Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

nhí nhố

New Member
Hội viên mới
Các anh chị ah!công ty em mua 1 lô đất để làm bãi đậu xe (Cty em là cty vận tải). Vậy TS đó có được xem là TSCĐ và trích khấu hao không ah!
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

trích khấu hao là vì tài sản không thể sử dụng đc mãi mãi, phải thu hồi vốn để đầu tư vào ts khac. còn quyền sử dụng đất là vô hạn, không có thời hạn nên không đc trích khấu hao.
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Các anh chị ah!công ty em mua 1 lô đất để làm bãi đậu xe (Cty em là cty vận tải). Vậy TS đó có được xem là TSCĐ và trích khấu hao không ah!

Đất là TS của Doanh Nghiệp,Doanh nghiệp mua đất (tức là mua quyền sử dụng đất). Chi phí đó được phân bổ dần chi phí của Doanh nghiệp chứ không được trích khấu hao. Vì đất nó không hao mòn và mất giá trị theo thời gian.
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Đất là TS của Doanh Nghiệp,Doanh nghiệp mua đất (tức là mua quyền sử dụng đất). Chi phí đó được phân bổ dần chi phí của Doanh nghiệp chứ không được trích khấu hao. Vì đất nó không hao mòn và mất giá trị theo thời gian.

Chi phí này đc phân bổ như thế nào vậy???
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Đất là TS của Doanh Nghiệp,Doanh nghiệp mua đất (tức là mua quyền sử dụng đất). Chi phí đó được phân bổ dần chi phí của Doanh nghiệp chứ không được trích khấu hao. Vì đất nó không hao mòn và mất giá trị theo thời gian.

Chi phí này đc phân bổ như thế nào vậy???

Đưa vào 242 và phân bổ dần vào 642
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Đất là TS của Doanh Nghiệp,Doanh nghiệp mua đất (tức là mua quyền sử dụng đất). Chi phí đó được phân bổ dần chi phí của Doanh nghiệp chứ không được trích khấu hao. Vì đất nó không hao mòn và mất giá trị theo thời gian.

Mà theo Chuẩn mực 04 thì quyền sử dụng đất có thời hạn là TSCĐ vô hình.

20. Trường hợp quyền sử dụng đất được mua cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình.

TSCĐ VÔ HÌNH LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CÓ THỜI HẠN

28. Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền chuyển nhượng đất có thời hạn khi được giao đất hoặc số tiền trả khi nhận chuyển nhượng sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh.
29. Trường hợp quyền sử dụng đất được chuyển nhượng cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ hữu hình.


THỜI GIAN TÍNH KHẤU HAO
54. Giá trị phải khấu hao của TSCĐ vô hình được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó. Thời gian tính khấu hao của TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm. Việc trích khấu hao được bắt đầu từ khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng.
55. Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình làm căn cứ tính khấu hao cần phải xem xét các yếu tố sau:
(a) Khả năng sử dụng dự tính của tài sản;
(b) Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện tương tự;
(c) Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ;
(d) Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại;
(e) Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm tàng; (f) Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng;
(g) Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khác về quá trình sử dụng tài sản;
(h) Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sản khác trong doanh nghiệp.

56. Phần mềm máy vi tính và các TSCĐ vô hình khác có thể nhanh chóng bị lạc hậu về kỹ thuật thì thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản này thường là ngắn hơn.
57. Trong một số trường hợp, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình có thể vượt quá 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy, nhưng phải xác định được cụ thể. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải:
(a) Khấu hao TSCĐ vô hình theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính chính xác nhất; và
(b) Trình bày các lý do ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản trên báo cáo tài chính.

58. Nếu việc kiểm soát đối với các lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐ vô hình đạt được bằng quyền pháp lý được cấp trong một khoảng thời gian xác định thì thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình không vượt quá thời gian có hiệu lực của quyền pháp lý, trừ khi quyền pháp lý được gia hạn.
59. Các nhân tố kinh tế và pháp lý ảnh hưởng đến thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình, gồm: (1) Các nhân tố kinh tế quyết định khoảng thời gian thu được lợi ích kinh tế trong tương lai; (2) Các nhân tố pháp lý giới hạn khoảng thời gian doanh nghiệp kiểm soát được lợi ích kinh tế này. Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian ngắn hơn trong số các khoảng thời gian trên.
Bạn xem lại quyền sử dụng đất của mình là bao nhiêu năm để tính khấu hao.
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Yap..
Nếu quyền sử dụng đất là hữu hạn thì bạn trích khấu hao theo số năm ghi trên giấy.
Nếu quyền sử dụng đất là vô hạn thì bạn không được trích khâu hao nhé.

Điều kiện cần và đủ là TS này phải thỏa mãn các điều kiện ghi nhận thành TSCĐ vô hình theo VAS04 nhé.
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Yap..
Nếu quyền sử dụng đất là hữu hạn thì bạn trích khấu hao theo số năm ghi trên giấy.
Nếu quyền sử dụng đất là vô hạn thì bạn không được trích khâu hao nhé.

Điều kiện cần và đủ là TS này phải thỏa mãn các điều kiện ghi nhận thành TSCĐ vô hình theo VAS04 nhé.
Nhưng nếu thời hạn này vượt khung theo QĐ 206 thì DN phải tiến hành phân bổ dần giá trị TSCĐ này vào Chi phí HĐSXKD của đơn vị mà không tiến hành trích khấu hao
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Xem đây này bạn
Tại điểm 6 Điều 9 mục III Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định rõ:
"Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao".

Đó là đối với QSDĐ có thời gian sử dụng là lâu dài thui, còn nếu có thời hạn thì làm được trích khấu hao nếu thời gian đó nằm trong khung QD 206, vượt qua khung của qĐ 206 thì phân bổ dần
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Các anh chị ah!công ty em mua 1 lô đất để làm bãi đậu xe (Cty em là cty vận tải). Vậy TS đó có được xem là TSCĐ và trích khấu hao không ah!

Chuẩn mực KT số 04: "Đối với TSCĐ là quyền sử dụng đất thì chỉ tính KH với những TSCĐ VH là quyền SD đất có thời hạn"
- Bạn xem lại xem trong giấy tờ mua đất của bạn ấy, có nói gì đến thời hạn quyền SD đất không? Nó là căn cứ có trích KH hay không đó! Nếu không ghi gì hay ghi là quyền SD đất là mãi mãi thì ok. Không tríchd KH.
- Còn nếu không bạn cho vào 242 mà phân bổ dần vào 642 thui!
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

ĐỌc lại chủ đề topic xem mua mất hay sao ?-Khác biệt với thuê đất

Mua đất thì đã sao??? tôi có quyền nhận chuyển nhượng lại QSDĐ mà đất đó có thời gian sử dụng không là lâu dài chứ, pháp luật có cấm đâu?? Có QĐ nào không cho chuyển nhượng QSDĐ mà đất đó thời gian sử dụng có giới hạn ko???
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Chuẩn mực KT số 04: "Đối với TSCĐ là quyền sử dụng đất thì chỉ tính KH với những TSCĐ VH là quyền SD đất có thời hạn"
- Bạn xem lại xem trong giấy tờ mua đất của bạn ấy, có nói gì đến thời hạn quyền SD đất không? Nó là căn cứ có trích KH hay không đó! Nếu không ghi gì hay ghi là quyền SD đất là mãi mãi thì ok. Không tríchd KH.
- Còn nếu không bạn cho vào 242 mà phân bổ dần vào 642 thui!

Nếu là có thời hạn và trả tiền 1 lần cho toàn bộ thời hạn đó, có được đưa vào 213 ko? hay chỉ được đưa vào 242?
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

ĐỌc lại chủ đề topic xem mua mất hay sao ?-Khác biệt với thuê đất

Tiêu đề sai bản chất, cái câu "mua, bán đất" là câu cửa miệng! Đất (diện tích) không phải sở hữu của cá nhân, không mua bán mà chỉ được Nhà nước giao quyền sử dụng. Quyền sử dụng có thể lâu dài (không xác định thời gian như đất thổ cư) hoặc có quyền sử dụng có thời hạn. Người ta dùng "chuyển nhượng quyền sử dụng đất".
Chi phí bỏ ra để có quyền sử dụng đất thì được ghi nhận là TSCĐ vô hình và khấu hao theo năm sử dụng.
Vì vậy nếu quyền sử dụng không xác định (lâu dài) thì khấu hao =0 (vì a/vô cùng => 0), hay gọi luôn là không khấu hao cho nhanh!
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Nếu là có thời hạn và trả tiền 1 lần cho toàn bộ thời hạn đó, có được đưa vào 213 ko? hay chỉ được đưa vào 242?

Nếu thời hạn dưới 50 năm thì cứ cho vào 213 và trích KH.
Còn trên thì cho vào 242 bình thường bạn à!
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Công ty hoạt động về vận tải, kiếm đất làm cái bãi, đó là nơi chủ yếu công ty về kinh doanh vận tải, nói đem chuyển quyền sử dụng là sao ? -ĐỌc lại topic đi em

Ack, đọc không rõ câu trả lời của ĐB òi, "Cty vận tải = tui" nhận chuyển nhượng = mua 1 miếng đất làm bãi đâu xe. => nãy giờ DB có nói gì đến việc đem miếng đất đó đi chuyển nhượng đâu trời???? May mà mình viết bằng tiếng Việt. hehehe
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Mua đất thì đã sao??? tôi có quyền nhận chuyển nhượng lại QSDĐ mà đất đó có thời gian sử dụng không là lâu dài chứ, pháp luật có cấm đâu?? Có QĐ nào không cho chuyển nhượng QSDĐ mà đất đó thời gian sử dụng có giới hạn ko???
Nhưng làm sao xác định được Tôi sẽ sử dụng bao lâu?
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Nhưng làm sao xác định được Tôi sẽ sử dụng bao lâu?

Nhìn trên Giấy Chứng Nhận QSDĐ đó Gấu. Mục thời gian sử dụng, xem coi nó ghi "lâu dài" , hay 20 nam, 30 nam ...????
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Đó là đối với QSDĐ có thời gian sử dụng là lâu dài thui, còn nếu có thời hạn thì làm được trích khấu hao nếu thời gian đó nằm trong khung QD 206, vượt qua khung của qĐ 206 thì phân bổ dần

Tại sao vượt qua khung ko phân bổ theo thời gian trong khung mà lại phân bổ dần? Vậy khi phân bổ dần thì cái QSDĐ này ko phải là TSCĐ nữa?
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đưa vào 242 và phân bổ dần vào 642

Cái này thì còn phải xem thời hạn của QSDĐ đã
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

Giá trị tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn (trong trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất thuê) .
Điểm 3 Nguyên tắc hạch toán TK213 – tài sản cố định vô hình, trong Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC (20/3/2006) của Bộ trưởng Bộ Tài chính qui định: “3.Trong quá trình sử dụng phải tiến hành trích khấu hao tài sản cố định vô hình vào chi phí sản xuất kinh doanh theo qui định của Chuẩn mực kế toán tài sản cố định vô hình. Riêng đối với tài sản cố định là quyền sử dụng đất thì chỉ tính khấu hao đối với những tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn”.
Tất nhiên khấu hao này chính là việc phân bổ chi phí SXKD

Phân bổ như thế nào vậy bác? Trong trường hợp thuê đất thì chả phải trích khấu hao khấu hiết gì đâu nhe bác!
 
Ðề: Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao?

  1. Tiền thuê đất của Nhà nước hoặc cá nhân (không sang tên giấy chứng nhận QSD đất) thì tính vào chi phí. Thuê và mua là 2 chuyện khác nhau, dễ ợt mà.
  2. Tiền phải trả để có QSD đất (cho Nhà nước hoặc mua của cá nhân, DN): ghi nhận TSCĐ (TK213).
  3. Đôi khi ngoài tiền mua QSD đất còn phải chi phí các khoản đền bù giải tỏa thì các khoản này không tính vào nguyên giá mà phân bổ dần vào chi phí. Thực ra khoản này thường là phát sinh sau ghi nhận nguyên giá nên dễ hiểu tại sao được phân bổ vào chi phí.
  4. Nếu QSD có thời hạn thì thời gian khấu hao theo đoạn 59 của CMKT. Nếu QSD lâu dài thì không khấu hao. (Vì a/vô cùng = 0). Cái này cũng dễ nhớ, dễ hiểu.
  5. Trường hợp mua để đó chờ giá cao mới bán thì ghi nhận bất động sản đầu tư (TK217) và vẫn khấu hao.
  6. Nếu mua để sẵn sàng bán ngay thì ghi nhận Hàng hóa bất động sản (TK1567) và không khấu hao (sẽ bán ngay thì còn tính khấu hao chi cho tốn công !).
Thông thường thời gian QSD đất là 10 năm, 20 năm và 50 năm. Nhưng cũng có những trường hợp 12 năm, 15 năm, 71 năm, 92 năm ... cứ theo giấy QSD đất mà khấu hao (nếu mua lại QSD đất thì nhớ xem lại thời gian còn lại là bao nhiêu).
QĐ206 không đưa khung thời gian của QSD đất vì đã có số cụ thể trên GCN QSD đất rồi.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top