Phân tích BCTC công ty cổ phần VICOSTONE ( VCS )

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
10.png

I. Giới thiệu về Công ty Cổ phần VICOSTONE ( VCS )

Ngày 19 tháng 12 năm 2002, Nhà máy Đá ốp lát cao cấp VINACONEX - tiền thân của Công ty cổ phần Đá ốp lát cao cấp VINACONEX được thành lập. Đến năm 2013 được đổi tên thành CTCP VICOSTONE. Lĩnh vực hoạt động chính của VICOSTONE là sản xuất, kinh doanh đá ốp lát nhân tạo gốc thạch anh theo công nghệ được chuyển giao từ hãng Breton S.P.A (Ý).

Vicostone là một trong những nhà sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh hàng đầu trên thế giới. Hệ thông đại lý phân phối sản phẩm của Vicostone đã hiện diện tại khắp các châu lục trên thế giới. Nhãn hiệu Vicostone đã được bảo hộ tại 60 quốc gia.

Sản phẩm chính của VCS là thành phẩm đá thạch anh nhân tạo với chất lượng và mẫu mã đa dạng, VCS cung cấp cho thị trường đầy đủ các loại khổ đá ốp lát sản xuất theo dây chuyền Breton có kích thước tiêu chuẩn

II. Phân tích tình hình tài chính của VCS

1. Phân tích doanh thu

11.png

Kết thúc năm 2019, doanh thu thuần của VCS đạt 5.563 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2018. Kết quả tích cực này đạt được đến từ sự gia tăng doanh thu từ mặt hàng thành phẩm của doanh nghiệp. DT thành phẩm tăng gần 1.320 tỷ đồng ( tăng 35,2% ). VCS đã tăng trưởng vượt kế hoạch đặt ra cho 2019 5% ( doanh thu kế hoạch là 5.309,89 tỷ đồng ).

Doanh thu của VCS chủ yếu đến từ hoạt động xuất khẩu đá Vicostone, trong đó tập trung vào các thị trường chính bao gồm Bắc Mỹ, Úc và Châu Âu. Có thể thấy thị trường xuất khẩu chủ lực của Vicostone đều là những thị trường có sức mua lớn nhưng cũng rất khắt khe về chất lượng và mẫu mã sản phẩm; đồng thời tại đây cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh có bề dày kinh nghiệm hơn hẳn Vicostone. Tuy nhiên. VCS vẫn tăng trưởng tốt và giữ vị thế trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

2. Phân tích lợi nhuận

12.png

Kết thúc năm 2019, lợi nhuận từ HĐKD của doanh nghiệp đạt gần 1.722 tỷ đồng, tăng gần 24% lần so với năm 2018. Kết quả tích cực này đạt được là nhờ doanh thu liên tục tăng trưởng đều qua các năm cùng với việc kiểm soát bài toán chi phí một cách hiệu quả. Biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp liên tục tăng trưởng với mức trên 20%, năm 2019 đạt 31%.

Doanh thu tài chính giảm do lãi từ tiền gửi tiền vay giảm hơn 8 tỷ đồng và lãi do tỷ giá giảm hơn 6 tỷ đồng. Các chi phí khác cũng tăng cao hơn trong năm 2019.

3. Phân tích chi phí

13.png

Cấu trúc chi phí của VCS gần như không thay đổi qua 2 năm.

Kết thúc năm 2019, các loại chi phí của doanh nghiệp đều tăng cao so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do giao dịch nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của CTCP Tập đoàn Phượng Xanh A&A tại công ty TNHH MTV Đầu tư và chế biến khoáng sản Phenikaa Huế trở thành công ty con của VCS dẫn đến các chi phí của doanh nghiệp đều tăng cao.

Các chi phí khác như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của VCS không có quá nhiều biến động qua các năm.

4. Phân tích khả năng sinh lời

14.png

Tổng giá trị tài sản của VCS liên tục gia tăng trong các năm 2015-2019, điều này phản ánh việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế của VCS tăng 26%, tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng của tài sản và vốn chủ sở hữu, do đó, Tỷ suất sinh lời của VCS khá cao, ROE đạt gần 45% và ROA đạt hơn 28%.

Xét về cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản của VCS với 80%. Với đặc thù kinh doanh của VCS, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng và hàng tồn kho. Đây có thể là rủi ro cho doanh nghiệp khi bị chiếm dụng vốn, từ đó giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

5. Phân tích dòng tiền

15.png

Khả năng thanh toán của VCS dao động quanh mức 2.5 và đạt 2.37 vào cuối năm 2019 cho thấy dòng tiền của VCS đủ tốt để đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn khi đên hạn.

6. Phân tích cấu trúc vốn, khả năng vay và trả nợ

16.png

Nợ phải trả chỉ chiếm 38% tổng TS của doanh nghiệp, điều này phản ánh sức khỏe tài chính an toàn của doanh nghiệp.

17.PNG


Tính từ đầu năm 2019, cổ phiếu VCS có đà tăng từ vùng giá 55.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm lên đến vùng giá trên 100.000 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 9. Tuy nhiên sau đó cổ phiếu VCS đã lao dốc mạnh và hiện giao dịch quanh mức 52.100 đồng/cp (giá đóng cửa ngày 30/3) và đang có xu hướng tăng trở lại, tính đên 16/4 đã tăng lên ức 65.000 đồng/cp.

Trong ngắn hạn, nhờ sự tăng trưởng tích cực, giá cổ phiếu của VCS đang có tín hiện tăng trở lại.

Áp lực cạnh tranh, trong ngành sản xuất đá nhân tạo, áp lực cạnh tranh gay gắt không chỉ từ các nhà sản xuất đá thạch anh khác, từ các nhà cung cấp đá tự nhiên, mà còn từ các nhà sản xuất các vật liệu thay thế khác trên thị trường như laminate, ceramic tấm lớn hay gỗ ép, bê tông.. nhưng VCS vẫn có tốc độ tăng trưởng khá tốt, khả năng sinh lời cao, sức khỏe tài chính rất ổn định.

Phía Công ty cho biết, từ tháng 10/2018 trở đi, Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm đá thạch anh Trung Quốc khiến sản lượng nhập của Trung Quốc vào thị trường Mỹ giảm xuống. Đây là cơ hội tăng doanh thu tại thị trường Mỹ cho các Nhà xuất khẩu đá thạch anh từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, VCS có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2020. VCS là một doanh nghiệp đáng mong đợi để đầu tư trong năm 2020.

Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân, mọi người cùng tham khảo nhé.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top