại toàn bộ những khoản thuế mà doanh nghiệp đã chi trả trong quá trình tạo ra hàng hoá, dịch vụ đó.

Thuế suất 5%:

Trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay cần thiết tiếp tục duy trì mức thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp hoặc hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân bởi các lý do sau:

Thứ nhất, sản phẩm nông nghiệp do cơ sở trực tiếp sản xuất bán ra thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng nên không được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, vì vậy, cần tiếp tục duy trì ở mức thuế suất 5% đối với một số hàng hoá, dịch vụ đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong một thời gian nữa để góp phần giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường;

Thứ hai, trong giai đoạn đầu hội nhập lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo dự báo sẽ bị tác động mạnh, đặc biệt trong điều kiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở nước ta chưa cao, thu nhập và mức sống của người dân, nhất là nông dân còn thấp. Mặt khác, theo cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì nhiều sản phẩm nông nghiệp được tiếp tục duy trì chính sách bảo hộ trong thời hạn 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO;

Thứ ba, hiện nay mặt bằng giá thế giới một số vật tư nguyên liệu là đầu vào của sản xuất , nhất là đầu vào của sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, từ đó ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm sản xuất trong nước, đời sống của người dân.

Thuế suất 10%: Là những mặt hàng còn lại.
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

@ Tiên sinh:

Hàng tháng gia đình Tiên sinh mua bao nhiêu kg gạo?
Con số đó sẽ là bao nhiêu nếu thuế GTGT mặt hàng gạo thay đổi giả sử từ 5%thành 20%?
Không biết :171:
Nhưng ngày nào cũng thấy vợ bèo nhèo là giá cả gạo, nước, rau, dưa, thịt cá tăng quá.
20% tức bỏ thêm ra 15% chắc nghe nhạc rốc có lời trong bữa ăn quá :xinloinhe:

Và từ con số đó suy ra ảnh hưởng thế nào đến SX của người nông dân?
Nông dân VN sản xuất ra lúa gạo chẳng những để bán trong nước mà còn xuất khẩu. Mỗi năm XK vài triệu tấn.
Giả sử gạo XK thuế suất GTGT 0% (được hoàn thuế) thì ảnh hưởng đến XK thế nào nếu thuế GTGT từ 5% thành 20%?

Nông dân bán lúa gạo của mình thì được miễn thuế. Nhưng nhà Tiên Sinh mua gạo ở đâu? Mua trực tiếp của nông dân sao?

Vậy thì điều tiết sản xuất của ngành hàng thiết yếu và không thiết yếu là thế nào nào?
Hàng ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho giời kiếm được đủ gạo ăn và còn dư tí bán để sắm sửa. Tính thuế GTGT đầu ra làm người mua mất thêm tiền họ không mua nữa, kiểu này không có tiền mua quần áo để mặc quá!

Vấn đề trốn thuế:

Từ ngày 18-6-2008 đến 18-6-2009, Tiên Sinh thử nhớ lại bao nhiêu lần và tổng trị giá bao nhiêu tiền mà Tiên Sinh và gia đình mình đã từng chi tiêu mà không thèm lấy hóa đơn - chỉ tính những gì thuộc diện ngưởi bán phải khai doanh thu thôi nhé.

Ai trong chúng ta có thể trả lời là: "Tôi không bao giờ làm thế!"

Mua hàng ngày của các cửa hàng nộp thuế khoán họ đã tính cả thuế GTGT phải nộp vào tổng tiền mua rồi, hộ đó có hoá đơn đâu. Tiền lương còn chưa được 3 triệu, mà ăn thì phải chia đều, bác bảo lấy hoá đơn thế có ngày phải nhịn còn gì!
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

e đọc 1 hồi mệt bở hơi tai... e đồng ý với bác tiger2774 nhất. ngắn gọn, dễ hiểu. thuế nhà nước ta có nhiều vấn đề bất cập, bàn đến khi nào mới xong chứ...
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

(nhớ rằng Luật pháp hình thành là ý nguyện của số đông người dân đồng tình).


Luật pháp là thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Trên cơ sở những chuẩn mực chung của xã hội. Do vậy, để dung hoà lợi ích của các bên ở mức độ tương đối, Nhà nước sẽ đưa ra các công cụ là các chính sách để điều tiết. Các chính sách khác và chính sách thuế VAT nói riêng cũng dựa trên nguyên tắc như thế. Làm sao có được sự công bằng tuyệt đối trong xã hội mà có các hoạt động thương mại. Có thương mại là có lợi ích cá nhân - tư hữu. Cho dù các giao dịch cả hai bên đều có lợi cũng chưa chắc là đã công bằng. Vì thế chính sách thuế VAT sẽ phù hợp cho từng loại mặt hàng ở từng thời điểm mà Nhà nước nhận thấy là cần thiết để điều tiết và quản lý.
 
Ðề: Tại sao lại áp dụng nhiều mức thuế GTGT?

Dù là nhiều loại thuế nhưng đó cũng chính là Nhà Nước đang khuyến khích mọi người thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, và nhiều thuế suất cũng chính là để điều tiết các mặt hàng đối với thu nhập cuối cùng của người tiêu dùng, như thế có dễ hiểu hơn ko vậy?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top