Phân tích BCTC CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) Quý 4/2021

Hồ Xuân Quang

Member
Hội viên mới
Khi đánh giá tình hình tài chính của một công ty, trước tiên một giám đốc tài chính cần đánh giá xem liệu rằng doanh nghiệp của đủ nguồn lực của mình để trả nợ hay không, và nó dựa vào dòng tiền ngắn hạn và dài hạn của công ty
Với dòng tiền ngắn hạn của HAG, chúng ta nhận xét được rằng, trong quý 4/2021 chỉ số này đạt 0,87, và tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Với chỉ số này thể hiện rằng 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được trả bằng 0,87 đồng vốn lưu động.Nhìn chung, chỉ số này với thời điểm hiện tại là cực kỳ thấp so với mặt bằng chung trong lĩnh vực này. Công ty đang có dấu hiệu chiếm dụng vốn ngắn hạn để đầu tư cho dài hạn, và điều này thực sự nguy hiểm cho công ty. Bởi vì khi các khoản nợ đáo hạn, doanh nghiệp chắc chắn không thể trả được nợ, buộc phải trễ hạn nợ, hoặc cần phát hành thêm cổ phiếu để trả nợ. Nếu không thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các khoản nợ xấu.
Với dòng tiền dài hạn của doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy rằng trong quý 4/2021, doanh nghiệp đạt 74,26%, có nghĩa rằng 1 đồng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi 74,26% là nợ, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số này cũng chỉ tăng nhẹ không đáng kể. Với chỉ số hiện tại, doanh nghiệp đang có một mức nợ rất cao so với mặt bằng chung đã đưa ra từ trước đó, cảnh báo về việc tài sản của doanh nghiệp đang bị phụ thuộc quá nhiều từ nguồn nợ của các bên cho vay, chứ không phải là nguồn vốn của NĐT. Nhìn rộng qua các kỳ, chỉ số này luôn nằm mức khá cao, chưa khi nào DN có thể đẩy chỉ số này xuống mức trung bình. Điều này phản ánh 1 điều rằng việc được tài trợ bằng các khoản nợ lớn cho vậy cho thấy doanh nghiệp cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để trả các khoản nợ của mình trong tương lai. Bởi vì sau khi các khoản nợ đáo hạn, DN khó có thể trả nợ được hết, vì vậy, rất có nguy cơ doanh nghiệp phải đối mặt với tình huống là kiệt quệ tài chính, và sẽ dẫn đến việc phải bán đi các sản phẩm của mình để trả hết nợ cho các bên cho vay.
Tóm lại, khi đánh giá chỉ số dòng tiền của DN HAG, chúng ta thấy các chỉ số này hiện đang nằm ở mức rất nguy hiểm, DN có thể đối mặt với các rủi ro về tài chính liên tục, ngay cả trong ngắn và dài hạn. Và nếu muốn DN phát triển ổn định, cũng như không gặp rủi ro về khoản nợ, các CFO cần phải tái cấu trúc vốn cho DN, với việc tăng các khoản tài sản ngắn hạn lên và giảm đi các tỷ lệ bằng nợ, tạo ra các chính sách nhằm cải thiện dòng tiền, không để nó đặt DN nằm trong tình trạng đáng báo động như hiện nay.
1649610275970.png


Tiếp theo, các CFO sẽ đi phân tích rằng chất lượng tăng trưởng doanh thu của DN hiện tại như thế nào thông qua mức độ tăng trưởng doanh thu của DN qua từng năm, cùng với đó là sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận diễn ra như thế nào.
Một doanh nghiệp thu hút được các NĐT chỉ khi họ tăng trưởng được doanh thu trên 10%/năm. Mức tăng trưởng này giúp cho các NĐT thấy được hiện tại DN đang phát triển cùng với thị trường, ngày càng đi thẳng về phía trước, các sản phẩm của họ ngày càng bán ra được nhiều hơn và được khách hàng tiếp nhận nhiều hơn, và cam kết được rằng họ vẫn luôn tăng trưởng theo thời gian, có sự canh tranh lớn trong ngành nghề, lĩnh vực của họ đối với các đối thủ khác. Tuy nhiên đối với HAG, chỉ số này của DN là không những không thể đáp ứng được kỳ vọng của NĐT, mà trong các kỳ liên tiếp, mức độ tăng trưởng doanh thu của DN liên tục giảm. Trong kỳ gần nhất doanh nghiệp giảm 7% so với kỳ trước, và tình hình này nếu liên tục kéo dài như vậy sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng đối với DN. Tình hình này phản ánh được rằng hiện tại các chiến dịch KD của DN đang gặp rất nhiều vấn đề, các sản phẩm của họ ngày càng khó tiêu thụ hơn, kèm theo việc thị phần của họ ngày càng giảm dần, dẫn đến việc họ đang ngày càng bị bỏ lại xa trong thị trường so với đối thủ.
Với sự sụt giảm liên tục trong doanh thu, chúng ta cùng đánh giá xem liệu lợi nhuận gộp đang biến động thế nào. Chỉ số này thể hiện được hiệu quả mức độ các sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp, thông qua đó có thể đánh giá được liệu doanh nghiệp có đang phát triển bền vững hay không, xuất phát từ sức mạnh nội tại trong doanh nghiệp. Với HAG, chúng ta thấy được trong kỳ gần nhất doanh nghiệp đạt 24,53% tăng hơn 380% so với kỳ trước đó, chúng ta có thể đánh giá được rằng, trong kỳ vừa qua, DN đã tăng trưởng với một tỷ lệ vượt bậc và khổng lồ. Với tỷ suất lợi nhuận gộp như vậy, DN hiện tại đang đạt mức chỉ số khá cao, có lợi thế cạnh tranh được so với thị trường. Một phần bởi vì doanh nghiệp đã kiểm soát chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm một cách tốt hơn. Còn một phần là bởi vì việc doanh nghiệp đã thu hẹp lại các thị trường của mình, không kinh doanh trong một số khu vực làm cho DN thiệt hại nữa, điều đó làm tăng mức LNG của DN lên. Tuy nhiên điều này không phải là 1 điều tốt, vì việc ngừng hoạt động ở 1 khu vực đồng nghĩa với việc DN đã mất đi thị phần lớn từ khu vực đó, và chắc chắn không có cơ hội tăng trưởng cũng như cạnh tranh trong tương lai. Và tỷ số tăng trưởng khổng lồ như vậy cũng không bền vững, vì khi DN cắt đi hết các thị phần lỗ của mình, họ sẽ không còn chỗ để cắt nữa, và tỷ suất lúc này có thể sẽ giảm, đồng thời doanh nghiệp mất đi hết các khu vực, quy mô KD của chính mình vào tay những đối thủ cùng ngành khác, điều này sẽ là một thảm họa đối với DN.
Cuối cùng khi đánh giá chất lượng doanh thu của DN, chúng ta đánh giá tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD và tỷ suất lợi nhuận sau thuế của DN. 2 tỷ suất LN này được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả từ hoạt động KD của DN, và việc DN kiếm được hầu hết lợi nhuận từ đâu. Cặp tỷ suất này của DN như chúng ta thấy đều tỷ lệ thuận với nhau, cùng tăng và cùng giảm, có nghĩa là DN hầu như tập trung hết nguồn lực của mình vào các HĐKD và đầu tư để đem lại lợi nhuận chứ không phải kiếm được từ các vấn đề bên ngoài, cho thấy sự cam kết rõ ràng với các NĐT.
Xét cụ thể với HĐKD của DN, trong kỳ vừa qua chúng ta thấy được doanh nghiệp đạt 9,7%, trong khi kỳ trước đó của DN lỗ tận 36,48%, có nghĩa rằng DN đã tăng hơn 126% so với kỳ trước đó, điều này cũng là một mức tăng trưởng rất cao dù cho mức độ tăng trưởng DN liên tục giảm. Điều này thể hiện được rằng việc thu hẹp lại quy mô kinh doanh làm giảm bớt đi các chi phí vận hành của doanh nghiệp, chi phí kênh phân phối trở nên bớt áp lực hơn, qua đó mà các khoản tăng trưởng bắt đầu tăng mạnh, và lần đầu tiên có lời trong 5 kỳ, khi trước đó đều lỗ rất nặng.
Tuy nhiên như đã nói ở trên, đây không phải là mức tăng trưởng bền vững, DN cần có các kế hoạch để vừa tăng trưởng DT và giữ được các chỉ số này luôn ở mức tốt, đấy mới là điều thành công.
1649613169255.png

Cuối cùng các CFO sẽ đánh giá về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Mục đích kinh doanh của một doanh nghiệp là có thể mang lại lợi nhuận cho các chủ sở hữu. Và đó cũng sẽ là mục đích của các NĐT, họ thường đánh giá chỉ tiêu này thông qua chỉ số ROE và ROA của DN.
Với chỉ số ROE, trong kỳ vừa qua, doanh nghiệp đạt 2,59% có nghĩa rằng 1 đồng mà VCSH góp vào thì có thể mang lại cho họ 2,59% lợi nhuận, với mức sinh lời này thì đây thực sự là một mức chỉ số rất thấp, không thể thu hút được các quỹ đầu tư vào góp vốn cho DN. Tuy nhiên xét riêng doanh nghiệp, đây có thể là một điều tích cực đối với họ vì cuối cùng họ cũng đã có thể mang lại lợi nhuận cho các chủ đầu tư của họ. Bởi vì khi nhìn cùng kỳ năm ngoái, họ lỗ tới 15,42% trên 1 đồng VCSH, vì vậy mức lợi nhuận trong kỳ qua, tuy thực sự không cao nhưng với riêng DN đây đã là một sự tiến bộ. Tuy nhiên chúng ta cần phải xem rằng liệu mức độ này có còn tăng trưởng và duy trì theo thời gian hay không, bởi như khi phân tích về lợi nhuận, chúng ta đã thảo luận này việc tăng trưởng hiện tại không phải là mức tăng bền vững đối với DN.
Cùng với sự tăng trưởng của ROE, chúng ta cũng thấy được ROA cũng đã có sự tích cực, đó là trong kỳ vừa qua, lần đầu tiên sau 5 kỳ mà chỉ số này đã dương, đạt 0,69%. Có nghĩa rằng khi sử dụng 1 đồng tài sản của mình, doanh nghiệp đã có thể mang lại lợi nhuận, điều mà những kỳ trước đó họ không thể thực hiện được, hiệu suất sử dụng tài sản của DN đã có sự cải thiện đáng kể trong kỳ gần nhất. Và việc này có thể mang lại tích cực cho DN, vì nếu tăng trưởng ROE, chúng ta thấy rằng họ đã sử dụng tài sản một cách hiệu quả hơn, chứ không phải dựa vào ĐBTC.
Một doanh nghiệp sử dụng ĐBTC có thể tăng ROE lên, tuy nhiên họ sẽ gặp rất nhiều vấn đề về việc phải thanh toán nợ đúng hạn, và điều này có thể ảnh hưởng tới dòng tiền của họ. Nếu họ lạm dụng ĐBTC quá nhiều, họ sẽ gặp rất nhiều rủi ro và tình huống xấu, đặc biệt với những DN như HAG, khi chỉ số dòng tiền đang đạt ở mức báo động lớn, nếu sử dụng thêm nợ để tăng ROE, họ sẽ có khả năng hết sạch tiền để trả nợ, và có thể phải bán đi tài sản của mình thanh toán được hết bên cho vay. Vì những bất lợi trên, khi tối ưu hóa ROE, hầu như không có bất kỳ DN nào sử dụng chiến lược này.
Tóm lại, chúng ta thấy được rằng dù DN có sự cải thiện về lợi nhuận cũng như tỷ số ROE, tuy nhiên DN gặp cực kỳ nhiều vấn đề với dòng tiền, khả năng tăng trưởng doanh thu, các kế hoạch tài chính và chiến lược KD cũng còn nhiều hạn chế. Doanh nghiệp phải từ từ xử lý được các điểm yếu đó cũng như giữ được tỷ suất lợi nhuận ở mức cao, thì mới có cơ hội phát triển và cạnh tranh được với các đối thủ khác và chiếm được 1 phần của thị trường. Còn về quan điểm đầu tư, hiện tại các chỉ số của DN đều thể hiện rằng DN không phải là 1 công ty tốt đáng để đầu tư, cần phải rất nhiều nỗ lực và phát triển thêm nữa và chắc chắn đây không phải đây sẽ không phải là một khoảng thời gian ngắn.
Bài phân tích chỉ là quan điểm cá nhân. Không phải khuyến nghị đầu tư. Chỉ mang tính chất tham khảo)
Nếu các anh chị muốn biết thêm về cách phân tích báo cáo tài chính làm sao cho thực tế và hiệu quả thì khóa học này là dành cho anh chị:
http://clevercfo.com/khoa-hoc-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-online
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top