Ðề: Phạt do vi phạm hợp đồng thì định khoản thế nào???
Những khoản chi phí không được trư khi tính thuế TNDN:
THÔNG TƯ
Số: 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2.29. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
= > Các khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường vi phạm hợp đồng kinh tế không thuộc các khoản tiền phạt nêu trên, nếu khoản chi này có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.:
+Trên hợp đồng kinh tế có điều khoản phạt
+ Biên bản phạt
+ phiếu chi tiền hoặc chuyển tiền……..
=> để chứng minh cho khoản phạt này
= > Những khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN theo
THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC
ngày 27 tháng 7 năm 2012
Thì cách làm như sau:
Khoản tiền phạt:
Nợ 811/ có 3339=?
Nộp phạt:
Nợ 3339/ có 111=?
Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN 2013 phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.1.7 chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 25%
= > với cách này chỉ cần mởi chi tiết cho 811 ( 8111 chi phí hợp lý , 8112 chi phí không hợp lý) => như vậy sẽ tiện cho việc phần biệt chi phí không bị lẫn lộn, và tổng hợp, cách làm này nó đúng với chuẩn mực kế toán vì đó là một khoản chi phí phát sinh khi lên bẳng cân đối kế toán thì số liệu của 421 trên bảng cân đối kế toán năm sẽ khớp với tời phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 03-1A_TNDN[/B]
Trường hợp của bạn Có hai cách làm cho loại này: tất cả đều hoạch toán trực tiếp vào chi phí phát sinh trong kỳ ko cần phân bổ làm gi cho mệt
Cách thông dụng nhất: cách của võ lâm nói chung là của dân kế toán
Nợ 811/ có 111,112
Cách của kiểm toán: trả ma nào sài
Sử dụng tài khoản TÀI KHOẢN 352 DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ
1. Một khoản dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
6. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn, thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng và khoản dự phòng được lập riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.
2. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó. Các chi phí bắt buộc phải trả theo các điều khoản của hợp đồng như khoản bồi thường hoặc đền bù do việc không thực hiện được hợp đồng, khi xác định chắc chắn một khoản dự phòng phải trả cần lập cho một hợp đồng có rủi ro lớn, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 352 - Dự phòng phải trả.
5. Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu, ghi:
5.1. Khi phát sinh các khoản chi phí bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có các TK 111, 112, 331,. . .