Tiền thân của Hòa Bình là văn phòng xây dựng Hòa Bình thuộc Công ty Xây dựng dân dụng và công nghiệp thành lập từ năm 1987. Ngày 01/12/2000 trên cơ sở kế thừa toàn bộ lực lượng của Văn phòng Xây dựng Hòa Bình, Công ty cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình được thành lập. Ngày 27/12/2006, Cổ phiếu Hòa Bình (HBC) đã chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM.
Ngành nghề kinh doanh chính :
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường, công trình giao thông, hệ thống cấp thoát nước
- San lấp mặt bằng
- Kinh doanh nhà
- Tư vấn xây dựng (trừ thiết kế công trình)
- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất
- Dịch vụ sửa chữa nhà; Trang trí nội thất
- Trồng rừng cao su, xà cừ, tràm và bạch đàn
- Khai thác và sơ chế gỗ. (Không hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh)
- Kinh doanh khu du lịch, khách sạn (không hoạt động tại trụ sở)
- Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương mại)
- Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp
- Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp.
II. Phân tích tình hình tài chính của HBC
1. Phân tích doanh thu
2. Phân tích lợi nhuận
Mặc dù doanh thu tăng, lợi nhuận sau thuế sụt giảm do: giá vật liệu xây dựng tăng, và cạnh tranh khốc liệt trong ngành, doanh thu tài chính giảm, chi phí tài chính tăng.
3. Phân tích chi phí
4. Phân tích khả năng sinh lời.
5. Phân tích dòng tiền
Cuối năm 2019, tài sản ngắn hạn tăng không đáng kể, đạt hơn 13.981 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với năm 2018. Trong đó, các khoản pải thu chiếm đến 84% tài sản ngắn hạn và chiếm 71% tổng tài sản, chủ yếu là phải thu khách hàng và phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng.
6. Phân tích cấu trúc vốn, khả năng vay và trả nợ
Nợ phải trả năm 2019 giảm không đáng kể còn 12.738 tỷ đồng. Trong đó, chiếm tỷ trọng chủ yếu gần 94% là nợ ngắn hạn đạt 12.013 tỷ đồng trong khi khả năng thanh toán ngắn hạn của HBC chỉ ơt mức 1,16, điều này cho thấy sức khỏe tài chính của HBC không tốt, khả năng trả nợ rất thấp. Ngoài ra, cần lưu ý rằng HBC đang có khoản nợ vay ngân hàng khá cao đạt 4.742 tỷ đồng, với lãi suất trung bình hiện nay, ước tính HBC phải chi trả tiền lãi trên 300 tỷ đồng hàng năm, đây là con số không nhỏ so với quy mô doanh thu/lợi nhuận hiện nay của công ty.
Để tăng năng lực tài chính và cải thiện dòng tiền, HBC hiện đang làm việc với các công ty tài chính nhằm chuyển đổi nợ vay ngắn hạn sang nợ vay trung/dài hạn. Ngoài ra, công ty cũng lên kế hoạch phát hành tăng vốn nhằm cải thiện tỷ lệ Nợ vay/VCSH.
Cổ phiếu trong dài hạn của HBC cũng có xu hướng giảm mạnh giống như các doanh nghiệp đã phân tích ở các bài trước, giảm từ 16.000 xuống còn 7.750 đồng mỗi cổ phiếu trong năm 2019.
Trong ngắn hạn, từ tháng 6/2019 đến nay, cổ phiếu HBC giảm từ khoảng 18.000 xuống còn 7.750 đồng mỗi cổ phiếu, và đang có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong tháng 3 vừa đây.
HBC hiện đang trong quá trình tái cấu trúc, đồng thời thực hiện các chính sách thu hồi nợ quyết liệt nhằm củng cố tình hình tài chính của công ty. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu giảm trên 40% khoản phải thu trong các năm tiếp theo.
Thị trường xây dựng có xu hướng chậm lại, dòng vốn tín dụng vào thị trường bất động sản bị hạn chế, chi phí nguyên vật liệu và nhân công tăng, cùng các khó khăn trong chính sách pháp lý làm chậm tiến độ triển khai dự án của các chủ đầu tư. Những tác động này lý giải được mức lợi nhuận giảm sút của HBC trong năm 2019, kỳ vọng năm 2020 sẽ có những tăng trưởng tốt hơn.
Tất cả các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân, mọi người cùng tham khảo nhé.