quy trình luân chuyển chứng từ

thuykt0

New Member
Hội viên mới
cả nhà ơi có ai biết quy trình luân chuyển chứng từ thì giúp em với,em đang rất cần để viết báo cáo thực tập.trình tự luan chuyển chứng từ của từ 3 đến 5 phần hành kế toán anh chị nhé,quy trình lưu chuyển chứng từ thực tế của công ty các anh chị càng tốt.rất mong đc sự giúp đỡ.xin hãy gửi vào địa chỉ mail :thuy.kt0408@gmail.com
 
Ðề: quy trình luân chuyển chứng từ

bạn tham khảo nhé mình trích trong đồ án tốt nghiệp của mình ngày trước đây:
trong đó có các sơ đồ luân chuyển chứng từ đó bạn tham khảo đi
 

Đính kèm

  • gia thanh.doc
    202 KB · Lượt xem: 2,461
Ðề: quy trình luân chuyển chứng từ

giúp em với ai biết quy trình luân chuyển chứng tử về xuất nhập khẩu hàng hoá thì chỉ cho em,em đang rất cần để làm báo cáo tốt nghiệp,nếu co xin vui lòng gửi qua mail cho em: pinkylove2312@yahoo.com. em cám ơn nhìu nhìu lắm.
 
Ðề: quy trình luân chuyển chứng từ

Hok hieu sao e tai hoai hok dc!!!
 
Ðề: quy trình luân chuyển chứng từ

bạn tham khảo nhé mình trích trong đồ án tốt nghiệp của mình ngày trước đây:
trong đó có các sơ đồ luân chuyển chứng từ đó bạn tham khảo đi

Bạn up lại link được không mình không dow được thank nha !!!
 
Re: Ðề: quy trình luân chuyển chứng từ

bạn tham khảo nhé mình trích trong đồ án tốt nghiệp của mình ngày trước đây:
trong đó có các sơ đồ luân chuyển chứng từ đó bạn tham khảo đi

anh xmen ui.
e cung dang can cai so do luan chuyen cua a.
e phai lam pai tieu luan nhung chua bit chung tu phieu chi va phieu chi luan chuyen nhu the nao. anh up len cho e voi nha. help help . tk anh nhiu. neu co the anh gui wa mail dum e lun nha.
hienle8939@gmail.com.
thk anh nhiu nhiu\
 
Ðề: quy trình luân chuyển chứng từ

có ai có phần vẽ về các quy trình luân chuyển chứng từ này không
cứu với
 
Ðề: quy trình luân chuyển chứng từ

file đọc bình thường mà.
 
Ðề: quy trình luân chuyển chứng từ

các anh chị trên diễn đàn dân kế toán oi!!!!! giúp em với!!
em đang làm báo coa sthuwcj tập tốt nghiệp nhưng ko biết làm quy trình luân chuyển chứng từ ra làm sao, em mong được sự giúp đỡ của các anh chị.
em làm đề tài xác định và phân tích KQHDKD o cây xăng nhỏ
ua anh chị huong dẫn cho em làm đề cuơng thực tập với,em làm hoài mà GVHD ko chấp nhận.
em đã trễ 2 tuần rồi,anh chị jups dùm em
 
Cho em hỏi với ak.Trong bài của anh gửi nếu như quy trình luân chuyển chứng từ không đưa vào sổ nhật ký chứng từ mà thay bằng sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt liệu có được không ah.

---------- Post added at 03:26 ---------- Previous post was at 03:22 ----------

anh xmen ui cho e hỏi vs ak. quy trình luân chuyển chứng từ của anh phần tiền mặt ấy ak.nếu không ghi vào sổ nhật ký chứng từ mà thay vào đó là sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt thì có ổn không ak?mong a trả lời sớm giúp e vs ak. thank a nhiu
 
Ðề: quy trình luân chuyển chứng từ

hic quy trình luân chuyển chứng từ làm sao thế mấy a c oi!
giúp e với
:-((
 
Ðề: quy trình luân chuyển chứng từ

Trình tự luân chuyển & kiểm tra chứng từ kế toán
Quy trình chung
Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp.
Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Cuối cùng thì sẽ được lưu trữ, bảo quản và sau khi hết thời hạn lưu trữ theo quy định đối với từng loại chứng từ, nó sẽ được huỷ.


Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;

- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;

- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.


Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:

- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;

- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;

- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.



Trong bước lập, tiếp nhận chứng từ kế toán cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.

Thứ hai, chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.


Thứ ba, các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán.

Thứ tư, mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.

Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.


Chữ ký của người đứng đầu doanh nghiệp (Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người được uỷ quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng.

Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.
Các doanh nghiệp phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Tổng Giám đốc (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.


Những cá nhân có quyền hoặc được uỷ quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.

Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.

Trong bước kiểm tra chứng từ kế toán, cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.

Thứ hai, những nội dung cần kiểm

tra trong chứng từ bao gồm:

(1) kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên
chứng từ kế toán;

(2) kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng
từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;

(3) kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.


Thứ ba, khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện, đồng thời báo ngay cho Giám đốc doanh nghiệp biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành. Chẳng hạn khi kiểm tra một Phiếu chi phát hiện có vi phạm chế độ, kế toán không xuấ
t quỹ.

Trong bước sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán cần lưu ý mấy điểm sau:

Thứ nhất, đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.

Thứ hai, sau khi kiểm tra, nhân viên kế toán thực hiện việc tính giá trên chứng từ và ghi chép định khoản để hoàn thiện chứng từ.

Thứ ba, chỉ khi nào chứng từ kế toán đã được kiểm tra và hoàn chỉnh mới được sử dụng để làm căn cứ ghi sổ.

Đối với bước bảo quản, lưu trữ và huỷ chứng từ kế toán cần lưu ý:

Thứ nhất, chứng từ kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.

Thứ hai, chứng từ kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận; nếu bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận.

Thứ ba, chứng từ kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.

Thứ tư, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế t

oán theo thời hạn sau đây:

a) Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;

b) Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với chứng từ kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

Thứ năm, chỉ cơ quan nh
à nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu và ký xác nhận trên chứng từ sao chụp; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.

Thứ sáu, cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.

Ngoài ra, trong khi sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán cần lưu ý:

Một là, tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định trong chế độ kế toán này. Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.

Hai là, mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.


Ba là, biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính uỷ quyền in và phát hành. Đơn vị được uỷ quyền in và phát hành chứng từ kế toán bắt buộc phải in đúng theo mẫu quy định, đúng số lượng được phép in cho từng loại chứng từ và phải chấp hành đúng các quy định về quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính.

Bốn là, đối với các biểu mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, các doanh nghiệp có thể mua sẵn hoặc tự thiết kế mẫu, tự in, nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu của chứng từ quy định tại Điều 17 Luật Kế toán.
Kế toán thanh toán

Quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:
Để việc lập phiếu thu - phiếu chi hợp pháp, theo đúng chế độ kế toán, người đứng đầu bộ phận kế toán của công ty cần phải quy định các chứng từ tương ứng kèm theo để những yêu cầu thanh toán không phù hợp sẽ được nhận biết và xử lý kịp thời. Các kế toán viên mặc nhiên căn cứ vào đó mà áp dụng.

1) Bộ phận tiếp nhận đề nghị thu – chi có thể là kế toán tiền mặt hoặc kế toán ngân hàng.

Chứng từ kèm theo yêu cầu chi tiền (PC, UNC) có thể là: Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, thông báo nộp tiền, hoá đơn, hợp đồng, …

Chứng từ kèm theo yêu cầu thu tiền (PT, UNT) có thể là: Giấy thanh toán tiền tạm ứng, hoá đơn, hợp đồng, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản góp vốn, …


2) Kế toán tiền mặt (kế toán ngân hàng) đối chiếu các chứng từ và đề nghị thu - chi, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ (đầy đủ phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuân thủ các quy định, quy chế tài chính của Công ty). Sau đó chuyển cho kế toán trưởng xem xét.

3) Kế toán trưởng kiểm tra lại, ký vào đề nghị thanh toán và các chứng từ liên quan.

4) Phê duyệt của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc.
Căn cứ vào các quy định và quy chế tài chính, quy định về hạn mức phê duyệt của Công ty, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền xem xét phê duyệt đề nghị thu - chi. Các đề nghị chi/mua sắm không hợp lý, hợp lệ sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu làm rõ hoặc bổ sung các chứng từ liên quan.
5) Lập chứng từ thu – chi
Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Kế toán tiền mặt lập và in phiếu thu – chi
Đối với giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng: Kế toán ngân hàng lập uỷ nhiệm thu (UNT)/ uỷ nhiệm chi (UNC)
Sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt.

6) Ký duyệt chứng từ thu – chi: Kế toán trưởng ký vào PT/UNT hoặc PC/UNC

7) Thực hiện thu – chi tiền:
Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Khi nhận được phiếu thu hoặc phiếu chi (do kế toán lập) kèm theo chứng từ gốc , Thủ quỹ phải:
ü Kiểm tra số tiền trên PT (PC) với chứng từ gốc
ü Kiểm tra nội dung ghi trên PT (PC) có phù hợp với chứng từ gốc
ü Kiểm tra ngày , tháng lập PT (PC) và chữ ký của người có thẩm quyền.
ü Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt.
ü Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào PT hoặc PC .
ü Thủ quỹ ký vào PT hoặc PC và giao cho khách hàng 01 liên.
ü Sau đó thủ quỹ căn cứ vào PT hoặc PC ghi vào Sổ Quỹ.
ü Cuối cùng, thủ quỹ chuyển giao 02 liên còn lại của PT hoặc PC cho kế toán.

Đối với thu chi tiền qua ngân hàng: Kế toán ngân hàng lập và nộp UNT/UNC, séc, … cho ngân hàng.

Ghi chú:
Các quyển sổ phiếu thu – chi bán trên thị trường thường có 03 liên và theo quy định là phải lập cả 03 liên. Tuy nhiên trong thực tế (kế toán tự thiết kế mẫu và tự in) thường thì:
Lập 03 liên cho PT (01 liên giao cho khách nộp tiền vì khách nộp tiền cần PT để đảm bảo cho các phát sinh sau này nếu có)
Lập 02 liên cho PC (vì đa số khách nhận tiền không lấy PC)
 
Ðề: quy trình luân chuyển chứng từ

Có ai có quy trình luân chuyển chứng từ xuất khẩu hàng hóa không giúp mình với.
Mình đang làm đề tài mà lưu đồ này mình làm ko chính xác lắm. Nếu có thì gửi dùm qua mail cho mình nha
thuyvan.kh153@gmail.com
Cảm ơn nhiều!!!!
 
Ðề: quy trình luân chuyển chứng từ

thanh mắc sâu ciu ^^
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top