Sự bảo mật tuyệt đối của đồng tiền ảo Bitcoin

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Đồng tiền ảo phổ biến nhất thế giới hiện tại đã có giá trị hơn 2.000 USD/bitcoin, theo một chuỗi các sàn giao dịch bitcoin, bao gồm cả Coinbase và Kraken. Con số này đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường của bitcoin – tổng số lượng tiền luân chuyển – lên mức 32,92 tỷ USD.

Bitcoin đã có một năm tăng trưởng kỷ lục, theo biểu đồ Coindesk dưới đây.
bitcoin-1495360591326.png
Bitcoin lần đầu tiên vượt ngưỡng giá trị 1.000 USD hồi năm 2013, nhưng do nhiều yếu tố, bao gồm sự bùng nổ của sàn giao dịch Mount Gox, đồng tiền này đã bị giảm giá trị. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính đã dùng thử các dịch vụ bitcoin là blockchain, và sự ổn định từ sau những quy định mới của Trung Quốc, bitcoin đã trở lại mốc giá trị 1.000 USD vào cuối năm ngoái. Và từ sau đó, giá trị của đồng tiền ảo này liên tục tăng cho đến năm 2017.

Tháng tư, bitcoin từng đạt mức cao kỷ lục hồi tháng 4 với giá trị 1.343 USD. Và chỉ ba tuần sau, giá của một đồng đã tăng lên 50%, và tăng 12% chỉ trong riêng tuần trước.

Bitcoin không phải là đồng tiền ảo duy nhất tăng giá trị. Ripple, một loại tiền ảo khác của lĩnh vực ngân hàng, cũng tăng hơn 10 lần, hay 1.000% trong vòng một tháng và hiện tại là đồng tiền ảo có giá trị cao thứ hai chỉ sau bitcoin.

Vì sao đồng Bitcoin được ưu chuộng

Những kẻ tống tiền toàn cầu trong vụ WannaCry đã vô tư cho lực lượng an ninh trên toàn thế giới biết "ví tiền" (wallet) của mình mà không hề lo sợ bị bắt, tất cả là nhờ sự bảo mật tuyệt đối của đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin.
Virus WannaCry đang lây lan trên 150 quốc gia và hàng trăm ngàn máy tính cá nhân, tổ chức, công ty, chính quyền đã bị nhiễm. Những kẻ làm ra virus WannaCry chỉ có một mục đích duy nhất là tống tiền người dùng máy tính.

WannaCry thâm nhập sâu vào máy tính, cướp quyền điều khiển, mã hóa hoàn toàn các dữ liệu có trên máy và cuối cùng để lại một "thông báo" tống tiền. Các nạn nhân được bọn hacker cho 3 ngày để chuộc lại những dữ liệu cá nhân của mình bằng cách chuyển tiền vào tài khoản Bitcoin của chúng.

Nếu không chuyển tiền, WannaCry sẽ kích hoạt thông báo tống tiền lần thứ 2 với mức phí chuộc gia tăng đi kèm tuyên bố sẽ xóa sạch dữ liệu của máy tính. Hacker đã cực kỳ liều lĩnh, thậm chí rất tự tin khi thách thức các cơ quan an ninh mạng toàn cầu bằng cách đưa cho nạn nhân địa chỉ ví tiền Bitcoin của họ.

nintchdbpict000306226097.jpg

Những kẻ tống tiền toàn cầu trong vụ WannaCry tự tin rằng không ai có thể tìm ra chúng khi nhận tiền chuộc bằng Bitcoin.
Nếu đây là một vụ tống tiền thông thường, những kẻ xấu đã khá "ngu ngốc" khi công khai số tài khoản thật của chúng. Nếu đây là một số tài khoản ngân hàng bình thường thì chắc chắn cơ quan điều tra đã tìm ra và tóm gọn những hacker này.

Tuy nhiên, với Bitcoin thì an ninh mạng hoàn toàn "bó tay" dù họ có thể kiểm tra, thấy được các giao dịch chuộc tiền của người dùng trên khắp thế giới cho bọn tội phạm.

Sở dĩ có điều này là vì người dùng Bitcoin không cần phải đăng ký tài khoản, không cần ngân hàng, không cần thẻ tín dụng, không cần email, không cần có user-name hay passwords, không cần biết tên tuổi, địa chỉ, giới tính, quốc tịch, màu da, đẳng cấp, tầng lớp, trình độ… để nhận hay gửi Bitcoin.

Số Bitcoin bạn có được chỉ đơn giản nằm trong một hay nhiều địa chỉ mà bạn có. Và số Bitcoin đó thuộc về người nào đang giữ cái private key (nằm trong file wallet.dat), và chỉ khi có được cái private key đó thì mới có thể gửi Bitcoin được, vì nếu không có private key thì sẽ không “ký tên” (sign) được. Khi bạn gửi Bitcoin cho một người thì họ chỉ biết được số Bitcoin đó là từ bạn gửi, nhưng không thể biết được ai là người đã sở hữu số Bitcoin đó trước bạn.

Người ta có thể biết được số Bitcoin đang có trong một địa chỉ chứ không thể biết được đích danh ai đang sở hữu địa chỉ đó.

Chính vì chỉ cần một cái ví và có trong tay private key, những tên hacker đã thoải mái đi tống tiền cả thế giới mà không sợ bị sờ gáy vì không ai có thể chỉ đích danh kẻ nào đứng sau vụ việc này.

Thậm chí, hacker còn tỏ ra rất sành sỏi khi sử dụng một lúc tới 3 địa chỉ ví khác nhau để tống tiền. Vì số tiền càng lớn trong một ví thì sẽ càng dễ bị mạng lưới chú ý theo dõi, và sự thật là như vậy.

Tổng hợp​
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top