Phân tích BCTC Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (VOC) Quý 4/2021

Hồ Xuân Quang

Member
Hội viên mới
Khi đánh giá tình hình tài chính của một công ty, điều đầu tiên các giám đốc tài chính đánh giá đó chính là liệu rằng công ty có đủ tiền để trả các nguồn vốn ngắn hạn hay không, điều này được phản ánh thông qua dòng tiền ngắn hạn và dòng tiền dài hạn. Dòng tiền là một chỉ số rất quan trọng đối với doanh nghiệp, chỉ số này được coi như mạch máu của doanh nghiệp, là cái giúp chúng ta hoạt động bền vững, luôn an toàn với các khoản nợ. Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng chỉ số dòng tiền thấp thì DN đó cũng gặp những rủi ro về tài chính, có lúc phải bán đi tài sản của mình để trả được các khoản nợ.

Với dòng tiền ngắn hạn, trong quý 4/2021, chỉ số này của doanh nghiệp đạt 3,02 và tăng hơn 38% so với cùng quý năm ngoái. Đây là một mức tăng trưởng rất lớn, và giúp cho doanh nghiệp an toàn khi thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không gặp rủi ro gì. Bởi vì ở thời điểm này, với 1 đồng nợ, doanh nghiệp có 3,02 nguồn vốn lưu động để chi trả. Đây là một mức chỉ số khá cao, và đạt mức tốt so với mặt bằng chung của ngành. Với chỉ số như trên, DN không những không lo về các vấn đề trong việc thanh toán nợ ngắn, mà họ còn đủ tiền để thực hiện các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn mà không gặp vấn đề gì về thiếu vốn kinh doanh. Đồng thời với dòng tiền ngắn hạn cao như trên, doanh nghiệp có thể xử lý bất kỳ tình huống nào xảy ra đột ngột đối với DN mà không phải rơi vào trạng thái bị động, không có hướng giải quyết.

Đối với dòng tiền dài hạn, DN đạt 14,54% trong quý 4/2021, giảm gần 15% so với cùng quý năm ngoái. Hiện nay, 1 đồng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi 14,54% là nợ, đây là một chỉ số rất tốt so với các công ty khác. Với chỉ số này, công ty đảm bảo được các khoản nợ dài hạn bằng tài sản rất cao. Việc này giúp cho DN không có nguy cơ hay rủi ro gì về tài chính khi chi trả bất kỳ khoản nợ nào trong dài hạn, bởi DN hầu như có thể chi trả mà không có bất kỳ khó khăn gì. Tuy nhiên, dù đây là một chỉ số rất tốt, nhưng cũng có một số vấn đề chúng ta cần bàn luận thêm. Hầu như chiến lược tài chính của công ty là từ VCSH, rất ít sử dụng thêm các khoản nợ để mua tài sản, mở rộng công ty. Điều này cũng được coi là một điểm bất lợi, bởi vì DN ít sử dụng nợ có thể mất đi những tấm chắn thuế từ lãi vay, làm cho DN tăng trưởng chậm hơn. Và nếu DN sử dụng thêm các khoản nợ để đầu tư vào tài sản, họ vẫn duy trì được mức tài chính rất an toàn, tăng trưởng lớn hơn qua từng kỳ và vẫn đảm bảo cho các bên chủ nợ rằng họ luôn đủ nguồn lực để trả, và có thể tiếp tục vay thêm nếu họ cần. Doanh nghiệp hiện nay đang đi một chiến lược dòng tiền quá an toàn, điều này làm cho DN không thể tăng trưởng được, điều mà sẽ được phân tích ngay sau đây.
1650967841008.png




Tiếp theo, các giám đốc tài chính cần đánh giá chất lượng tăng trưởng doanh thu của DN trong kỳ vừa qua, điều này được thể hiện thông qua mức độ tăng trưởng doanh thu qua từng năm, và các tỷ suất lợi nhuận luôn nằm ở mức kỳ vọng so với DN.
Một doanh nghiệp thu hút được các NĐT chỉ khi mức độ tăng trưởng doanh thu của DN đạt 10%/năm và duy trì liên tục qua từng kỳ. Điều này giúp cho DN thể hiện được với các NĐT rằng họ vẫn đang duy trì sự tăng trưởng qua các kỳ là vô cùng ấn tượng, ngày càng tiến lên phía trước cùng với thị trường. Quy mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng hơn, cùng với đó các sản phẩm cũng được nhiều khách hàng tiêu dùng hơn qua các năm, luôn giữ được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng lĩnh vực.
Đối với VOC, chúng ta thấy được một điều đáng buồn đó chính là trong kỳ vừa qua, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của họ đạt -11% so với kỳ trước đó. Đây là mức giảm đáng kể trong cùng 1 kỳ, và chắc chắn nó không thể thu hút được các nhà đầu tư góp vốn vào DN. Đồng thời chúng ta thấy được trong những kỳ gần đây, mức tăng trưởng doanh nghiệp hầu như đều thấp hơn so với trước kia. Vì vậy, nguyên nhân ở đây chính là bởi vì các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tăng trưởng và phát triển đang gặp rất nhiều vấn đề. Qua từng kỳ, quy mô, khách hàng DN ngày càng thấp so với trước đây. Nếu điều này vẫn tiếp tục diễn ra, chắc chắn rằng DN sẽ bị các đối thủ cạnh tranh chiếm đi mất thị phần, và qua đó bị thu hẹp lại ngày càng thấp, mức tăng trưởng sẽ âm mạnh, nghiêm trọng hơn, DN sẽ không thể bán hàng được nữa. Một phần sai lầm trong chính sách kinh doanh của DN đó chính là họ không chịu sử dụng thêm các khoản vay nợ dùng để mua thêm tài sản nhằm tăng trưởng quy mô cho công ty, hoặc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn lãng phí, thêm các chính sách tín dụng đối với các DN khác để tăng trưởng doanh thu lên mức cao hơn chứ không phải luôn để DN quá an toàn so với mức cần thiết. Chính những điều này đã góp phần nghiêm trọng dẫn đến sự sụt giảm doanh thu trong các kỳ vừa qua. DN cần có những chính sách nhằm cải thiện ngay lập tức các tình hình trên.
Với sự sụt giảm doanh thu liên tục qua từng kỳ, tuy nhiên về TSLNG, DN hầu như không có quá nhiều sự thay đổi so với kỳ trước đó, đạt 4,06% và giảm khoảng 7,5%. Việc này cho thấy DN cũng không có một mức tỷ suất LNG ấn tượng, nó vẫn luôn duy trì qua từng kỳ, không có quá nhiều sự thay đổi bất kể DT giảm ra sao, chi phí liên quan trực tiếp đến DN cũng hầu như không có bất kỳ phát sinh gì tăng hay giảm so với trước kia. Đây là một chỉ số cực quan trọng, vì nó đánh giá mức độ hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh chính, cốt lõi của DN. Và với DN trong các kỳ trở lại đây, chúng ta thấy hầu như không có sự thay đổi đáng kể nào ở đây, chắc chắn công ty sẽ không thể cạnh tranh được với các đối thủ khác, khi mà DT vẫn còn đang sụt giảm liên tục.

Tiếp theo chúng ta cùng đánh giá về tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD và tỷ suất LN sau thuế của DN hiện tại ra sao. Cặp tỷ suất này thể hiện cho chúng ta thấy được sự hiệu quả được trong quá trình kinh doanh của DN và số lợi nhuận mà DN kiếm được thì hầu hết là từ nguồn nào mà có. Và với VOC, chúng ta thấy được rằng cặp chỉ số này luôn đi cùng với nhau, và có mức tỷ số khá cân bằng, không có quá nhiều chênh lệch, nó cho ta thấy được hầu hết nguồn tiền mà DN kiếm được sau thuế là nhờ các hoạt động kinh doanh đầu tư của DN mà ra. Nếu muốn tiếp tục kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, buộc DN phải có những chính sách kinh doanh, đầu tư tốt hơn so với các kỳ trước.

Cụ thể hơn, khi xét về dòng tiền từ HĐKD, chúng ta thấy được rằng trong kỳ vừa qua, DN đạt 8,15% và không có quá nhiều sự đáng kể so với kỳ trước đó. Tuy nhiên chúng ta lại thấy rằng chỉ số này cao gấp đôi so với tỷ suất LNG. Điều này phản ánh được rằng, DN hiện đang không thật sự quá chú trọng về các hoạt động kinh doanh chính của mình, mà lại thiên về đi đầu tư hơn. Mặc dù về bản chất, cả hai đều kiếm được lợi nhuận cho DN. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, một doanh nghiệp muốn ngày càng tăng trưởng, phát triển lớn mạnh hơn, được nhiều NĐT chú ý hơn qua các năm là nhờ vào các hoạt động kinh doanh chính của họ đang ngày càng được cải thiên và dần một tốt hơn, và nó sẽ là sự tăng trưởng bền vững chứ không phải các chiến lược thiên về đầu tư. Và như vậy, DN nên cần phải có các chiến lược kinh doanh để tăng trưởng doanh thu từ HĐKD cốt lõi của mình, như vậy sẽ mang lại được nhiều tác dụng hơn trong tương lai.
1650967888518.png


Cuối cùng, chỉ tiêu mà một giám đốc tài chính cần xem xét đó chính là khả năng sinh lời của DN, bất kỳ DN nào hoạt động cũng đều muốn mang lại lợi nhuận nhiều nhất có thể, và nó cũng là điều mà các cổ đông chú ý, họ sẽ đánh giá thông qua chỉ số ROE và ROA của DN.
Với doanh nghiệp VOS, trong kỳ vừa qua, ROE của doanh nghiệp đạt 6,57%, giảm hơn 20% so với kỳ trước đó. Với mức chỉ số này, 1 đồng tài sản mà doanh nghiệp góp vào sẽ có 6,57% là lợi nhuận, đây là một mức tăng trưởng vẫn chưa đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tham gia vào góp vốn. Với sự sụt giảm doanh thu đáng kể như trên, việc DN vẫn không đạt được mức kỳ vọng là một điều khá dễ hiểu, họ còn phải cải thiện nhiều điều trước khi nghĩ tới mục tiêu cuối cùng là mang lại lợi nhuận cho cổ đông.
Về ROA, bởi vì phần trăm nợ của DN chiếm rất ít nên hầu hết ROA ảnh hưởng rất đáng kể lên chỉ số ROE, nó cũng là yếu tố làm thay đổi các chỉ số ROE. Khi doanh nghiệp muốn cải thiện được chỉ số ROE, thì họ phải sử dụng nguồn tài sản của mình ngày càng hiệu quả hơn so với trước kia, đây chính là cách sử dụng tối đa được nguồn lực bên trong của DN để tăng lợi nhuận mà VCSH góp được. Và các kỳ vừa qua, với việc doanh thu giảm mạnh, mức sử dụng hiệu quả tài sản của DN cũng đang có dấu hiệu không được sử dụng hiệu quả như trước nữa, đó cũng là điều mà họ cũng cần cải thiện ngay lập tức.

(Bài phân tích chỉ là quan điểm cá nhân. Không phải khuyến nghị đầu tư. Chỉ mang tính chất tham khảo)

Nếu các anh chị muốn biết thêm về cách phân tích báo cáo tài chính làm sao cho thực tế và hiệu quả thì khóa học này là dành cho anh chị:

http://clevercfo.com/khoa-hoc-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-online
Phân tích BCTC CTCP Tập Đoàn Masan (MSN) Quý 4/2021:

Phân tích BCTC CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) Quý 1/2022: http://danketoan.com/threads/phan-t...-san-cuu-long-an-giang-acl-quy-1-2022.286158/

Phân tích BCTC CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) Quý 4/2021:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top