Quyết định tăng lương có được xem là chứng từ hợp lý, hợp lệ không?

Mỗi khi nhân viên được tăng lương, đa phần DN chỉ lập quyết định tăng lương. Xin hỏi quyết định tăng lương này có được xem là chứng từ hợp lý hợp lệ để đưa khoản chi phí nhân viên này vào quyết toán thuế TNDN không? Nếu không thì văn bản nào hướng dẫn về xử lý tình huống này. Mong được trợ giúp. Xin cám ơn

Tôi muốn đưa ra các trường hợp để các bạn lưu ý khi có quyết định tăng lương cho người lao động

Câu 6: Ngân hàng Á Châu; Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3

a) Hiện nay Ngân hàng quyết toán thuế TNCN theo địa phương. Tuy nhiên ở Ngân hàng có phát sinh vấn đề nhân viên đang làm việc tại TPHCM chuyển đi làm việc tại một chi nhánh của Ngân hàng ở một địa phương khác.Trường hợp này thì cá nhân đó phải tự kê khai. Câu hỏi chúng tôi là tại hội sở chính kê khai quyết toán thuế TNCN cho toàn thể nhân viên ở một đ ịa phương để khỏi vướng mắc vấn đề nêu trên có được không?

b) Theo quy định thì tiền lương căn cứ theo HĐLĐ, nhưng nếu trong năm nhân viên được tăng lương không ký lại HĐLĐ mà chỉ có quyết định tăng lương thì có được tính vào chi phí hay không?

Trả lời :

Tại Hội nghị đối thoại lắng nghe ý kiến người nộp thuế do Cục thuế tổ chức ngày 28/5/2010, Cục thuế có tiếp nhận được các câu hỏi đề nghị hướng dẫn về chính sách của Quý Doanh nghiệp nay Cục thuế trả lời như sau :

a) Trường hợp nhân viên Ngân hàng trong năm tính thuế 2009 có thu nhập phát sinh tại 2 chi nhánh ở 2 địa phương khác nhau, trực tiếp chi trả các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phải thực hiện khấu trừ thuế có trách nhiệm khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm. Cá nhân này phải trực tiếp kê khai quyết toán thuế với cơ quan thuế, Hội sở chính và các chi nhánh không thể kê khai quyết toán thuế TNCN thay cho các cá nhân này

b) Trường hợp người lao động có quyết định tăng lương thì Ngân hàng phải điều chỉnh hợp đồng lao động để tính chi phí tiền lương được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định.

Trân trọng
 
Ðề: Quyết định tăng lương có được xem là chứng từ hợp lý, hợp lệ không?

Mỗi khi nhân viên được tăng lương, đa phần DN chỉ lập quyết định tăng lương. Xin hỏi quyết định tăng lương này có được xem là chứng từ hợp lý hợp lệ để đưa khoản chi phí nhân viên này vào quyết toán thuế TNDN không? Nếu không thì văn bản nào hướng dẫn về xử lý tình huống này. Mong được trợ giúp. Xin cám ơn

Tôi muốn đưa ra các trường hợp để các bạn lưu ý khi có quyết định tăng lương cho người lao động

Theo Love thì Quyết định tăng lương là cơ sở cho Phòng nhân sự điều chỉnh (or Phụ lục) hợp đồng lao động. Cũng như việc chi trả lương cho người lao động kịp thời.

Còn việc chi phí lương có được coi là chi phí hợp lý hay không thì phải căn cứ vào các quy định về việc lương có đầy đủ tính hợp pháp. Các quy định này thì các VB liên qua đã có,

Chưa thấy VB nào đề cập tới Quyết định nâng lương của Cty làm căn cứ tính chi phí thuế TNDN cả,

Ai có ý kiến nào khác Love hok nà,
 
Ðề: Quyết định tăng lương có được xem là chứng từ hợp lý, hợp lệ không?

Cục nào mà trả lời linh tinh vậy.
Trả lời thế thì lấn sân luật lao động mất rồi
Điều 27
1- Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
...........
Nếu trả lời như cục trả lời thì nên thay đổi luật lao động cụ thể là thêm cụm từ
... trừ trường hợp tăng lương.
Mà ông cục làm gì đủ thẩm quyền sửa luật
Dám qua mặt quốc hội sao ??
 
Ðề: Quyết định tăng lương có được xem là chứng từ hợp lý, hợp lệ không?

Cục nào mà trả lời linh tinh vậy.
Trả lời thế thì lấn sân luật lao động mất rồi

Nếu trả lời như cục trả lời thì nên thay đổi luật lao động cụ thể là thêm cụm từ
... trừ trường hợp tăng lương.
Mà ông cục làm gì đủ thẩm quyền sửa luật
Dám qua mặt quốc hội sao ??
Luật lao động ghi như sau:
Điều 33*.
...
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp đồng lao động mới thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết hoặc chấm dứt theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Bộ
luật này.

Như vậy HĐLĐ không thời hạn có thể bẻ ngang,
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Quyết định tăng lương có được xem là chứng từ hợp lý, hợp lệ không?

Mình thì chỉ làm quyết định tăng lương cho toàn Cty thui chứ không làm lẻ cho trường hợp nào. Còn tăng lương trong kỳ mình chẳng làm quyết định gì hết, thế có sao không nhỉ????
 
Ðề: Quyết định tăng lương có được xem là chứng từ hợp lý, hợp lệ không?

Câu 6: Ngân hàng Á Châu; Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3

a) Hiện nay Ngân hàng quyết toán thuế TNCN theo địa phương. Tuy nhiên ở Ngân hàng có phát sinh vấn đề nhân viên đang làm việc tại TPHCM chuyển đi làm việc tại một chi nhánh của Ngân hàng ở một địa phương khác.Trường hợp này thì cá nhân đó phải tự kê khai. Câu hỏi chúng tôi là tại hội sở chính kê khai quyết toán thuế TNCN cho toàn thể nhân viên ở một đ ịa phương để khỏi vướng mắc vấn đề nêu trên có được không?

b) Theo quy định thì tiền lương căn cứ theo HĐLĐ, nhưng nếu trong năm nhân viên được tăng lương không ký lại HĐLĐ mà chỉ có quyết định tăng lương thì có được tính vào chi phí hay không?

Trả lời :

Tại Hội nghị đối thoại lắng nghe ý kiến người nộp thuế do Cục thuế tổ chức ngày 28/5/2010, Cục thuế có tiếp nhận được các câu hỏi đề nghị hướng dẫn về chính sách của Quý Doanh nghiệp nay Cục thuế trả lời như sau :

a) Trường hợp nhân viên Ngân hàng trong năm tính thuế 2009 có thu nhập phát sinh tại 2 chi nhánh ở 2 địa phương khác nhau, trực tiếp chi trả các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phải thực hiện khấu trừ thuế có trách nhiệm khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm. Cá nhân này phải trực tiếp kê khai quyết toán thuế với cơ quan thuế, Hội sở chính và các chi nhánh không thể kê khai quyết toán thuế TNCN thay cho các cá nhân này

b) Trường hợp người lao động có quyết định tăng lương thì Ngân hàng phải điều chỉnh hợp đồng lao động để tính chi phí tiền lương được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định.

Trân trọng

Không nhẻ giờ mình la oán ông kẹ ngân hàng đó lên là mách đường chỉ lối cho hươu chạy à. :dangiuqua::dangiuqua:Thật ấm ức việc này vô cùng :dangiuqua::dangiuqua:

Cái thói quen của DN chúng ta là cứ dạ dạ, vâng vâng, bẩm bẩm. Không mạnh dạn đấu tranh với những văn bản hướng dẫn không đúng quy phạm pháp luật. Rồi cứ thế mà cứ đè cổ DN. Hiện nay Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ "Hướng dẫn về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, HĐND, UBND các cấp ban bành. Theo đó, văn bản do các đối tượng trên ban hành phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp trên cơ sở các tiêu chí sau: (i) ban hành đúng căn cứ pháp lý; (ii) ban hành đúng thẩm quyền; (iii) nội dung văn bản phù hợp với quy định của pháp luật; (iv) văn bản được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày."

Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kỷ luật cán bộ, công chức.

Trường hợp DN thấy không đúng thì DN có quyền đấu tranh kiện tới nơi tới chốn các bạn ạ. Hay là an phận thủ thừa để rồi chấp nhận cái sai đó.

Lỗi do mình cả. Thường người ta bảo rằng:

Văn hoá và trình độ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thể hiện ở việc giao tiếp trong đàm phán và ký kết hợp đồng. Việc soạn thảo chặt chẽ các văn bản hợp đồng cũng đồng nghĩa với việc xây dựng thành công trong các giao dịch kinh doanh và thiết lập hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong con mắt đối tác



Tôi cũng không rõ tại sao Quyết định tăng lương không thể xem đó là 1 phụ lục của hợp đồng lao động vậy?

Thật sự từ trước đến nay mình chỉ làm quyết định tăng lương bình thường và bao lần quyết toán thuế TNDN thì vẫn chấp nhận đó là chi phí hợp lý hợp lệ.

Trong quyết định tăng lương:
+ Căn cứ điều lệ của Công Ty
+ Căn cứ quyền hạn, trách nhiệm của Giám Đốc
+ Căn cứ tờ trình đề xuất của Bộ phận nhân sự hoặc ông bà .....
+ Căn cứ HDLD số .... ngày .... của Ô/Bà:....

Quyết định

Đều chỉnh mức lương như sau:
Mức lương cũ:
Mức lương mới:

Quyết định này là 1 bộ phận không tách rời của HDLD (Có cha nào vô bắt bẻ là không được đưa vào chi phí hợp lý hợp lệ đây)

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nơi nhận:
+ Lưu VP
+ Phòng Kế toán "thi hành"
+ Đối tượng (lao động theo điều ....) ----> Cái này khi ban hành thì đối tượng ký vào đây được không? Sao lại thiếu động tác này hả?


Văn bản số 3340/TCT-CS ngày 30/08/2010 của Tổng Cục Thuế trả lời lại cho vấn đề trên như sau: (Thế là câu trả lời tại Hội nghị đối thoại lắng nghe ý kiến người nộp thuế do Cục thuế tổ chức ngày 28/5/2010, Cục thuế TP. HCM trả lời là không phù hợp)

3340_TCT_CS.jpg


Soạn thảo văn bản chưa đủ trình độ:

Khi có quyết định tăng lương cho nhân viên trong doanh nghiệp thì quyết định này có được xem là 1 phụ lục đính kèm HDLD không? Vì cơ quan thuế yêu cầu ngoài quyết định tăng lương thì phải điều chỉnh trong HDLD về việc tăng lương này. Kiến nghị bỏ qua quy định này.

Nhân đây tôi xin nói:

Văn hoá và trình độ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thể hiện ở việc giao tiếp trong đàm phán và ký kết hợp đồng. Việc soạn thảo chặt chẽ các văn bản hợp đồng cũng đồng nghĩa với việc xây dựng thành công trong các giao dịch kinh doanh và thiết lập hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong con mắt đối tác

Các bạn sẽ thấy cái khiếm khuyết lỗ hỏng của văn bản của Công Ty 1 người bạn tại đây:

1.- Tại sao làm văn bản gởi mà nội dung lại đề cập

Vì cơ quan thuế yêu cầu ngoài quyết định tăng lương thì phải điều chỉnh trong HDLD về việc tăng lương này.

Bạn đề cập đến cơ quan thuế thì tất nhiên huyện sẽ bênh huyện, phủ sẽ che chở cho phủ thôi

2.- Tổng Cục Thuế (thuộc Bộ Tài Chính) cũng là cơ quan hàng ngang với Bộ lao động đâu có quyền để can thiệp vào các luật lao động để bạn đề nghị bãi bỏ quy định đó.

3.- Tại sao không làm văn bản như sau:
Quyết định tăng lương có được xem là chứng từ hợp lý, hợp lệ để đưa vào chi phí thuế TNDN không?

Xin mời cùng nhau trao đổi làm rõ tiếp việc này

Xin cám ơn
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top