Sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán: Đổi mới phù hợp thông lệ quốc tế

ketoanly

Member
Hội viên mới
Sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán: Đổi mới phù hợp thông lệ quốc tế

Dự thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán đã được Bộ Tài chính hoàn thiện, sau khi tiếp thu tổng số 75 ý kiến tham gia của 15 bộ, ngành, 36 UNND tỉnh, thành phố trực thuộc TW và các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức. Nhìn chung các ý kiến tham gia đều nhất trí với sự cần thiết, hình thức, nội dung của dự thảo Luật.

[FONT=&amp]Những đổi mới căn bản[/FONT]


[FONT=&amp]Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, với nhiều điểm đổi mới mang tính đột phá, hướng đến mục tiêu tiệm cận chuẩn mực kế toán quốc tế - minh bạch thông tin, chấp nhận và thừa nhận các chuẩn mực kế toán quốc tế, cũng như chứng chỉ hành nghề kế toán và kiểm toán của các nước trong khu vực và thế giới…[/FONT]

[FONT=&amp]Giải trình của Bộ Tài chính đã chỉ ra những đổi mới căn bản trong dự thảo Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung, trong đó có 2 đổi mới quan trọng, đó là quy định mới về hạch toán theo giá trị hợp lý và lưu trữ chứng từ, sổ kế toán trên phương tiện điện tử.[/FONT]

[FONT=&amp]Về quy định hạch toán theo giá trị hợp lý, dự thảo Luật quy định cho phép áp dụng hạch toán theo giá trị hợp lý đối với một số loại tài sản có thể xác định được giá trị hợp lý, nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo và để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.[/FONT]

[FONT=&amp]Qua đó, khắc phục hạn chế của Luật Kế toán hiện hành là quy định hạch toán theo giá gốc, điều này không phản ánh được tình hình biến động tài sản và nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế và thông lệ phổ biến trên toàn thế giới việc hạch toán được thực hiện theo giá trị hợp lý (giá thị trường tại thời điểm đánh giá). [/FONT] [FONT=&amp]

Đổi mới tiếp đến là quy định lưu trữ chứng từ, sổ kế toán trên phương tiện điện tử.[/FONT] [FONT=&amp]

Quy định “hoặc được lưu trữ trên các phương tiện điện tử” cho phép đơn vị kế toán được lựa chọn áp dụng lưu trữ tài liệu kế toán trên phương tiện điện tử, tuy nhiên phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định về chứng từ điện tử cũng như phải đảm bảo tiện dụng tra cứu trong quá trình lưu trữ và đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu. Điều này sẽ giúp cho các đơn vị kế toán,… tiết kiệm được cả nhân lực và vật lực trong quá trình bảo quản, lưu trữ chứng từ.[/FONT]

[FONT=&amp]Quy định rõ pháp nhân hành nghề kế toán[/FONT]

[FONT=&amp]Bên cạnh 2 điểm mới quan trọng nêu trên, dự thảo Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung cũng quy định rõ pháp nhân hoạt động kế toán so với trước đây.[/FONT] [FONT=&amp]

Về xác định trách nhiệm của đơn vị kế toán, Bộ Tài chính cho rằng,các quy định cụ thể về thuê hoặc bố trí người làm kế toán, kế toán trưởng cho các đơn vị thuộc lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và lĩnh vực hoạt động sự nghiệp sẽ được hướng dẫn cụ thể trong Nghị định thuộc từng lĩnh vực.

Đồng thời theo quy định hiện hành của Luật Kế toán và xu thế phát triển hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán thì các đơn vị sự nghiệp được bố trí hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng.

Vì vậy nếu quy định cứng vị trí kế toán, kế toán trưởng bắt buộc là công chức, viên chức sẽ không phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

[/FONT] [FONT=&amp]Tiếp đến là quy định loại hình doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ kế toán, có một số ý kiến cho rằng, trong dự thảo quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ bao gồm 3 loại hình (Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân). Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp có quy định cả loại hình công ty TNHH một thành viên, là một loại hình doanh nghiệp tư nhân nhưng không được hoạt động dịch vụ kế toán là không hợp lý.

[/FONT] [FONT=&amp]Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho rằng,do điều kiện hiện nay ở Việt Nam vẫn cho phép doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức công ty TNHH, tuy nhiên TNHH phải có điều kiện để tránh rủi ro (ví dụ phải có 2 thành viên là kế toán viên hành nghề, thành viên là tổ chức chỉ được góp vốn theo tỷ lệ nhất định do Chính phủ quy định...). Nếu 1 thành viên (doanh nghiệp 1 chủ) thì đề nghị thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân - phải chịu trách nhiệm vô hạn, để tránh rủi ro và nâng cao trách nhiệm của chủ doanh nghiệp về dịch vụ cung cấp.[/FONT] [FONT=&amp]

Theo thông lệ quốc tế, không có loại hình doanh nghiệp kế toán là công ty cổ phần. Quy định hiện hành (Điều 41 Nghị định 129/2004/NĐ-CP) cũng chỉ cho phép doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoạt động dưới 3 hình thức là công ty TNHH, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.../.[/FONT]

Nguồn: mof.gov.vn
Toàn văn nội dung dự thảo:
Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán.
1. Khoản 1, Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đối với một số loại tài sản có giá trị thường xuyên biến động theo giá thị trường thì đơn vị kế toán được hạch toán theo giá gốc hoặc theo giá trị hợp lý theo quy định của Bộ Tài chính.”
2. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 40 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, trù dập người làm kế toán trong việc thực hiện công việc kế toán.
7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể.
8. Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 53 của Luật này.
9. Lập hai hoặc nhiều hệ thống sổ kế toán tài chính khác nhau;
10. Cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề kế toán dưới mọi hình thức;
11. Các hành vi khác về kế toán mà pháp luật về kế toán nghiêm cấm.”
3. Khoản 6, Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“6. Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và khoản 1, khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử phải được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luật này hoặc được lưu trữ trên các phương tiện điện tử nhưng phải đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và tiện dụng tra cứu trong quá trình lưu trữ.
Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện lưu trữ chứng từ trên các phương tiện điện tử quy định tại khoản này. ”
4. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 21. Hóa đơn bán hàng
1. Hóa đơn bán hàng là chứng từ kế toán đặc biệt do đơn vị kế toán lập khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua. Hóa đơn bán hàng dùng để hạch toán kế toán tại đơn vị và sử dụng để kê khai, thanh toán quyết toán thuế với ngân sách nhà nước.
2. Nội dung, hình thức hóa đơn bán hàng, trình tự lập và quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng thực hiện theo các quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng. ”
5. Khoản 7, Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“7. Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng máy vi tính. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính vẫn phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Điều 25, Điều 26 của Luật này và các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này. Sau khi khóa sổ kế toán trên máy vi tính phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm để đưa vào lưu trữ hoặc lưu trữ trên các phương tiện điện tử nhưng phải đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và tiện dụng tra cứu trong quá trình lưu trữ.

Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện tử.”
6. Bổ sung khoản 5, Điều 33 như sau:

“5. Trường hợp Luật chuyên ngành khác có quy định cụ thể về đối tượng, nội dung, hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính thì thực hiện công khai báo cáo tài chính theo quy định của Luật chuyên ngành.”
7. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 35. Kiểm tra kế toán
1. Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền và không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính có quyền kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán hoạt động tại Việt Nam.
3. Các cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các đơn vị kế toán có quyền kiểm tra kế toán.
4. Chủ sở hữu vốn có quyền kiểm tra kế toán tại đơn vị kế toán do mình là chủ sở hữu hoặc nắm giữ trên 50% vốn cổ phần.
5. Đơn vị kế toán cấp trên có quyền kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trực thuộc đơn vị kế toán cấp trên.”
8. Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 49. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán
1. Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán, quyết định thuê làm kế toán theo đúng quy định tại Luật này.
2. Bố trí người làm kế toán trưởng, hoặc thuê làm kế toán trưởng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp pháp luật về doanh nghiệp có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm về hậu quả do những sai trái mà mình gây ra.”
9. Điều 55 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 55 a. Cá nhân hành nghề dịch vụ kế toán:
1. Cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền hành nghề kế toán.
2. Cá nhân hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 57 của Luật Kế toán và phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán.

Điều 55 b. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
Các loại doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ kế toán, gồm:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
2. Công ty hợp danh;
3. Doanh nghiệp tư nhân.

Điều 55 c. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề;
d) Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
đ) Phần vốn góp của người có chứng chỉ hành nghề kế toán phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
2. Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên hợp danh;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề;
3. Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề, trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc.

Điều 55 d. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán gồm có:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế toán của các kế toán viên hành nghề;
4. Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian của các kế toán viên hành nghề;
5. Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
6. Các giấy tờ khác do Bộ Tài chính quy định.

Điều 55 đ. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán giải trình.

Điều 55 e. Cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán được cấp lại hoặc điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán bị mất hoặc bị hư hỏng;
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đã được cấp, trừ trường hợp không còn bản gốc;
c) Các tài liệu khác liên quan đến việc cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; trường hợp từ chối, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 55 g. Lệ phí cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải nộp lệ phí.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Điều 55 h. Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có thay đổi về những nội dung sau đây, doanh nghiệp dịch vụ kế toán, phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:
1. Danh sách kế toán viên hành nghề;
2. Không bảo đảm một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán quy định tại Điều 55 c của Luật này;
3. Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp;
4. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tỷ lệ vốn góp của các thành viên;
5. Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán;
6. Thành lập, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chi nhánh kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
7. Thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể.

Điều 55 i. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 55 c Luật này trong ba tháng liên tục;
b) Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
2. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Kê khai không đúng thực tế hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong mười hai tháng liên tục;
c) Không khắc phục được các vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;
d) Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán;
đ) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
e) Cố tình làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;
g) Giả mạo, tẩy xoá, sửa chữa Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
3. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
4. Bộ Tài chính quy định chi tiết việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán và công bố quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trong thời hạn bảy ngày trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính.”

10. Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 58. Tổ chức nghề nghiệp kế toán
1. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán.
2. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán được bồi dưỡng kiến thức cho kế toán viên, kế toán viên hành nghề và thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến hoạt động kế toán do Chính phủ quy định.”
11. Khoản 4, Điều 59 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Quản lý hoạt động nghề nghiệp kế toán:
a) Quy định về cập nhật kiến thức cho kế toán viên, kế toán viên hành nghề;
b) Quy định về đăng ký và quản lý hành nghề kế toán; công khai danh sách doanh nghiệp dịch vụ kế toán và kế toán viên hành nghề;
c) Quy định điều kiện dự thi, việc tổ chức thi để cấp chứng chỉ hành nghề kế toán; cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ hành nghề kế toán;
d) Quy định mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
đ) Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán;”

Điều 2.

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2016.
2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top