Tổng quan về CTCP CAMIMEX
CAMIMEX GROUP, có trụ sở chính tại 333 Cao Thắng, Phường 8, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Camimex Group được thành lập từ năm 1977, là một trong những công ty đầu tiên của ngành thuỷ sản Việt Nam. Hơn 40 năm hoạt động, trải qua những sóng gió của thời cuộc, Camimex Group không những giữ vững được vị thế của mình là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu tôm mà còn mở rộng được quy mô, tăng hiệu quả hoạt động gắn với phát triển bền vững.
Khi một giám đốc tài chính đánh giá tình hình tài chính của một công ty, điều đầu tiên họ thường xem xét chính là liệu rằng doanh nghiệp có đủ nguồn vốn của mình để có thể trả nợ cho các bên cho vay hay không, và họ xem xét điều này thông qua việc đánh giá chỉ số dòng tiền của doanh nghiệp, bao gồm dòng tiền trong ngắn hạn và trong dài hạn.
Khi đánh giá dòng tiền ngắn hạn của doanh nghiệp, trong quý 4/2021, chỉ số này của doanh nghiệp đạt tới 1,92, và có sự tăng trưởng rất lớn, gần 94% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số này thể hiện rằng với 1 đồng nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp có 1,92 đồng vốn lưu động để có thể chi trả, điều này giúp cho cho doanh nghiệp luôn đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nằm ở mức tốt hơn rất nhiều khi so với chỉ 1 năm trước đó, và chỉ số này cũng nằm ở mức khá ổn khi so sánh với chỉ số trung bình của các công ty cùng lĩnh vực. Trong năm 2021, chúng ta có thể đánh giá được rằng DN doanh nghiệp đã có sự thay đổi rất nhanh chóng trong việc tái cấu trúc lại vốn ngắn hạn cho DN, từ tình huống DN có nguy cơ không để trả các khoản nợ đến khi đáo hạn cho tới thời hiện tại, DN đã có thể an toàn với mức chỉ số trên, đây là một điều rất tốt đối với DN.
Tiếp theo chúng ta cần đánh giá được dòng tiền dài hạn của doanh nghiệp có sự biến đổi như thế nào. Trong quý 4/2021, dòng tiền dài hạn của doanh nghiệp đạt 46,43%, giảm hơn 24% so với cùng kỳ năm trước. Với chỉ số dòng tiền dài hạn như trên, có nghĩa là 1 đồng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi 46,43% là nợ đạt mức tốt so với mặt bằng chung của lĩnh vực này, và với con số này, công ty có thể đảm bảo được các khoản nợ bằng tài sản của DN rất cao, không rơi vào việc phải thiếu nợ trong dài hạn, và luôn duy trì được các kế hoạch kinh doanh trong tương lai. Về phía chủ nợ, con số trên đảm bảo cho họ an tâm với DN về việc có thể trả được các khoản nợ ngắn hạn, không có nguy cơ hoặc rủi không thể đòi được, qua đó không quá bận tâm với số tiền đã cho DN vay. Và với dòng tiền dài hạn, DN cũng đã có sự thay đổi rõ rệt hơn so với các kỳ vừa qua, việc DN giảm đi tỷ lệ được tài trợ bằng nợ cho chúng ta thấy được DN doanh nghiệp bắt đầu an toàn hơn trong việc kinh doanh của mình, không muốn đối mặt với các rủi ro về khoản nợ trong dài hạn, và luôn muốn đảm bảo được dòng tiền của mình ở mức an toàn, bất kỳ dù trong ngắn hay dài hạn.
Chỉ tiêu tiếp theo mà một giám đốc tài chính cần xem xét đó chính là chất lượng tăng trưởng doanh thu của DN, một doanh nghiệp được coi là phát triển khi họ có mức tăng trưởng doanh thu ổn định qua từng năm, đồng thời tỷ suất lợi nhuận của DN cũng phải giữ được mức ổn định mà DN đã đưa ra trước đó.
Một doanh nghiệp thu hút được các nhà đầu tư vào góp vốn chỉ khi mức độ tăng trưởng của họ lớn hơn 10%/ năm và tăng liên tục qua từng kỳ, điều này sẽ đảm bảo được cho các NĐT rằng DN luôn phát triển qua từng năm, ngày càng lớn mạnh và càng chiếm được thị phần lớn hơn so với trước đây. Các sản phẩm cũng ngày càng nâng cao chất lượng của mình, thu hút được nhiều nhà khách hàng hơn. Mức tăng trưởng này đủ để chứng minh rằng trong thời gian qua, họ vẫn đang luôn có chỗ đứng trong thị trường, chưa từng bị thất thế so với các đối thủ cạnh tranh.
Và về mức tăng trưởng doanh thu của công ty CMX, trong kỳ vừa qua, mức độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp đạt 26% so với kỳ trước đó, đây là một mức tăng trưởng lợi nhuận rất cao, và nó đủ để thu hút được các nhà đầu tư với một chỉ số tăng khá đáng kể như trên. Với mức tăng này, DN cũng cho thấy rằng trong kỳ vừa qua, họ đã có những kế hoạch rất tốt nhằm tăng trưởng được doanh thu, mở rộng thị phần của mình hơn so với trước kia. Khi nhìn mức tăng trưởng này so với các kỳ trước đó, chúng ta thấy được DN đang tăng trưởng khá nhanh trong 3 kỳ gần đây, điều này thể hiện được rằng DN đang có kế hoạch dài hạn đó là ngày càng mở rộng thêm quy mô kinh doanh của mình một cách nhanh chóng, cũng như là làm cho sản phẩm của mình ngày càng được tiêu thụ rộng rãi hơn ở các nước khác.
Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu trong kỳ vừa qua, chúng ta hãy xem rằng tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp hiện tại đang có sự biến đổi như thế nào. Xét về tỷ suất LNG, trong kỳ gần nhất, doanh nghiệp đạt mức 12,85% và giảm 8,3% so với kỳ trước đó. Đây là một mức giảm không quá lớn khi so sánh với mức độ tăng trưởng doanh thu của DN trong thời điểm này. Bởi vì khi mở rộng thị phần, DN sẽ gặp đôi chút khó khăn trong việc kiểm soát các chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm một cách tối ưu nhất có thể, mà họ có nhiều khả năng phải phát sinh tăng, qua đó làm cho lợi nhuận gộp của DN giảm đôi chút. Tuy nhiên,đây cũng không phải là một dấu hiệu xấu đối với doanh nghiệp, vì khi đã chiếm được thị phần ở khu vực đó, họ sẽ kiểm soát lại các chi phí của mình hiệu quả hơn, và mức tăng trưởng doanh thu sẽ tăng trưởng hơn nữa, hoặc ít nhất là tăng về mức trước đó. Mức tỷ suất LNG của doanh nghiệp cũng thể hiện cho chúng ta thấy được rằng DN có đang rất hiệu quả trong việc kinh doanh các sản phẩm cốt lõi của mình, đó cũng sẽ là sức phát triển bền vững, nội tại của một công ty.
Tiếp theo, cặp tỷ suất rất quan trọng mà các CFO phải quan tâm khi đánh giá chất lượng tăng trưởng của doanh thu chính là cặp tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD và tỷ suất lợi nhuận sau thuế. Cặp chỉ số này đánh giá được mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp trong các kỳ vừa qua, cũng như mức lợi nhuận thực tế mà DN kiếm được mang lại cho công ty là bao nhiêu và nguồn thu chính để mang lại khoản lợi nhuận đó là từ đâu. Với doanh nghiệp Camimex, chúng ta thấy được rằng tỷ suất lợi nhuận của cặp chỉ số này không có quá nhiều sự chênh lệch với, và hầu như là đều tỷ lệ thuận với nhau, chứng minh rằng việc DN kiếm được nhiều lợi nhuận hơn sau thuế thì phần lớn nhờ vào họ đã kinh doanh hiệu quả hơn trong các kỳ vừa qua, chứ đó không phải là do các hoạt động khác, không liên quan đến các chính sách kinh doanh của DN.
Xét cụ thể về tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD của DN, trong kỳ vừa qua, DN đạt 4,32%, và giảm hơn 15% so với kỳ trước đó. Tuy mức giảm này khá đáng kể, nhưng nó thật sự không quá quan trọng khi doanh nghiệp đang có một mức độ doanh thu tăng rất mạnh như vậy. Việc giảm tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD 1 phần là bởi vì LNG giảm, phần còn lại là vì khi mở rộng kinh doanh sản xuất, DN sẽ phải phát sinh thêm các chi phí vận chuyển, bán hàng và điều hành doanh nghiệp. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp có mức giảm như trên. Và như đã nói, nó thật sự không hề ảnh hưởng gì tới các kế hoạch KD sắp tới của DN, họ vẫn đang làm rất tốt và sẽ tiếp tục làm đúng lộ trình mà họ đã lập ra và vươn tới các mục tiêu cao hơn.
Cuối cùng, các khi xem BCTC của doanh nghiệp nào, các CFO cũng cần phải xem xét khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đây là 1 điều cực kỳ quan trọng, nó có thể đánh giá được đâu là doanh nghiệp đáng để đầu tư vào nhằm mang lại lợi nhuận. Mục đích của bất kỳ DN nào cũng đều là đem lại lợi nhuận cho công ty của họ, và cũng là điều mà bất kỳ NĐT nào mong muốn. Họ sẽ đánh giá DN này thông qua chỉ số ROE và ROE, những chỉ số có thể so sánh được chung hết tất cả công ty với nhau, bất kể ngành nghề nào.
Với ROE, trong kỳ vừa qua, bởi vì doanh thu tăng trưởng quá nhanh, làm lợi nhuận DN kiếm được có sự sụt giảm, trong thời điểm đó chỉ số ROE đạt 9,82%, giảm khoảng 16% so với kỳ trước đó, và tại thời điểm này, 1 đồng mà VCSH góp vào thì mang lại cho DN 9,82% lợi nhuận, đây là chỉ số chưa đủ để có thể thu hút được các quỹ đầu tư góp vốn, con số còn khá thấp kỳ vọng của họ. Khi nhìn vào ROE trong các kỳ trước, chúng ta thấy doanh nghiệp luôn giữ mức tỷ số ROE ở một mức rất ổn định, điều này thể hiện rằng DN luôn duy trì mức lợi nhuận để đem lại các NĐT là rất ổn định, hầu như không có sự dao động quá lớn. Và với sự tăng trưởng doanh thu trong năm qua, nếu DN kiểm soát được các chi phí về giá thành, quản lý một cách tốt hơn, có thể chỉ số ROE sẽ tăng vượt bậc trong các kỳ tiếp theo, và đó cũng là lúc DN sẽ đạt mức chỉ số mà các NĐT kỳ vọng.
Chúng ta cũng thấy được rằng, khi DN tăng ROE, thì ROA là một yếu tố không thể thiếu. Khi ROA tăng thì ROE tăng và ngược lại. Điều này phản ánh được một thực tế rằng, khi doanh nghiệp muốn tối đa hóa được lợi nhuận của mình cho VCSH của họ, trước hết họ cần phải tối đa hóa được mức độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Và khi DN có thể sử dụng tài sản của mình ngày càng hiệu quả và hợp lý hơn, đây sẽ là một điều cực tốt cho công ty, bởi vì mức tăng trưởng với ROE cũng sẽ tăng theo và đây sẽ là một mức tăng trưởng bền vững và lâu dài đối với DN, mức tăng trưởng từ các nguồn lực bên trong của DN.
Tóm lại, trong các kỳ gần đây, DN đang có sự tiến bộ về cải thiện về các chỉ số dòng tiền, và các kế hoạch kinh doanh cũng đang ngày càng mang lại hiệu quả rất cao đối với doanh nghiệp, và nếu DN vẫn duy trì được mức tăng trưởng và kiểm soát được chi phí tốt hơn, cải thiện được một số chỉ tiêu nêu ra ở trên, rất có thể DN vẫn còn phát triển mạnh trong tương lai và sẽ có một chỗ đứng vững chắc trong thị trường trong việc chế biến và xuất khẩu tôm.
(Bài phân tích chỉ là quan điểm cá nhân. Không phải khuyến nghị đầu tư. Chỉ mang tính chất tham khảo)
Nếu các anh chị muốn biết thêm về cách phân tích báo cáo tài chính làm sao cho thực tế và hiệu quả thì khóa học này là dành cho anh chị:
http://clevercfo.com/khoa-hoc-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-online
Xem thêm:
Phân tích BCTC CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) Quý 4/2021: http://danketoan.com/threads/phan-tich-bctc-ctcp-hoang-anh-gia-lai-hag-quy-4-2021.286031/
Phân tích BCTC CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) Quý 4/2021: http://danketoan.com/threads/phan-tich-bctc-ctcp-nong-nghiep-quoc-te-hoang-anh-gia-lai-hng-quy-4-2021.286041/
Phân tích BCTC CTCP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I (IDI) Quý 4/2021: http://danketoan.com/threads/phan-t...rien-da-quoc-gia-i-d-i-idi-quy-4-2021.286056/
Phân tích BCTC Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT) Quý 4/2021:
CAMIMEX GROUP, có trụ sở chính tại 333 Cao Thắng, Phường 8, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Camimex Group được thành lập từ năm 1977, là một trong những công ty đầu tiên của ngành thuỷ sản Việt Nam. Hơn 40 năm hoạt động, trải qua những sóng gió của thời cuộc, Camimex Group không những giữ vững được vị thế của mình là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu tôm mà còn mở rộng được quy mô, tăng hiệu quả hoạt động gắn với phát triển bền vững.
Khi một giám đốc tài chính đánh giá tình hình tài chính của một công ty, điều đầu tiên họ thường xem xét chính là liệu rằng doanh nghiệp có đủ nguồn vốn của mình để có thể trả nợ cho các bên cho vay hay không, và họ xem xét điều này thông qua việc đánh giá chỉ số dòng tiền của doanh nghiệp, bao gồm dòng tiền trong ngắn hạn và trong dài hạn.
Khi đánh giá dòng tiền ngắn hạn của doanh nghiệp, trong quý 4/2021, chỉ số này của doanh nghiệp đạt tới 1,92, và có sự tăng trưởng rất lớn, gần 94% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số này thể hiện rằng với 1 đồng nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp có 1,92 đồng vốn lưu động để có thể chi trả, điều này giúp cho cho doanh nghiệp luôn đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nằm ở mức tốt hơn rất nhiều khi so với chỉ 1 năm trước đó, và chỉ số này cũng nằm ở mức khá ổn khi so sánh với chỉ số trung bình của các công ty cùng lĩnh vực. Trong năm 2021, chúng ta có thể đánh giá được rằng DN doanh nghiệp đã có sự thay đổi rất nhanh chóng trong việc tái cấu trúc lại vốn ngắn hạn cho DN, từ tình huống DN có nguy cơ không để trả các khoản nợ đến khi đáo hạn cho tới thời hiện tại, DN đã có thể an toàn với mức chỉ số trên, đây là một điều rất tốt đối với DN.
Tiếp theo chúng ta cần đánh giá được dòng tiền dài hạn của doanh nghiệp có sự biến đổi như thế nào. Trong quý 4/2021, dòng tiền dài hạn của doanh nghiệp đạt 46,43%, giảm hơn 24% so với cùng kỳ năm trước. Với chỉ số dòng tiền dài hạn như trên, có nghĩa là 1 đồng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi 46,43% là nợ đạt mức tốt so với mặt bằng chung của lĩnh vực này, và với con số này, công ty có thể đảm bảo được các khoản nợ bằng tài sản của DN rất cao, không rơi vào việc phải thiếu nợ trong dài hạn, và luôn duy trì được các kế hoạch kinh doanh trong tương lai. Về phía chủ nợ, con số trên đảm bảo cho họ an tâm với DN về việc có thể trả được các khoản nợ ngắn hạn, không có nguy cơ hoặc rủi không thể đòi được, qua đó không quá bận tâm với số tiền đã cho DN vay. Và với dòng tiền dài hạn, DN cũng đã có sự thay đổi rõ rệt hơn so với các kỳ vừa qua, việc DN giảm đi tỷ lệ được tài trợ bằng nợ cho chúng ta thấy được DN doanh nghiệp bắt đầu an toàn hơn trong việc kinh doanh của mình, không muốn đối mặt với các rủi ro về khoản nợ trong dài hạn, và luôn muốn đảm bảo được dòng tiền của mình ở mức an toàn, bất kỳ dù trong ngắn hay dài hạn.
Chỉ tiêu tiếp theo mà một giám đốc tài chính cần xem xét đó chính là chất lượng tăng trưởng doanh thu của DN, một doanh nghiệp được coi là phát triển khi họ có mức tăng trưởng doanh thu ổn định qua từng năm, đồng thời tỷ suất lợi nhuận của DN cũng phải giữ được mức ổn định mà DN đã đưa ra trước đó.
Một doanh nghiệp thu hút được các nhà đầu tư vào góp vốn chỉ khi mức độ tăng trưởng của họ lớn hơn 10%/ năm và tăng liên tục qua từng kỳ, điều này sẽ đảm bảo được cho các NĐT rằng DN luôn phát triển qua từng năm, ngày càng lớn mạnh và càng chiếm được thị phần lớn hơn so với trước đây. Các sản phẩm cũng ngày càng nâng cao chất lượng của mình, thu hút được nhiều nhà khách hàng hơn. Mức tăng trưởng này đủ để chứng minh rằng trong thời gian qua, họ vẫn đang luôn có chỗ đứng trong thị trường, chưa từng bị thất thế so với các đối thủ cạnh tranh.
Và về mức tăng trưởng doanh thu của công ty CMX, trong kỳ vừa qua, mức độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp đạt 26% so với kỳ trước đó, đây là một mức tăng trưởng lợi nhuận rất cao, và nó đủ để thu hút được các nhà đầu tư với một chỉ số tăng khá đáng kể như trên. Với mức tăng này, DN cũng cho thấy rằng trong kỳ vừa qua, họ đã có những kế hoạch rất tốt nhằm tăng trưởng được doanh thu, mở rộng thị phần của mình hơn so với trước kia. Khi nhìn mức tăng trưởng này so với các kỳ trước đó, chúng ta thấy được DN đang tăng trưởng khá nhanh trong 3 kỳ gần đây, điều này thể hiện được rằng DN đang có kế hoạch dài hạn đó là ngày càng mở rộng thêm quy mô kinh doanh của mình một cách nhanh chóng, cũng như là làm cho sản phẩm của mình ngày càng được tiêu thụ rộng rãi hơn ở các nước khác.
Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu trong kỳ vừa qua, chúng ta hãy xem rằng tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp hiện tại đang có sự biến đổi như thế nào. Xét về tỷ suất LNG, trong kỳ gần nhất, doanh nghiệp đạt mức 12,85% và giảm 8,3% so với kỳ trước đó. Đây là một mức giảm không quá lớn khi so sánh với mức độ tăng trưởng doanh thu của DN trong thời điểm này. Bởi vì khi mở rộng thị phần, DN sẽ gặp đôi chút khó khăn trong việc kiểm soát các chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm một cách tối ưu nhất có thể, mà họ có nhiều khả năng phải phát sinh tăng, qua đó làm cho lợi nhuận gộp của DN giảm đôi chút. Tuy nhiên,đây cũng không phải là một dấu hiệu xấu đối với doanh nghiệp, vì khi đã chiếm được thị phần ở khu vực đó, họ sẽ kiểm soát lại các chi phí của mình hiệu quả hơn, và mức tăng trưởng doanh thu sẽ tăng trưởng hơn nữa, hoặc ít nhất là tăng về mức trước đó. Mức tỷ suất LNG của doanh nghiệp cũng thể hiện cho chúng ta thấy được rằng DN có đang rất hiệu quả trong việc kinh doanh các sản phẩm cốt lõi của mình, đó cũng sẽ là sức phát triển bền vững, nội tại của một công ty.
Tiếp theo, cặp tỷ suất rất quan trọng mà các CFO phải quan tâm khi đánh giá chất lượng tăng trưởng của doanh thu chính là cặp tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD và tỷ suất lợi nhuận sau thuế. Cặp chỉ số này đánh giá được mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp trong các kỳ vừa qua, cũng như mức lợi nhuận thực tế mà DN kiếm được mang lại cho công ty là bao nhiêu và nguồn thu chính để mang lại khoản lợi nhuận đó là từ đâu. Với doanh nghiệp Camimex, chúng ta thấy được rằng tỷ suất lợi nhuận của cặp chỉ số này không có quá nhiều sự chênh lệch với, và hầu như là đều tỷ lệ thuận với nhau, chứng minh rằng việc DN kiếm được nhiều lợi nhuận hơn sau thuế thì phần lớn nhờ vào họ đã kinh doanh hiệu quả hơn trong các kỳ vừa qua, chứ đó không phải là do các hoạt động khác, không liên quan đến các chính sách kinh doanh của DN.
Xét cụ thể về tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD của DN, trong kỳ vừa qua, DN đạt 4,32%, và giảm hơn 15% so với kỳ trước đó. Tuy mức giảm này khá đáng kể, nhưng nó thật sự không quá quan trọng khi doanh nghiệp đang có một mức độ doanh thu tăng rất mạnh như vậy. Việc giảm tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD 1 phần là bởi vì LNG giảm, phần còn lại là vì khi mở rộng kinh doanh sản xuất, DN sẽ phải phát sinh thêm các chi phí vận chuyển, bán hàng và điều hành doanh nghiệp. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp có mức giảm như trên. Và như đã nói, nó thật sự không hề ảnh hưởng gì tới các kế hoạch KD sắp tới của DN, họ vẫn đang làm rất tốt và sẽ tiếp tục làm đúng lộ trình mà họ đã lập ra và vươn tới các mục tiêu cao hơn.
Cuối cùng, các khi xem BCTC của doanh nghiệp nào, các CFO cũng cần phải xem xét khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đây là 1 điều cực kỳ quan trọng, nó có thể đánh giá được đâu là doanh nghiệp đáng để đầu tư vào nhằm mang lại lợi nhuận. Mục đích của bất kỳ DN nào cũng đều là đem lại lợi nhuận cho công ty của họ, và cũng là điều mà bất kỳ NĐT nào mong muốn. Họ sẽ đánh giá DN này thông qua chỉ số ROE và ROE, những chỉ số có thể so sánh được chung hết tất cả công ty với nhau, bất kể ngành nghề nào.
Với ROE, trong kỳ vừa qua, bởi vì doanh thu tăng trưởng quá nhanh, làm lợi nhuận DN kiếm được có sự sụt giảm, trong thời điểm đó chỉ số ROE đạt 9,82%, giảm khoảng 16% so với kỳ trước đó, và tại thời điểm này, 1 đồng mà VCSH góp vào thì mang lại cho DN 9,82% lợi nhuận, đây là chỉ số chưa đủ để có thể thu hút được các quỹ đầu tư góp vốn, con số còn khá thấp kỳ vọng của họ. Khi nhìn vào ROE trong các kỳ trước, chúng ta thấy doanh nghiệp luôn giữ mức tỷ số ROE ở một mức rất ổn định, điều này thể hiện rằng DN luôn duy trì mức lợi nhuận để đem lại các NĐT là rất ổn định, hầu như không có sự dao động quá lớn. Và với sự tăng trưởng doanh thu trong năm qua, nếu DN kiểm soát được các chi phí về giá thành, quản lý một cách tốt hơn, có thể chỉ số ROE sẽ tăng vượt bậc trong các kỳ tiếp theo, và đó cũng là lúc DN sẽ đạt mức chỉ số mà các NĐT kỳ vọng.
Chúng ta cũng thấy được rằng, khi DN tăng ROE, thì ROA là một yếu tố không thể thiếu. Khi ROA tăng thì ROE tăng và ngược lại. Điều này phản ánh được một thực tế rằng, khi doanh nghiệp muốn tối đa hóa được lợi nhuận của mình cho VCSH của họ, trước hết họ cần phải tối đa hóa được mức độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Và khi DN có thể sử dụng tài sản của mình ngày càng hiệu quả và hợp lý hơn, đây sẽ là một điều cực tốt cho công ty, bởi vì mức tăng trưởng với ROE cũng sẽ tăng theo và đây sẽ là một mức tăng trưởng bền vững và lâu dài đối với DN, mức tăng trưởng từ các nguồn lực bên trong của DN.
Tóm lại, trong các kỳ gần đây, DN đang có sự tiến bộ về cải thiện về các chỉ số dòng tiền, và các kế hoạch kinh doanh cũng đang ngày càng mang lại hiệu quả rất cao đối với doanh nghiệp, và nếu DN vẫn duy trì được mức tăng trưởng và kiểm soát được chi phí tốt hơn, cải thiện được một số chỉ tiêu nêu ra ở trên, rất có thể DN vẫn còn phát triển mạnh trong tương lai và sẽ có một chỗ đứng vững chắc trong thị trường trong việc chế biến và xuất khẩu tôm.
(Bài phân tích chỉ là quan điểm cá nhân. Không phải khuyến nghị đầu tư. Chỉ mang tính chất tham khảo)
Nếu các anh chị muốn biết thêm về cách phân tích báo cáo tài chính làm sao cho thực tế và hiệu quả thì khóa học này là dành cho anh chị:
http://clevercfo.com/khoa-hoc-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-online
Xem thêm:
Phân tích BCTC CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) Quý 4/2021: http://danketoan.com/threads/phan-tich-bctc-ctcp-hoang-anh-gia-lai-hag-quy-4-2021.286031/
Phân tích BCTC CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) Quý 4/2021: http://danketoan.com/threads/phan-tich-bctc-ctcp-nong-nghiep-quoc-te-hoang-anh-gia-lai-hng-quy-4-2021.286041/
Phân tích BCTC CTCP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I (IDI) Quý 4/2021: http://danketoan.com/threads/phan-t...rien-da-quoc-gia-i-d-i-idi-quy-4-2021.286056/
Phân tích BCTC Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT) Quý 4/2021:
Phân tích BCTC Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT) Quý 4/2021
Với quan điểm của 1 giám đốc tài chính, khi đánh giá tình hình tài chính của một công ty, chỉ tiêu trước tiên họ thường đánh giá chính là các chỉ số về dòng tiền, các chỉ số này sẽ thể hiện liệu rằng doanh nghiệp của đủ nguồn lực ngắn hạn và dài hạn để trả được các khoản nợ từ các bên cho vay...
danketoan.com