Phân tích điểm hòa vốn trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay

minhthu192

New Member
Hội viên mới
Phân tích điểm hòa vốn trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay

Đối với các doanh nghiệp sản xuất hoạt động theo cơ chế thị trường như hiện nay, thì việc đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất, kinh doanh ở từng doanh nghiệp là điều tất yếu để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vậy câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là sản xuất cái gì? sản xuất kinh doanh bằng phương pháp nào, nhằm khai thác triệt để các nguồn lao động vật tư, thiết bị, tiền vốn sao cho doanh nghiệp có được lợi nhuận cao nhất.


Để đạt được mục tiêu trên, trước hết các doanh nghiệp phải xác định được điểm hoà vốn, từ đó mà có phương án sản xuất kinh doanh cho phù hợp với nền kinh tế thị trường và phù hợp với điều kiện, tiềm lực kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Để xác định được điểm hoà vốn các doanh nghiệp phải sử dụng một số chỉ tiêu sau đây:

1: Sản lượng hoà vốn

Sản lượng hoà vốn là sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất ra để khi bán trên thị trường với giá cả dự kiến có thể bù đắp được chi phí kinh doanh.

Nếu gọi QHV : Là sản lượng hoà vốn

Gi : Là giá bán đơn vị sản phẩm

Bi : Là biến phí đơn vị sản phẩm

Fc : Là tổng định phí

Tại điểm hoà vốn, lãi ròng = 0, khi đó tổng lãi gộp bằng tổng định phí và lãi gộp đơn vị sản phẩm cũng bằng định phí đơn vị sản phẩm mà lãi gộp đơn vị sản phẩm được xác định như sau:

Lãi gộp đơn vị sản phẩm
= Gi - Bi



Từ đó suy ra:
QHV =
Fc

Gi - Bi



Công thức trên được áp dụng cho những doanh nghiệp chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm trên thị trường.

2: Doanh thu hoà vốn.

Doanh thu hoà vốn là doanh số mà doanh nghiệp thu được chỉ đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh.

- Trường hợp doanh nghiệp chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm thì doanh thu hoà vốn được xác định như sau:

Doanh thu hoà vốn
= QHV x Gi


- Trường hợp doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm thì doanh thu hoà vốn được xác định bằng cách

Doanh thu hoà vốn
=
Fc

1-
Tổng biến phí

Tổng doanh thu bán hàng



3: Thời gian hoà vốn

Thời gian hoà vốn là thời gian cần thiết để doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm trên thị trường có tổng doanh thu bằng tổng chi phí, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ.

Thời gian hoà vốn
=
Doanh thu hoà vốn x 12 tháng

Doanh thu bán hàng cả năm


Có thể minh hoạ điểm hoà vốn của các doanh nghiệp qua đồ thị sau đây:

Ydt : Đường phản ánh doanh thu

TC : Đường phản ánh tổng chi phí

B : Đường phản ánh tổng biến phí

Fc : Đường phản ánh tổng định phí

A : Điểm hoà vốn

QHV : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm hoà vốn

YHV : Doanh thu tiêu thụ tại điểm hoà vốn.

Qua đồ thị minh hoạ trên ta thấy chỉ khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm lớn hơn điểm hoà vốn thì doanh nghiệp mới thực sự có lãi, còn nếu doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nằm trong điểm hoà vốn thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Vì vậy để tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà thu được mức lợi nhuận mong muốn, có thể xác định thông qua công thức sau:

Sản lượng sản xuất và tiêu thụ để đạt mức lãi mong muốn
=
Fc + Mức lãi mong muốn

Gi - Bi


Hoặc:

Doanh thu bán hàng cần đạt để thu được mức lãi mong muốn
=
Fc + Mức lãi mong muốn

1-
Tổng biến phí

Tổng doanh thu bán hàng


Từ việc phân tích điểm hoà vốn mà chủ doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Như vậy việc phân tích điểm hoà vốn không những giúp cho doanh nghiệp xác định được khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ cho phù hợp mà còn là cơ sở để doanh nghiệp xác định chính xác số lãi thực của doanh nghiệp, từ đó mà xác định đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về khoản đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Từ trước đến nay ta vẫn quan niệm rằng, một sản phẩm có lãi thì doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ càng nhiều sản phẩm thì lãi càng lớn. Quan niệm này chỉ đúng khi doanh nghiệp không xác định được điểm hoà vốn. Khi đó lãi của doanh nghiệp được xác định bằng cách:

Lãi thu được trong kỳ
=
Lãi bình quân một sản phẩm
x
Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ


Nhưng khi doanh nghiệp xác định được điểm hoà vốn thì quan điểm tính lãi như trên sẽ không còn phù hợp nữa, bởi lẽ sản lượng sản xuất và tiêu thụ nằm trong điểm hoà vốn là sản lượng không có lãi, mà chỉ có số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trên điểm hoà vốn mới là sản lượng có lãi, khi đó số lãi thực của doanh nghiệp được xác định như sau:



Tổng lãi thực của doanh nghiệp
=
Sản lượng tiêu thụ thực tế
-
Sản lượng hoà vốn
x
Giá bán đơn vị sản phẩm
-
Biến phí đơn vị sản phẩm




Hoặc tính bằng cách: Lấy tổng doanh thu bán hàng trong kỳ trừ (-) đi doanh thu hoà vốn trừ (-) đi biến phí tăng thêm.

Cũng từ đó mà doanh nghiệp xác định chính xác mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách. Có thể minh hoạ điều phân tích trên thông qua ví dụ sau đây:

Giả sử doanh nghiệp "K" trong kỳ sản xuất được 10.000 sản phẩm A và đã tiêu thụ được 9000 sản phẩm. Giá bán đơn vị sản phẩm A là 1.000.000đ, biến phí đơn vị sản phẩm A là 500.000đ. Tổng chi phí cố định chi ra trong kỳ là 4.000.000.000đ.

- Nếu doanh nghiệp không xác định điểm hoà vốn:

Lãi thu được trong kỳ
= (9000 x 1.000.000) - (9000 x 500.000) - (9000 x
4.000.000.000

10.000.000


= 900.000.000đ

Khi đó, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách (giả sử thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 32%) sẽ là:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
= 900.000.000đ x 32% = 288.000.000đ


- Nếu doanh nghiệp xác định điểm hoà vốn: Khi đó doanh nghiệp phải xác định sản lượng hoà vốn theo tài liệu trên như sau:

Sản lượng hoà vốn
=
4.000.000.000
= 8000 sản phẩm

1.000.000 - 500.000




Số lãi thực của doanh nghiệp
= (9000 - 8000) x (1.000.000 - 500.000) = 500.000.000đ


Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
= 500.000.000đ x 32% = 160.000.000đ





Như vậy phần chênh lệch + 128.000.000đ (288.000.000đ - 160.000.000đ) thực chất doanh nghiệp đã lấy vốn của doanh nghiệp để nộp cho ngân sách. Bởi vậy, trên thực tế, không ít doanh nghiệp được xếp vào diện doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhưng bên trong nó đang là sự mất dần vốn và có nguy cơ phá sản.

Từ những lý lẽ phân tích trên ta thấy, việc xác định điểm hoà vốn trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay là điều hết sức cần thiết và cấp bách để từ đó doanh nghiệp có những giải pháp phù hợp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh cho đơn vị.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top