So sánh cách tính lương theo thời gian & sản phẩm

thanhnhan

New Member
Hội viên mới
Cả nhà ui!
Hôm nay Thầy giáo bắt bọn em làm đề tài thảo luận về Tiền lương , Thầy có giao cho em làm về " ưu và nhược điểm của cách tính lương theo thời gian và lương theo sản phẩm " ..hu..hu..em nghĩ mãi mà vẫn chưa làm được nhìu..hu..hu...!Thứ 4 này là em phải nộp ..hic..hic...Cả nhà ơi cho em ý kiến với ...!Lần đầu tiên viết bài run quá ..hì..hì...Em xin Cám ơn cả nhà nhìu...!
 
Ðề: Hu..hu..cả nhà ui "help" em vứi

ừ theo mình thì pp tính lương theo thời gian thì năng xuất lao động không cao. Người lao động không phát huy được hết khả năng làm việc của mình gây ra tình trạng trì trệ trong sx. Còn tính theo sản phẩm sẽ khuyến khích họ làm tốt hơn vì nó gắn liền với lợi ích của họ nhưng dn phải có các quy định về phế phẩm nếu không thì phế phẩm sẽ rất lớn
 
Ðề: Hu..hu..cả nhà ui "help" em vứi

ừ theo mình thì pp tính lương theo thời gian thì năng xuất lao động không cao. Người lao động không phát huy được hết khả năng làm việc của mình gây ra tình trạng trì trệ trong sx. Còn tính theo sản phẩm sẽ khuyến khích họ làm tốt hơn vì nó gắn liền với lợi ích của họ nhưng dn phải có các quy định về phế phẩm nếu không thì phế phẩm sẽ rất lớn
Theo em thì :
1. Tính lương theo thời gian thì DN kiểm soát được chi phí lương . Tuy nhiên việc khuyến khích năng suất không cao
2. Tính lương theo sản phẩm sẽ khó kiểm soát chi phí lương, tính khuyến khích cao và giá tành sản phẩm ổn định .
 
Ðề: Hu..hu..cả nhà ui "help" em vứi

Theo em thì :
1. Tính lương theo thời gian thì DN kiểm soát được chi phí lương . Tuy nhiên việc khuyến khích năng suất không cao
2. Tính lương theo sản phẩm sẽ khó kiểm soát chi phí lương, tính khuyến khích cao và giá tành sản phẩm ổn định .

Theo ý pác thì cách tính lương tương đối ổn nhất??

Tại sao tính lương theo sản phẩm sẽ khó kiểm soát chi phí lương chứ? Ít nhất chúng ta phải dự đoán được sản lượng maximum mà.
 
Ðề: Hu..hu..cả nhà ui "help" em vứi

Theo ý pác thì cách tính lương tương đối ổn nhất??

Tại sao tính lương theo sản phẩm sẽ khó kiểm soát chi phí lương chứ? Ít nhất chúng ta phải dự đoán được sản lượng maximum mà.
Chả có cách nào là ổn nhất, tùy lúc tùy nơi thôi .
Khi bác biết sản lượng Max thì bác xây dựng mức lương khoán dễ bị thấp -> công nhân sẽ ức chế nếu không đạt theo yêu cấu -> chi phí lương thấp hơn dự kiến ( không theo như định hướng của DN )
Khi bác xây dựng Max bị thấp, chi phí lương sẽ tăng vọt .
 
Ðề: Hu..hu..cả nhà ui "help" em vứi

Chả có cách nào là ổn nhất, tùy lúc tùy nơi thôi .
Khi bác biết sản lượng Max thì bác xây dựng mức lương khoán dễ bị thấp -> công nhân sẽ ức chế nếu không đạt theo yêu cấu -> chi phí lương thấp hơn dự kiến ( không theo như định hướng của DN )
Khi bác xây dựng Max bị thấp, chi phí lương sẽ tăng vọt .

+ Em chỉ xin nói thêm một điều rằng : Việc xác định tiền lương phải trả cho người lao động theo hình thức lương thời gian hay là lương sản phầm thì phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề KD của DN mình,bộ phận, cách theo dõi sổ sách và cách hạn chế chi phí tiền lương không mang lại hiệu quả công việc mà xác đinh nên theo hình thức nào? Em lấy cái thí dụ cụ thể
- DN may mặc thường tính lương theo SP thay vì thời gian vì họ phải chạy theo số lượng và yêu cầu đặt hàng của khách hàng, mùa vụ làm ăn được.
- DN SX cơ khí thường tính lương theo hình thức thời gian vì nếu trả theo SP thì không biết trả thế nào? để chế tạo một cái máy hoặc để sx ra nó cũng mất rất nhiều thời gian!
- Thêm nữa nếu DN xác định trả lương theo SP thì bộ phận văn phòng mà tỉ dụ thực tế là công việc chúng ta đang làm thì trả theo SP là không thể, chỉ có thể trả theo thời gian( cái này em đang nói trong DN nhé, còn các bác nhận sổ sách về nhà mà làm thì lương trả theo SP là BCT hàng tháng hoặc BC Thuế TNDN hàng quý)

Một vài ý kiến của em để các pác tham khảo thêm!


Thân!
 
Ðề: Hu..hu..cả nhà ui "help" em vứi

Chả có cách nào là ổn nhất, tùy lúc tùy nơi thôi .
Khi bác biết sản lượng Max thì bác xây dựng mức lương khoán dễ bị thấp -> công nhân sẽ ức chế nếu không đạt theo yêu cấu -> chi phí lương thấp hơn dự kiến ( không theo như định hướng của DN )
Khi bác xây dựng Max bị thấp, chi phí lương sẽ tăng vọt .

Lương khoán thì khi công nhân làm nhiều hàng => ức chế => năng suất công việc không có.

Lương sản phẩm => chỉ okie khi hàng nhiều. Nếu hàng ít thì công nhân sẽ bỏ đi => chủ ức chế. Vụ này Tiger mới bị năm ngoái đây, kiếm công nhân mới đâu có đơn giản.

Nhưng dù sao thì Tiger vẫn phải áp dụng lương sản phẩm, chưa dám chuyển sang lương khoán.:sweatdrop:
 
Ðề: Hu..hu..cả nhà ui "help" em vứi

Theo em thì :
1. Tính lương theo thời gian thì DN kiểm soát được chi phí lương . Tuy nhiên việc khuyến khích năng suất không cao
2. Tính lương theo sản phẩm sẽ khó kiểm soát chi phí lương, tính khuyến khích cao và giá tành sản phẩm ổn định .
Vì mục đích của kiểm soát lương là tối đa tổng lợi nhuận (trong hiện tại + tương lai gần). Như vậy lương theo thời gian hay khoán đều là "kiểm soát được" cả. Chỉ có đều làm thế nào để tối đa lợi nhuận là chưa thấy rõ.
Lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí. Mà cả 2 lại phụ thuộc chất lượng sản phẩm.
Chi phí lương cao hợp lý sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng doanh thu.
Mặt khác chi phí lương cao hợp lý lại có thể làm giảm giá thành - giả sử ta thuê thợ giỏi, lương cao nhưng sản phẩm hỏng ít nên tổng chi phí thấp.
Vì vậy lương thời gian nhưng được trả cao thì chưa chắc làm giảm lợi nhuận, chưa chắc là làm công nhân nản.
----------
Tóm lại là Cty cần chính sách lương mềm dẽo linh hoạt để Giám Đốc dễ dàng điều chỉnh, tránh rườm rà về thủ tục.
Phương án thường được áp dụng:
- lương thời gian đối với quản lý
- lương khoán đối với công nhân sản xuất trực tiếp ra sản phẩm.
Và 2 loại đó, ở bảng lương của từng người lại chia tiếp ra 2 đoạn: căn bản + theo sản phẩm. Và đoạn theo sản phẩm sẽ tính theo bậc thang.
------------
Lương khoán:
- Khoán theo sản phẩm: số SP làm ra x đơn giá.
- Khoán gọn: thường là lấy Doanh thu cả lô hàng x tỷ lệ khoán.
Vậy khoán SP thì các chi phí khác như NVL ... cty chịu hết.
Còn khoán gọn thì NVL theo định mức, hao hụt nhiều hơn thì bắt đền trừ vào lương khoán.
Vậy khoán gọn thì Cty không kiểm soát nữa.
Điều này có vẻ đơn giản hơn cho Giám đốc, nhưng ngược lại Cty không có khả năng chuyển nguồn lực "nhân lực" thành lợi nhuận được. Hay là nói theo kinh tế chính trị của Mác: không áp dụng bóc lột sức lao động theo kiểu thực dân mới được. Bởi vì chi phí lương tăng cùng tỷ lệ với tăng doanh thu.
Nếu người lao động còn nằm trong tác động của chính sách lương của cty thì công ty sẽ áp dụng: mức tăng chi phí lương thấp hơn mức tăng lợi nhuận. Và loại khoán sản phẩm này là cái được đề cập ở phần màu đỏ trên.
Như vậy với cách tính lương hỗn hợp + cơ chế điều chỉnh mềm dẽo sẽ giúp Cty tối đa hóa lợi nhuận (và cũng tối thiểu lỗ trong tình huống xấu).
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top