Số dư cuối kỳ Tài khoản lưỡng tính (131, 331)

vanderboy

New Member
Hội viên mới
Chào các Anh/chị Kế toán trong diễn đàn :)

Em có xem qua thông tin về tài khoản lưỡng tính và xem các giải thích của anh chị em cảm thấy hiểu phần nào nhưng xem chừng còn lơ tơ mơ lắm nên tự đặt trường hợp bài tập và giải theo 2 cách A và B để mong anh chị mở mang đầu óc của em :-( Các anh chị thương tình góp ý giúp em trường hợp nào đúng và giải thích được không?
Trường hợp 1:

ZwBczi.png


Trường hợp 2:

zyDHkV.png


Em phân vân về thông tin tài khoản lưỡng tính có thể có sốdư cuối kỳ dư nợ lẫn dư có tuy nhiên em chưa hiểu sốdư cuối kỳ sẽ tính như thế nào đối với những tài khoản này.

Em xin chân thành cảm ơn!
 
Thực ra trong kế toán người ta ưu tiên sử dụng cách A của bạn trình bày hơn, vì nó sẽ chi tiết được số dư cụ thể liên quan đến từng đối tượng nào. Như vậy thì trong bất kỳ thời điểm nào ban cũng có thể xuất ra được bảng tổng hợp công nợ để biết được số dư nợ và có của TK 131, 331 là của những đối tượng nào. Ví dụ TK 131 thì số dư nợ tại thời điểm lập BCTC sẽ được trình bày tại chỉ tiêu phải thu khách hàng. Số dư có 131 sẽ trình bày tại chỉ tiêu khách hàng ứng tiền trước. Và nhờ cách hạch toán A mà kế toán sẽ biết được số dư đó là của Công nợ nào để phục vụ cho việc xác nhận công nợ và thuyết minh BCTC.
 
Dạ em xin cảm ơn anh nhiều. Nhưng em vẫn còn lấn cấn chỗ lấy số dư cuối kỳ, em có xem thông tin các anh chị Kế toán tranh luận thì Số dư cuối kỳ của những tài khoản lưỡng tính này phải thể hiện ở Dư nợ lẫn dư có (trường hợp khách ứng trước) chứ không được cấn trừ lẫn nhau. Nên hiện tại em đang khá hoang mang ~.~
 
Dạ em xin cảm ơn anh nhiều. Nhưng em vẫn còn lấn cấn chỗ lấy số dư cuối kỳ, em có xem thông tin các anh chị Kế toán tranh luận thì Số dư cuối kỳ của những tài khoản lưỡng tính này phải thể hiện ở Dư nợ lẫn dư có (trường hợp khách ứng trước) chứ không được cấn trừ lẫn nhau. Nên hiện tại em đang khá hoang mang ~.~
Thì nguyên tắc vẫn thể hiện số dư nợ và có, nó thể hiện rõ trên bảng tổng hợp công nợ đó. Riêng theo quy định thì lên bảng cân đối phát sinh tài khoản nếu đúng thì phải cấn trừ và chỉ thể hiện 1 bên.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top