Quy định về tiền lương trong doanh nghiệp mới nhất năm 2015

michanhchanh

Member
Hội viên mới
Sau đây là tổng hợp những quy định về tiền lương trong doanh nghiệp có hiệu lực trong năm 2015 mới nhất mà công ty Phần mềm ***** muốn chia sẻ cùng các bạn.

1. Mức lương tối thiểu vùng năm 2015:

Tăng từ 250.000 đến 400.000 so với năm 2014.

Ngày 11 tháng 11 năm 2014 Chính phủ đã ban hành nghị định 103/2014/NĐ-CP nâng mức lương tối thiểu vùng 2015 như sau:

- Vùng 1: 3.100.000 đồng/tháng.

- Vùng 2: 2.750.000 đồng/tháng.

- Vùng 3: 2.400.000 đồng/tháng.

- Vùng 4: 2.150.000 đồng/tháng.

Chi tiết cách áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới các bạn tham khảo tại đây: Cách áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2015.
http://*****.com.vn/CMS/Uploads/Images/ThongTin/HinhAnh/20151014102644_quydinhtienluong2015-phanmemLinkQ.jpg
2. Tăng 8% lương cho đối tượng có thu nhập thấp:

Nghị quyết 78/2014/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 của Quốc Hội thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức,, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống) từ ngày 01/01/2015.

3. Tăng 8% lương hưu:

Từ ngày 01/01/2015, tăng thêm 8% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng sau: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân (CAND) và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng, cán bộ xã, phường, thị trấn, người đang hưởng trợ cấp mất sức.

Nội dung trên được quy định tại Nghị định 09/2015/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 10/03/2015

4. Bảo hiểm:

Mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng theo quy định của Luật Việc làm thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Đây là điểm mới nổi bật về chính sách bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Luật Việc làm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015.


Hướng dẫn chi tiết cụ thể về tiền lương 2015

Ngày 12 tháng 01 năm 2015, Chính phủ đã ban hành nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật lao động số 10/2013/QH13. (Nghị định 05 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2015).

Theo đó chính sách về tiền lương được quy định cụ thể như sau:

I. Tiền lương

1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

a. Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người loa động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

b. Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mứu độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh.

c. Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ tợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

2. Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất loa động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.

3. Tiền lương ghi trong hợp đồng loa động và tiền lương trả cho người lao động được quy định bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả lương, phụ cấp cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

II. Hình thức trả lương

1. Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ cụ thể:

a. Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động.

b. Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.

c. Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.

d. Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.

2. Tiền lương theo sản phẩm được trả căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

3. Tiền lương khoán được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

III. Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng

1. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

2. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điêm cố định trong tháng.

IV. Nguyên tắc trả lương

1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng.

Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

a. Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

b. Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 011 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

V. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động được trả lương làm thêm giờ theo Khoản 1 Điều 97 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:

a. Người lao động hưởng lương theo thời gian được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động;

b. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm,, công việc theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

2. Tiền lương làm thêm giờ theo Khoản 1 Điều này được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a. Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b. Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c. Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động hưởng lương theo ngày.

3. Người lao động làm việc vào ban đêm theo Khoản 2 Điều 97 của Bộ luật Lao động, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

4. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo Khoản 3 Điều 97 của Bộ luật Lao động thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn gián tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày lễ, tết.

5. Người lao động làm thêm giờ vào ngày Lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần quy định tại Điều 110 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ Lễ, tết. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

6. Tiền lương trả cho người lao động khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này được tính tương ứng với hình thức trả lương quy định tại Điều 22 Nghị định này.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top