Số phải thu nợ không thu được làm sao

soccon07

Member
Hội viên mới
Mình có tình huống thế này.
Năm 2011, bên mình có thực hiện dịch vụ cho 1 công ty trong miền nam. Tuy nhiên, đến giờ này họ vẫn không chịu thanh toán cho bên mình, do đó bên mình đã thu hồi hóa đơn.
Mình muốn hỏi khoản thu này có cách nào để cho vào chi phí hợp lý hay không (như phải thu khó đòi ấy) - hóa đơn đã xuất rồi nhưng thực tế thì chẳng thu được lợi ích gì từ dịch vụ này.
 
Ðề: Số phải thu nợ không thu được làm sao

Để đưa vào phải thu khó đòi phải có các điều kiện là nợ 3 năm trở lên, cty đó giải thể, phá sản, ngưng hoạt động, không có khả năng chi trà...
Do đó mình nghĩ bạn nên đưa vào chi phí không hợp lý hợp lệ khi xóa nợ cho cty này.
 
Ðề: Số phải thu nợ không thu được làm sao

Như vậy bạn cứ để theo dõi sau 3 năm thì cho vào khoản nợ phải thu khó đòi, hì, có sao đâu!
 
Ðề: Số phải thu nợ không thu được làm sao

1/ Trích lập dự phòng phải thu khó đòi: Chuyển từ phải thu 131 -> 139 ( Vì trước đó chưa trích lập) Nợ 139 có 131
2/ Hoàn nhập : Nợ 642 có 139 (Có thể hoàn nhập hàng tháng , mỗi tháng 1 phần để cân đối chi phí trong năm TC hay nói cách khác là giảm biến động chi phí cho 1 kỳ kế toán)
3/ Làm tắt : Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
Thân!

---------- Post added at 02:55 ---------- Previous post was at 02:47 ----------

Trích TT228/2009/TT- BTC
"....Điều 3. Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng.

1. Các khoản dự phòng nêu tại điểm 1, 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư này được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
2. Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính..."
Như vậy ko phải chờ đến 3 năm đâu mấy bạn nhé/ Các bạn có thể tìm hiểu thêm tại TT 228/2009/TT- BTC để hiểu rõ hơn và làm cho đúng nhé
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top