Phân tích điểm hòa vốn

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
1. Xác định điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc tổng số dư đảm phí bằng tổng định phí.
Tại điểm hòa vốn Tổng doanh thu = Tổng chi phí
(Tổng số dư đảm phí = tổng định phí)


gxh = axh + b
Với g: đơn giá bán
xh: sản lượng hòa vốn
a: biến phí đơn vị
b: tổng định phí

*TH kinh doanh 1 mặt hàng
Sản lượng hòa vốn = Tổng định phí/ (Đơn giá bán - Biến phí đơn vị)
= Tổng định phí/ số dư đảm phí đơn vị
= doanh thu hòa vốn/ đơn giá bán

Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí/ Tỷ lệ số dư đảm phí

= Tổng định phí/(1-Tỷ lệ biến phí trên doanh thu)
=Sản lượng hòa vốn* đơn giá bán

*TH kinh doanh nhiều mặt hàng
Bước 1: Xác định doanh thu hòa vốn toàn doanh nghiệp: sử dụng
Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí/ Tỷ lệ số dư đảm phí
= Tổng định phí/(1-Tỷ lệ biến phí trên doanh thu)

Bước 2: Xác định DT hòa vốn từng mặt hàng = DT hòa vốn toàn doanh nghiệp* tỷ trọng DT từng mặt hàng tương ứng
Bước 3: Xác định sản lượng tiêu thụ hòa vốn từng mặt hàng: sử dụng công thức
Sản lượng hòa vốn = doanh thu hòa vốn/ đơn giá bán

Ví dụ: Giả sử công ty X hàng kỳ (tháng, quý..) có tài liệu sau: (đvt 1.000 đồng).
- Biến phi đơn vị 60
- Định phí: 30.000.
Giá bán đơn vị: 100

Số lượng sản phẩm hòa n = 30.000/(100 - 60) = 750 sp
Tỷ lệ số dư đảm phí = ((100 - 60)/100) x 100%= 40%
Doanh thu hòa vốn = 30.000/ 40% =75.000

2. Phân tích lợi nhuận mong muốn

Phân tích lợi nhuận mong muốn là một trong những công dụng chính trong phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Trong phân tích lại nhuận mong muốn, mục tiêu là xác định được sản lượng tiêu thụ hoặc doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn

Nếu gọi P là lợi nhuận mong muốn, tại điểm lợi nhuận P > 0 thì
Số dư đảm phí = định phí + lợi nhuận
Hoặc Doanh thu = biến phí + định phí + lợi nhuận


Gọi xp là số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm lợi nhuận P
=> (g - a)xp = b + P

Với g: đơn giá bán
xp: sản lượng cần tiêu thụ để đạt lợi nhuận P
a: biến phí đơn vị
b: tổng định phí
P: Lợi nhuận mong muốn

*TH kinh doanh một mặt hàng
Sản lượng tiêu thụ tại điểm LN mong muốn = (Định phí + Lợi nhuận mong muốn)/(Đơn giá bán - Biến Phí đơn vị)
= (Định phí + Lợi nhuận mong muốn)/Số dư đảm phí đơn vị
= Doanh thu cần thiết / Đơn giá bán

Doanh thu tại điểm LN mong muốn = Định phí +LN mong muốn/Tỷ lệ SDĐP

= (Định phí + Lợi nhuận mong muốn)/(1- Tỷ lệ BP trên Doanh Thu)
= Sản lượng tiêu thụ tại điểm Lợi nhuận mong muốn*Đơn giá bán

*TH kinh doanh nhiều mặt hàng
B1: Xác định DT tại điểm LN mong muốn toàn DN: sử dụng CT Doanh thu tại điểm LN mong muốn = Định phí +LN mong muốn/Tỷ lệ SDĐP
= (Định phí + LN mong muốn)/1- Tỷ lệ BP trên DT
B2: Xác định DT tại điểm LN mong muốn của từng mặt hàng = DT tại điểm LN mong muốn toàn DN * tỷ trọng DT từng mặt hàng tương ứng
B3: Xác định sản lượng tiêu thụ tại điểm LN mong muốn của từng mặt hàng: sử dụng công thức
Sản lượng tiêu thụ tại điểm LN mong muốn = Doanh thu cần thiết / Đơn giá bán

3. Số dư an toàn

Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu thực hiện (hoặc dự kiến) so với doanh thu hòa vốn

Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện - Doanh thu hòa vốn

Số dư an toàn thể hiện độ an toàn trong kinh doanh, doanh nghiệp nào có số dư an toàn dương lớn thì độ an toàn trong kinh doanh cao và ngược lại

Số dư an toàn của các doanh nghiệp khác nhau là do kết cấu chi phí của các doanh nghiệp khác nhau. Thông thường doanh nghiệp nào có định phí chiếm tỷ trọng lớn, thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, do vậy nếu doanh thu giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những doanh nghiệp đó độ an toàn thấp trong kinh doanh.

Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng số dư an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn

Tỷ lệ số dư an toàn = Số dư an toàn/Doanh thu x 100%

Ví dụ 3.14: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí của hai công ty A và B như sau (đvt 1.000 đồng)
Công ty ACông ty B
Số tiềnTỷ lệSố tiềnTỷ lệ
Doanh thu200.000100%200.000100%
(-)Biến phí150.00075%100.00050%
Số dư đảm phí50.00025%100.00050%
(-)Định phí40.00090.000
Lợi nhuận10.00010.000

- Doanh thu hòa vốn của công ty A = 40.000/25% = 160.000
- Doanh thu hòa vốn của công ty B = 90.000/50% = 180.000
- Số dư an toàn của công ty A = 200.000 - 160.000 = 40.000
- Số dư an toàn của công ty B = 200.000 - 180.000 = 20.000
- Tỷ lệ số dư an toàn của công ty A = 40.000/200.000 x 100% = 20%
- Tỷ lệ số dư an toàn của công ty B = 20.000/200.000 x 100% = 10%

Như vậy công ty B có định phí lớn hơn công ty A, tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn, nên số dư an toàn thấp hơn (độ an toàn trong kinh doanh kém hơn).
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top