Quy định về Thuế cần chú ý đối với Công ty phần mềm

Nguyen Thi Ly Na

Member
Hội viên mới
Có khá nhiều ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp, cá nhân chuyên sản xuất các phần mềm hay ứng dụng điện tử. Tuy nhiên, phải đáp ứng nhiều điều kiện thì mới nằm trong hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và được hưởng ưu đãi về Thuế.

pm copy.jpg


1. Thuế GTGT:

- Theo khoản 21, điều 4, thông tư 06/2012/TT-BTC; khoản 21, điều 4, thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế:

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.

=> Không phân biệt doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh phần mềm, đều là không chịu thuế

* Về đào tạo sử dụng phần mềm:

- Theo khoản 13, điều 4 thông tư 06/2012/TT-BTC; khoản 13, điều 4, thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế:

Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Nhưng hoạt động dạy học, dạy nghề phải được cấp phép của Bộ giáo dục đào tạo, có đội ngũ giáo viên cơ hữu thì mới thuộc trường hợp không chịu thuế => đào tạo sử dụng phần mềm không thuộc trường hợp này

- Theo khoản 21, điều 4, thông tư 06/2012/TT-BTC; khoản 21, điều 4, thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế:

Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

- Theo Luật chuyển giao công nghệ 80/2006/QH11:

· Khoản 8, điều 3: Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

· Khoản 16, điều 3: Hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm chuyển giao công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ.

· Điều 7: Đối tượng công nghệ được chuyển giao:
1) Đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây:

a) Bí quyết kỹ thuật;

b) Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;

c) Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.

· Điều 12: Hình thức chuyển giao công nghệ
1) Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;



· Điều 18: Phương thức chuyển giao công nghệ
1) Chuyển giao tài liệu về công nghệ.

2) Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo thời hạn quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.



=> Việc đào tạo sử dụng các phần mềm do mình sở hữu nằm trong hoạt động chuyển giao công nghệ.

2. Thuế TNDN:

- Theo mục II, phẩn H, thông tư 130/2008/TT-BTC; khoản 1, điều 19, thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về ưu đãi thuế suất:

Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:

· Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực:… sản xuất sản phẩm phần mềm, ….

- Theo mục III, phần H, thông tư 130/2008/TT-BTC; khoản 1a, điều 20, thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về thời gian miễn, giảm thuế:

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

· Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: … sản xuất sản phẩm phần mềm, …

=> Như vậy:

· Chỉ hưởng ưu đãi thuế đối với hoạt động sản xuất phần mềm

· Mua bán phần mềm không được hưởng ưu đãi thuế TNDN

· Dịch vụ phần mềm không có quy định cụ thể là có thuộc hoạt động sản xuất phần mềm hay không (từ năm 2015 trở về trước) để được hưởng ưu đãi thuế. Cuối năm 2014, Bộ thông tin truyền thông ra thông tư 16/2014/TT-BTTTT có nói về quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm.

- Nghi định 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn 1 số điều của Luật Công nghệ thông tin chỉ làm rõ về dịch vụ phần mềm:

* Điều 3:

· Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

· Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.

* Điều 9, khoản 3: Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

· Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

· Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

· Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

· Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

· Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

· Dịch vụ tích hợp hệ thống;

· Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

· Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

· Các dịch vụ phần mềm khác.

- Thông tư 09/2013/TT-BTTTT “Ban hành danh mục sản phẩm phần mềm và phần cứng, điện tử” cũng không nói về việc dịch vụ phần mềm có thuộc hoạt động sản xuất phần mềm hay không.

- Thông tư 16/2014/TT-BTTTT mới nói rõ về quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm trong điều 5:

1) Xác định yêu cầu, bao gồm một trong những tác nghiệp như: khảo sát yêu cầu của khách hàng, phân tích nghiệp vụ; thu thập, xây dựng yêu cầu; tư vấn điều chỉnh quy trình; thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu.

2) Phân tích và thiết kế, bao gồm một trong những tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu; thiết lập bài toán phát triển; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế các đơn vị, mô đun phần mềm.

3) Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một trong những tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.

4) Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng các kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; thử nghiệm phần mềm; kiểm thử hệ thống phần mềm; kiểm thử chức năng phần mềm; thẩm định chất lượng phần mềm; đánh giá khả năng gây lỗi; xác định thỏa mãn yêu cầu khách hàng; nghiệm thu phần mềm.

5) Hoàn thiện, đóng gói phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng tài liệu mô tả phần mềm, tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm; đóng gói phần mềm; đăng ký mẫu mã; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

6) Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: hướng dẫn cài đặt phần mềm; triển khai cài đặt phần mềm; đào tạo, hướng dẫn người sử dụng; kiểm tra phần mềm sau khi bàn giao; sửa lỗi phần mềm sau bàn giao; hỗ trợ sau bàn giao, bảo hành phần mềm; bảo trì phần mềm.

7) Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: tiếp thị, quảng bá, bán, phân phối sản phẩm phần mềm; phát hành sản phẩm phần mềm.

- Theo điểm c, khoản 2, điều 6, thông tư 16 này về xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm:

Để các dịch vụ phần mềm (Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành phần mềm) của công đoạn 6 bên trên thuộc hoạt động sản xuất phần mềm thì tổ chức đó phải:

· Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, hoặc văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ do người có thẩm quyền cấp.

· Có các hoạt động thuộc đầy đủ cả 5 công đoạn từ 1 đến 5 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm đối với cùng một sản phẩm phần mềm.

=> Như vậy, các dịch vụ phần mềm phải đáp ứng các điều kiện trên thì mới nằm trong hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và được hưởng ưu đãi thuế TNDN.


Nguồn: Anh Hân thuộc Công ty Vinatas tổng hợp và chia sẻ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top