Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần FPT

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
50.png

1. Giới thiệu công ty

TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM Thành lập ngày 13/09/1988, với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là CNTT và Viễn thông, FPT đã cung cấp dịch vụ tới 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu với sự hiện diện tại 19 quốc gia.

Các lĩnh vực kinh doanh: Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng rộng, Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động, Dịch vụ truyền hình trả tiền, dịch vụ tin nhắn dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động, thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet, dịch vụ viễn thông cố định nội hạt, dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, dịch vụ viễn thông cố định đường dài trong nước.

2. Phân tích doanh thu

51.png

Doanh thu năm 2019 tăng so với năm 2018: 19.40% đạt gần gần 28 nghìn tỷ năm 2019, tăng hơn 4,5 nhìn tỷ so với năm 2018.

Kể từ khi tách mảng bán lẻ của công ty FPT Retail vào năm 2018 (trước đây chiếm hơn 50% doanh thu của FPT), hai mảng kinh doanh cốt lõi của Công ty cổ phần FPT là gia công phần mềm (chiếm khoảng 39% doanh thu) và viễn thông (35% doanh thu). Ngoài ra, FPT còn hoạt động trong mảng giải pháp phần mềm, tích hợp hệ thống và dịch vụ thông tin (18% doanh thu thuần), cũng như đầu tư và giáo dục (6,4% doanh thu thuần).

3. Phân tích lợi nhuận

58.png

Lợi nhuận từ HĐKD năm 2019 tăng so với năm 2018: 25.22%. Tuy nhiên, chi phí tài chính năm 2019 gần gấp đôi so với năm 2018 do FPT gia tăng các khoản vay nợ trong năm 2019 để tập trung đầu tư vào 2 mảng chính của công ty là viễn thông và gia công phần mềm.

FPT có tốc đọ tăng trưởng khá tốt, do đó, giá cổ phiếu của FPT đang trong xu hướng tăng cả ở ngắn hạn lẫn dài hạn. Tuy nhiên trong vài tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, giá cổ phiếu đã giảm từ khoảng 58.000 xuống còn 45.600 đồng một cổ phiếu.

FPT.PNG
FPT-n.PNG


4. Phân tích chi phí

53.png

Cấu trúc CP HĐKD của FPT không có sự thay đổi đáng kể qua 2 năm. Biên độ lợi nhuận hoạt động của FPT được cải thiện từ 13% năm 2018 lên 15% năm 2019. Gía vốn và chi phí bán hàng giảm so với 2018 nên lợi nhuận 2019 tăng gần 2% so với 2018.

5. Phân tích khả năng sinh lời

55.png
Năm 2019, ROE của FPT tăng thêm gần 2% và ROA tăng gần 1.5% do tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Công ty đã đầu tư tăng thêm 15% tổng số tài sản và vốn chủ sở hữu cũng tăng 14%. Tốc độ tăng của lợi nhuận nahnh hơn tốc độ tăng của tài sản và vốn chủ sữa hữu nên ROA, ROE tăng từ 1 đến 2%.

6. Phân tích dòng tiền

56.png

Khả năng thanh toán của FPT luôn đảm bảo ở mức trên 1. Tuy nhiên tốc độ tăng của tài sản nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán ngắn hạn có xu hướng giảm dần từ 1.51 đầu năm 2018 xuống còn 1.17 cuối năm 2019.

60.png

So sánh với một đối thủ canh tranh là Công ty Cổ phần tập đoàn Công nghệ CMC thì khả năng thanh toán ngắn hạn của FPT có thể được xem là an toàn so với ngành.

7. Phân tích cấu trúc vốn, khả năng vay và trả nợ

57.png

Ta thấy 1đ TS của DN được tài trợ bởi 52% VCSH và 48 % là nợ . DN đã nợ hơn 40% tổng TS nên khả năng huy động nợ là thấp điều này ah đến khả năng tăng trưởng trong TL của DN. DN nợ nần ở mức dưới 50% TS nên khả năng đảm bảo nợ ở mức an toàn.

Tổng quát, qua năm 2019, FPT có tốc độ tăng trưởng rất tốt, lợi nhuận cao, hấp dẫn các nhà đầu tư. Hiệu quả sử dụng tài sản ổn định, bền vững không chênh lệch quá lớn.

Năm 2020 dự báo 2 mảng chính của FPT là viễn thông và gia công phần mềm sẽ giữ được tốc độ tăng trưởng như 2018, thêm vào đó là sự đầu tư cho lĩnh vực giáo dục dẽ chiểm tỷ trọng cao trong doanh thu.

Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân. Mọi người tham khảo bài viết nhé.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top