So sánh Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế

anh_minh36

New Member
Hội viên mới
1) Mục đích

IAS:Mục đích của chuẩn mực này là đưa ra các hướng dẫn để hạch toán và trình bày các khoản trợ cấp và các hình thức tài trợ khác của Chính phủ.

VAS: Không có Chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đương.

2)Tài trợ của Chính phủ

IAS: Trợ cấp của Chính phủ bao gồm các khoản trợ cấp phi tiền tệ theo giá trị hợp lý, chỉ được ghi nhận khi đảm bảo chắc chắn rằng:

-Doanh nghiệp sẽ tuân thủ các điều kiện đi kèm; và

-Chắc chắn sẽ nhận được khoản trợ cấp này.

Các khoản trọ cấp này không được hạch toán trực tiếp vào vốn chủ sở hữu, mà được ghi nhận vào lãi, lỗ của từng kỳ phù hợp với các chi phí liên quan.

VAS: Không có Chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đương.

3)Trình bày khoản trợ cấp

IAS:Doanh nghiệp có thể trình bày các khoản trợ cấp của Chính phủ hình thành tài sản, bao gồm cả các khoản trợ cấp phi tiền tệ theo giá trị hợp lý, trên bảng cân đối kế toán là thu nhập hoãn lại hoặc giảm trừ giá trị tài trợ vào giá trị còn lại của tài sản.

Doanh nghiệp có thể trình bày khoản tài trợ thu nhập là khoản mục ghi có trên báo cáo kết quả kinh doanh một cách riêng biệt hoặc ở mục thu nhập khác, hay giảm trừ khoản tài trợ vào chi phí liên quan.

Việc trả trước một khoản tài trợ của Chính phủ được hạch toán như một sự thay đổi ước tính kế toán và áp dụng các phương pháp kế toán khác nhau đối với khoản trợ cấp liên quan tới tài sản hoặc thu nhập.

II/ IAS 21 và VAS 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

)Đơn vị tiền tệ kế toán

IAS:Chuẩn mực không đưa ra một đơn vị tiền tệ cụ thể để các doanh nghiệp trình bày báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường sử dụng đơn vị tiền tệ của nước sở tại.

Nếu sử dụng đơn vị tiền tệ khác, chuẩn mực yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày các lý do của việc sử dụng đơn vị tiền tệ đó.

Chuẩn mực cũng yêu cầu phải trình bày nguyên nhân của sự thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán.

VAS: Các doanh nghiệp phải sử dụng Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán. Việc sử dụng các đơn vị tiền tệ khác cần phải được đăng ký và được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
2)Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái

IAS: Phương pháp chuẩn:Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ của doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái áp dụng để ghi nhận ban đầu hạơc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, cần được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phsi trong kỳ phát sinh, ngoại trừ khoản đầu tư ròng được hạch toán vào vốn chủ sở hữu.

Phương pháp thay thế được chấp nhận: Đối với trường hợp chênh lệch tỷ giá là kết quả từ sự sụt giảm giá trị mạnh một đồng tiền mà không có các công cụ tự bảo vệ dẫn tới các khoản công nợ mà doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và các khoản công nợ phát sinh trực tiếp từ các nghiệp vụ mua tài sản bằng ngoại tệ gần đây, thì khoản chênh lệch tỷ giá sẽ được hạch toán vào giá trị còn lại của tài khoản liên quan, với điều kiện giá trị tài sản sau khi điều chỉnh không vượt quá mức thấp hơn giữa giá trị có thể thu hồi được và chi phí thay thế tài sản.

Kế toán các nghiệp vụ bảo tự vệ cho các khoản mục có gốc ngoại tệ được hạch toán theo IAS 39, Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị.

VAS:Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm.

Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính.

Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

3)Cơ sở kinh doanh ở nước ngoài báo cáo bằng đồng tiền của nền kinh tế lạm phát cao

IAS:Báo cáo tài chính của cơ sở kinh doanh ở nước ngoài phải được trình bày lại theo IAS 29 Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát trước khi chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán của doanh nghiệp.

VAS: không đề cập vấn đề này.

III/ IAS 23 và VAS 16 – Chi phí đi vay

1)Định nghĩa chi phí đi vay

IAS: Chi phí đi vay bao gồm

·Tiền lãi của khoản vay, và lãi tiền vay các khoản thấu chi;

·Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội liên quan đến các khoản vay;

·Phần phân bổ các chi phí phụ liên quan đến quá trình làm thủ tục vay;

·Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính; và

·Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ nếu được điều chỉnh vào chi phí lãi tiền vay.

VAS: Tương tự như IFRS ngoại trừ việc không qui định chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ là chi phí đi vay.

2)Ghi nhận chi phí đi vay

IAS: Có 2 phương pháp ghi nhận:

·Phương pháp chuẩn: Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh;

·Phương pháp thay thế được chấp nhận: Chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được vốn hoá vào tài sản đó.

IAS 23 sửa đổi có hiệu lực đối với năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2009 qui định việc vốn hoá chi phí đi vay liên quan đến việc hành thành các tài sản dở dang.

VAS:Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện qui định trong chuẩn mực này.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top