Sưu tầm: Câu hỏi vướng mắc về kế toán giá thành và giải đáp

thinhvd

Member
Hội viên mới
Câu hỏi 1:
Trước kia em làm doanh nghiệp thương mại thì chỉ biết đến Giá vốn của hàng hóa, giờ chuyển sang công ty sản xuất thì phải tính giá thành. Cho em hỏi Giá thành khác Giá vốn như thế nào ạ?
Trả lời:
Đối với công ty SX thì Giá thành là giá nhập kho của thành phẩm (nợ 155, có 154). Giá thành được hình thành từ những chi phí cấu thành lên sản phẩm đó (NVL, nhân công, chi phí sản xuất)
Giá vốn là giá xuất kho của thành phẩm (Nợ 632 Có 155) theo 1 trong 4 phương pháp: Trung bình tháng, trung bình di động, NTXT, đích danh. Phần này thì giống như thương mại
Còn đối với công ty làm về dịch vụ, thi công: Giá thành chính là giá vốn của dịch vụ, công trình (Nợ 632, có 154). Khi đó, giá thành là chi phí lũy kế của dịch vụ công trình từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành
Câu hỏi 2:
Em đang có định hướng chuyển việc sang một công ty sản xuất, em tìm hiểu về giá thành thì thấy rất khó hiểu và đa dạng. Vậy trong thực tế có những dạng giá thành nào?
Trả lời:
Thông thường giá thành sẽ được phân loại như sau:
Theo nghành nghề Theo tính chất giá thành
Cơ khí, vật liệu xây dựng, cơ điện, nhựa, bao bì, khoáng sản, điện tử….
Gia công, xây dựng, dịch vụ, sản xuất, khai thác
Theo phương pháp tính Theo đối tượng chi phí
Giá thành giản đơn, giá thành trực tiếp, giá thành hệ số, giá thành phân bước
Giá thành theo NVL, giá thành theo định mức, giá thành theo nhân công (lương)….
 Để tìm hiểu được hết các loại giá thành thì chắc khó bao giờ hết mà cũng khó có đầy đủ nguồn tài liệu để tìm hiểu
* Nếu có định hướng chuyển sang sản xuất làm thì nên tìm hiểu hoặc đi học giá thành cơ bản, giản đơn trước.
Câu hỏi 3:
Em đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất để tính giá thành. Tìm hiểu nhiều phương pháp nhưng thấy phương pháp nào cũng không áp dụng được. Công ty em có cả sản xuất và gia công
Trả lời:
Ở đây đã xác định là phân bổ chi phí thì chỉ mang tính chất tương đối, còn nếu tuyệt đối được thì đã không phải đi phân bổ. Quan trọng là chọn tiêu thức phân bổ nào để có tính tương đối tốt nhất
Đối với loại hình doanh nghiệp có nhiều hơn 2 loai hình cần tính giá thành thì phải tách tài khoản. Ví dụ: 6211-Sản xuất, 6212 –Gia công, 6221 -sản xuất, 6222- gia công…Mỗi loại hình sẽ có cách tập hợp và phân bổ chi phí khác nhau.
Ta thường gặp ở những nghành nghề sau có hơn 2 loại hình giá thành:
- In ấn: sx in theo đơn đặt hàng của khách, khách hàng mang NVL đến để I
- Cơ khí:Mua NVL sx theo đơn hàng và khách hàng mang NVL đến gia công
- Xây dựng: Thi công, tư vấn, giám sát, thiết kế
- …
 
Câu hỏi 4:
Công ty em sản xuất nhiều loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm lại có những công đoạn khác nhau. Em đang băn khoan không biết tính giá thành theo công đoạn như thế nào. Sản phẩm khi hoàn thiện bên em mới xuất bán cho khách
Trả lời:
Sản phẩm hoàn thiện thì mới xuất bán thì chỉ nên tính giá thành sản phẩm cuối cùng, không nên tính giá thành công đoạn
Có nhiều công đoạn thì có thể coi mỗi công đoạn là 1 đối tượng tập hợp chi phí. Chi phí của công đoạn nào sẽ tập hợp vào công đoạn đó để phân bổ chi phí của công đoạn vào giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, cách này khó quản lý vì lý do sau:
- Các công đoạn có thể song song hoặc kế tiếp nhau. Bán thành phẩm của công đoạn này lại là NVL của công đoạn sau đó
- Có nhiều khoản chi phí khó chia theo công đoạn
Do vậy,chỉ nên tính giá thành sản phẩm cuối cùng. Việc tập hợp chi phí nếu tập hợp được theo công đoạn thì tốt, nếu không thì vẫn tập hợp theo quy chuẩn thông thường là: NVL, nhân công, chi phí sản xuất chung
Câu hỏi 5:
Em mới vào làm 1 công ty sx, theo em đọc quy định thì bắt buộc phải có định mức. Nhưng công ty này lại không có định mức thì em phải làm thế nào?
Trả lời :
Theo quy định thì các công ty sản xuất đều phải xây dựng định mức NVL. Định mức này lập để lưu hành nội bộ, phục vụ tính giá thành và phục vụ quyết toán sau này, không phải nộp định mức lên thuế
Công ty không có định mức thì phải xây dựng theo cách sau:
Cách 1: Hỏi phòng kỹ thuật, kế hoạch sản xuất, giám đốc để lập định mức
Cách 2: Kế toán tự xây dựng định mức (thường áp dụng đối với cty sx nhỏ).
Tham khảo cách tự xây dựng định mức tại: https://www.facebook.com/ketoangiat...8513124891703/981030908639920/?type=3&theater
Câu hỏi 6:
Công ty em làm về lĩnh vực gia công, NVL được bên thuê gia công chuyển hết cho bên em. Có chăng thì bên em chỉ mua những NVL có giá trị và số lượng rất nhỏ. Vậy em có phải làm định mức NVL không ạ?
Trả lời:
Đối với các công ty làm về gia công (với NVL bên thuê gia công gửi để gia công) thì không phải làm định mức NVL
Thông thường các công ty làm về gia công, khi có đơn đặt hàng gia công thì sẽ có đơn giá gia công. Để tính ra đơn giá gia công này thì các doanh nghiệp thường dựa chủ yếu vào giá nhân công để tính hay còn còn là định mức nhân công theo sản phẩm. Kế toán có thể dựa vào định mức nhân công này để tính giá thành. Nếu không có định mức nhân công thì có thể dựa luôn vào giá gia công để tính giá thành gia công
 
Câu hỏi 7:
Công ty em là doanh nghiệp sản xuất, bên em chỉ sản xuất đến 1 công đoạn nào đó rồi chuyển cho bên khác gia công, hoàn thiện sản phẩm rồi bên em với nhập kho thành phẩm hoàn thiện về để bán. Khoản chi phí gia công em hạch toán thế nào?
Trả lời:
Đi thuê gia công được coi như là dịch vụ mua ngoài của sản xuất. Nếu theo TT200 thì sẽ hạch toán Nợ 6277 Nợ 13311 Có 331. Nếu theo QĐ 48 thì hạch toán Nợ 1543 Nợ 13311 Có 331
Để hợp lý chi phí thì nên có hợp đồng thuê gia công, phiếu xuất kho sản phẩm đi gia công và phiếu nhập kho thành phẩm sau gia công về và đương nhiên là sẽ có hóa đơn của bên gia công
Câu hỏi 8:
Sếp em yêu cầu khi sản xuất xong sản phẩm, xuất bán thì cần phải biết luôn giá thành, giá vốn của sản phẩm đó. Vậy em phải tính như thế nào?
Trả lời:
Gần như không tính được giá thành theo ngày vì:
- Chi phí lương, khấu hao, điện, nước…và các chi phí khác cho sx cuối tháng mới biết được
- Nếu NVL tính theo phương pháp trung bình tháng thì cuối tháng mới biết được chi phí NVL xuất cho sx
Trong khi đó, Giá thành = NVL + Nhân công + Chi phí chung. Do vậy, giá thành, giá vốn thực tế biết vào cuối tháng
Trừ khi, sếp có định mức hết các loại chi phí (tức giá thành kế hoạch) thì lấy chính giá thành kế hoạch đó để sử dụng. Nhưng trường hợp này hiếm gặp.
Câu hỏi 9:
Công ty em có định mức, nhưng tháng nào cũng xuất và sử dụng NVL không bằng định mức. Vậy phần chênh lệch này phải sử lý sao?
Trong định mức bao giờ cũng có tỷ lệ hao hụt. Tùy từng doanh nghiệp và theo đặc tính sản xuất sản phẩm thì có tỷ lệ hao hụt này khác nhau.
Giả sử: Để sx ra SP A thì sử dụng hết 10 NVL X và có tỷ lệ hao hụt là 10%. Khi đó, NVL thực tế xuất nằm trong khoảng từ 9-11 X cho 1 đơn vị sản phẩm A thì được coi là trong định mức cho phép. Nếu vượt trên định mức (vượt trên 11 X), giả sử là 12 X thì phần chênh lệch 12- 11=1X sẽ được hạch toán vào 632
 
File PDF cho 9 câu hỏi đầu tiên
 

Đính kèm

  • Cau hoi gia thanh (suu tam 1).pdf
    795.6 KB · Lượt xem: 1,563
Hay quá Bác ah, nhưng nếu 1 sản phẩm ----> 1 sản phẩm thì không phải tính định mức phải không ah, chỉ có một số các cái phoi của hàng hóa đó , gọi là phế liệu
 
Hay quá Bác ah, nhưng nếu 1 sản phẩm ----> 1 sản phẩm thì không phải tính định mức phải không ah, chỉ có một số các cái phoi của hàng hóa đó , gọi là phế liệu
Vẫn phải có định mức chứ bạn. Nếu không có định mức thì bạn đẩy bao nhiêu chi phí, bạn đẩy hết vào đó, ko có giới hạn gì thì kiểm soát sao được
 

Câu hỏi 10:

Công ty em có định mức nhưng khi xuất thực tế cho sản xuất, cuối tháng tổng hợp lại thì toàn chênh lệch so với định mức. Trong khi đó xuất NVL thì sử dụng hết. Vậy phần chênh lệch em phải xử lý thế nào?
Trả lời:
Định mức chỉ là kế hoạch đặt ra nên thực tế sẽ thường chênh lệch với kế hoạch. Nhưng khoản chênh lệch này cũng có giới hạn thể hiện bằng tỷ lệ hao hụt
VD: Thành phẩm A có định mức là 5 NVL X, tỷ lệ hao hụt là 10%. Trong kỳ sx 10 A.
- Khi đó: theo định mức thì ta sẽ cần 5 *10=50X
- Tỷ lệ hao hụt là 10% (tức là được phép dao động trong khoảng 10%): Dao động NVL X cho 10 SP A là 10*5*10%=5X
- Vậy: NVL X thực tế dùng để sx 10A nằm trong khoảng từ 45-55X thì sẽ thuộc định mức cho phép.
- Nếu số xuất thực tế >55X thì sẽ phải lấy phần chênh lệch so với 55X hạch toán vào 632. Nếu <45X thì phải lập lại định mức
Câu hỏi 11:
Khi sản xuất thành phẩm thì có phát sinh những phế liệu thì tính giá thành của phế liệu như thế nào?
Trả lời:
Trong quá trình sản xuất ở một vài lĩnh vực, nghành nghề như: cơ khí, kim khí, gỗ, may mặc, nông sản, thực phẩm…thì để tạo ra thành phẩm thường sẽ phát sinh phế phẩm hoặc sản phẩm phụ.
Ví dụ: SX cơ khí, gỗ thì sẽ phải cắt, xẻ và phế phẩm tạo ra là kim loại vụn, mùn cưa, gỗ vụn. Trong sx gạo từ thóc thì sẽ có sản phẩm phụ là cám và trấu.
Thông thường sẽ có 2 trường hợp:
- Phế phẩm, sản phẩm phụ có giá bán rất thấp: TÍnh giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
- Phế phẩm, sản phẩm phụ có giá bán chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu: Tính giá thành theo phương pháp hệ số
Câu hỏi 12:
Phân bổ theo định mức, lấy chi phí theo định mức, phân bổ theo hệ số. Giải thích rõ hơn về các khái niệm này?
Trả lời:
- Giá thành định mức (thường gọi là giá thành kế hoạch)
- Phân bổ theo định mức: Tức là căn cứ vào định mức đưa ra để làm hệ số phân bổ
- Lấy chi phí theo định mức: Trong xử lý thuế sẽ gặp ngôn từ này. Căn cứ vào số lượng thành phẩm, định mức đặt ra thì sẽ đi lấy hóa đơn, xử lý chi phí nằm trong khoảng định mức cho phép
- Phân bổ theo hệ số: Đối tượng nhận phân bổ chi phí (thường là thành phẩm, đơn hàng, vụ việc…) sẽ được gán 1 hệ số. Chi phí được tập hợp sẽ được phân bổ theo tỷ trọng các hệ số
 
Câu hỏi 13:
Chi phí sản xuất thử, sản xuất sản phẩm mẫu hạch toán như thế nào?
Trả lời:
Trong sản xuất thường gặp các công ty mới thành lập, các cty chuyên sản xuất theo đơn hàng thì thường sẽ có giai đoạn sản xuất thử để kiểm tra sản phẩm hoặc sản xuất mẫu để khách hàng đánh giá mẫu trước khi đặt hàng. Chi phí sx thử, sản xuất sản phẩm mẫu sẽ được hạch toán vào chi phí quản lý
Câu hỏi 14:
Công ty đăng ký phương pháp trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Tuy nhiên, có những tháng không sản xuất thì xử lý khấu hao như thế nào?
Trả lời:
Thông thường những doanh nghiệp sx theo đơn hàng, sản xuất nhỏ lẻ thì có xảy ra những tháng không sản xuất. Thông thường có 2 cách xử lý:
- Cách 1: Không trích khấu hao TSCĐ, CCDC dành cho sx trong những tháng không sản xuất. Nếu sx ít quá thì điều chỉnh giá trị khấu hao nhỏ hơn mức khấu hao theo kỳ
- Cách 2: Vẫn trích khấu hao bình thường nhưng chi phí khấu hao đưa vào chi phí quản lý
Câu hỏi 15:
Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng, mỗi đơn hàng thì lại có nhiều mặt hàng, các mặt hàng của mỗi đơn hàng lại khác nhau. Như vậy, nên quản lý mã hàng sao hiệu quả? Tính giá thành theo đơn hàng hay theo sản phẩm?
Trả lời:
Các cty sản xuất theo đơn đặt hàng thì sẽ thường vấp phải vấn đề khó xử lý về mã hàng. Ví dụ trường hợp: SP cho đơn hàng A giống SP cho đơn hàng B nhưng giá bán lại khác nhau. Thông thường cách xử lý hiệu quả là:
=> Đặt mã sản phẩm theo đơn hàng
Ví dụ công thức đặt mã như sau: MaKH_ngaythangnam_sottdonhang_Masp Khi đã tính được giá thành của sản phẩm thì nghiễm nghiên sẽ tính được giá thành của cả đơn hàng. Tổng giá thành các sản phẩm trong đơn hàng = Giá thành đơn hàng. Do vậy sẽ tính giá thành theo sản phẩm
 
Câu hỏi 16:
Khi đặt ra định mức nhưng trong sản xuất thì 1 NVL hết và sẽ sử dụng NVL khác để thay thế thì có được không? Có phải lập lại định mức không?
Trả lời:
Khi đặt ra định mức thì trong định mức nên có cả NVL thay thế. Trường hợp chưa dự tính được NVL thay thế thì sẽ phải bổ sung vào định mức (sửa lại định mức) và làm công văn nội bộ để sửa bổ sung lại định mức
Câu hỏi 17:
Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành, phân bổ chi phí. Tuy nhiên, kết quả giá thành tính ra chưa phản ánh sát với thực tế. Làm cách nào để có kết quả giá thành tốt nhất?
Trả lời:
Đã xác định là phân bổ chi phí thì kết quả phân bổ sẽ mang tính chất tương đối, không thể phản ánh đúng 100% kết quả giá thành trong mọi trường hợp được.
Nếu trong trường hợp thấy kết quả khác xa với đánh giá về giá thành thì có thể điều chỉnh giá thành cho hợp lý
Câu hỏi 18:
Công ty em sản xuất có dở dang cuối kỳ, làm cách nào để xác định được dở dang cuối kỳ?
Dở dang cuối kỳ là bài toán khó của mọi doanh nghiệp sản xuất, gia công. Thông thường có những cách xác định dở dang như sau:
- Kiểm kê, đánh giá tỷ lệ hoàn thành (phương pháp này chính xác nhất nhưng sẽ rất khó trong công tác kiểm kê, đánh giá)
- Ước lượng dở dang căn cứ vào định mức NVL nhưng chi tiết cho từng sản phẩm
- Ước lượng dở dang căn cứ vào định mức NVL nhưng để con số tổng không chi tiết cho từng sản phẩm
 
Bộ câu hỏi Kế toán giá thành từ câu số 10 đến 18
 

Đính kèm

  • Cau hoi gia thanh (suu tam 2).pdf
    708.2 KB · Lượt xem: 1,505

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top