Phương pháp đặt mã cho Vật Tư

hoahm

New Member
Hội viên mới
Với một số ngành như: Cơ khí, gỗ, may mặc thì quả lý nguyên vật liệu là vấn đề phức tạp nhất vì thường số lượng đầu mã vật liệu thường là vài vạn. Để quản lý tốt cần có một quy tắc đặt mã, tên cho nguyên vật liệu phù hợp. Quy tắc này phải đảm bảo tính thống nhất, dễ tìm kiếm, dễ mở rộng.

Vào giaphapexcel.com tham khảo bài của các bác
- anh Cường
- anh Tuân
- anh Duyệt

Mình xin tổng hợp thành một bài về quy tắc đặt mã, tên cho vật tư như sau

Phân tích nhu cầu và các thông tin

1. Mức độ chi tiết của yêu cầu quản lý thông tin:
Yêu cầu quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tên gọi cũng như nhóm vật tư. Giả dụ, cùng là nhóm đối tượng dây điện nhưng chúng có thể được phân loại chi tiết và có nhiều tiêu trí phân loại hay không: có thể phân loại theo công suất, kích thước hay chất liệu... vv.. Việc phân loại này lại có thể được bỏ qua nếu như yêu cầu quản lý chỉ cần biết số lượng của tất cả các loại dây điện.
Bắt buộc mô tả đặc tính sản phẩm và thống nhất cách đặt tên sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng bộ mã.

2. Thói quen của người sử dụng thông tin cũng như cơ chế kiểm soát việc sử dụng bộ mã:
Thói quen hầu như quyết định các công việc hàng ngày và việc thay đổi thói quen thường phải trải qua một quá trình dài. Với bộ mã hiện có, những người đang hàng ngày làm việc và thao tác đã có thói quen với bộ mã không muốn có những thay đổi gì và thường thì họ không nhận ra được những bất hợp lý trong bộ mã mà họ đang sử dụng. Trong khi với một quy mô lớn, việc thay đổi thói quen của số đông người sử dụng không phải là dễ thực hiện.
Cơ chế kiểm soát việc sử dụng bộ mã cũng là yếu tố quyết định. Bộ mã gợi nhớ cũng chỉ là một phần, điều quan trọng là bộ mã đó phải được áp dụng nhất quán trong toàn đơn vị; không cho phép việc chỉnh sửa, gọi tên một cách tuỳ tiện. Chính những cơ chế này dần dần tạo ra thói quen trong việc sử dụng bộ mã. (Nói ngắn gọn là "Gieo cái gì thì gặt cái... tương tự").
Có thể bàn luận ngoài chủ đề thảo luận về cách Đặt mã vật tư như thế nào cho khoa học, nhưng em vẫn muốn nhấn mạnh rằng, để có được một bộ mã khoa học trước hết cần nghiên cứu và đáp ứng được các yêu cầu trên. Cần có bước khảo sát và tổng hợp các thông tin một cách bài bản và toàn diện về vật tư, phân loại và lập danh sách vật tư theo các tiêu thức phù hợp với yêu cầu quản lý. Làm được điều này, quá trình mã hoá vật tư sẽ trở thành đơn giản, dễ nhớ và ít có sự thay đổi (gọi là bộ mã khoa học). Tất nhiên, còn một yếu tố quan trọng để quyết định bộ mã có khoa học hay không, đó là quy tắc (quy ước) mã hoá.

Quy tắc mã hoá là để đảm bảo:
- Bộ mã thống nhất
- Bộ mã có thể được mở rộng tới bất kỳ
- Phù hợp với các bộ mã sẵn có hiện đang được sử dụng trong hoặc ngoài đơn vị
- Phổ biến cho các đối tượng sử dụng để thuận tiện trong việc áp dụng các mã mới hoặc cho người mới sử dụng.
Không thể có bộ mã khoa học cho tất cả các đơn vị. Cách mã hoá của đơn vị này có thể không phù hợp với đơn vị khác. Cho nên nắm chắc yêu cầu quản lý và đặc tính sản phẩm vẫn là yếu tố quyết định tính khoa học của bộ mã.

Quy tắc được áp dụng phổ biến
MãVT = Nhà SX + Loại + đặc tính cơ bản + STT
Nếu các VT của doanh nghiệp đơn giản chỉ là của 1-2 nhà SX thì có thể bỏ "Nhà SX"

Một số DN có những VL mà tên gọi, đặc tính dài người ta thường quy định về mã số, như là OMO mã 1; SUNSILK mã 2,... Sau khi đặt tên xong người ta chỉ thấy mã là 12244. Cách làm dùng số hóa rất ngắn gọn. Nếu ứng dụng trong máy tính tốc độ sẽ xử lý nhanh. (Nếu bạn để ý mấy CSDL của nước ngoài thì sẽ thấy mã toàn là số).

Một khái niệm đi cùng với đặt mẵ là "Shortcut": là tên viết tắt của vật tư, hàng hóa ví dụ như OMO500; OMO250;...Bạn đừng nhầm là mã.

Một CSDL "hiện đại", mỗi một Tên gọi của một đối tượng sẽ có Mã (Code) và Viết tắt (Shortcut).

st:xinloinhe:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top